Vụ khai thác đất mặt ruộng ở Vĩnh Long: Vẫn khảo sát, chưa có hướng xử lý

AN NHIÊN |

Liên quan đến tình trạng khai thác đất mặt ruộng diễn ra tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, đến nay 45 ngày, địa phương này vẫn còn trong quá trình khảo sát.

Ngày 17.4, phóng viên Báo Lao Động có chuyến khảo sát thực tế cùng Phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn (NNPTNT), Phòng Tài nguyên và Môi trường (TNMT) huyện Long Hồ tại các hộ dân có khai thác đất mặt ruộng ở ấp Phước Trinh, xã Long Phước, huyện Long Hồ.

 
Phòng NNPTNT và Phòng TNMT huyện Long Hồ khảo sát tại các hộ dân có khai thác đất mặt ruộng. Ảnh: Hoàng Lộc

Tại đây, các hộ dân trình bày lý do khai thác đất mặt ruộng là để giảm bớt phần đất gò, giúp sản xuất lúa những vụ tiếp theo được tốt hơn.

Ông Sáu Lượm, một hộ dân khai thác đất mặt ruộng với diện tích 2.000 m2 giải thích nguyên nhân lấy đất mặt ruộng cho đất thấp xuống để giảm bớt lúa lộn, chuột cắn phá.

Ông Hai Thắng cũng ấp Phước Trinh, xã Long Phước, huyện Long Hồ cho biết, do nhà ông có máy xới nên bà con nhờ lấy lớp đất mặt để cải tạo đất ruộng cho thấp xuống chứ gò cao làm lúa không trúng. Đất sau khi lấy về, ông cũng để lấp vào mương, vườn cho cao lên một chút và cải tạo cho đất trũng của nhà mình.

“Bà con cho nhiều, lấy về để đây dùng không hết rồi cho mấy đứa con. Còn bà con hàng xóm ai muốn dùng lại, tôi bán rẻ chủ yếu lấy tiền xăng, dầu thôi. 1 xe ba gác cũng có một trăm nghìn” - ông Hai Thắng cho biết thêm.

Ông 2 Thắng nói tiếp: “Tôi đâu biết việc khai thác đất mặt ruộng là cần phải báo với chính quyền địa phương. Việc bà con ở đây cho đất mặt ruộng đã có từ mấy năm trước”.

 
Đất mặt ruộng khai thác từ sau vụ lúa Đông - Xuân 2023 đến nay vẫn còn ở điểm tập kết. Ảnh: Hoàng Lộc

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Hồ Thế Nhu - Trưởng NNPTNT huyện Long Hồ - cho hay: “Qua phản ánh của báo, đài về tình hình khai thác đất mặt ruộng trên địa bàn huyện Long Hồ, Phòng NNPTNT huyện cùng phòng TNMT đã tiến hành khảo sát, nhận thấy trên địa bàn huyện có một số diện tích đất gò cao, nên việc canh tác đất ruộng không đảm bảo vì nhiều lý do như chuột, lúa cỏ, nước lên không tới ảnh hưởng sản xuất rất lớn. Chính vì vậy, người dân cho đất mặt ruộng đến những ai có phương tiện khai thác để mặt ruộng bằng so với các mặt ruộng tương tự”.

Trưởng Phòng NNPTNT huyện Long Hồ thông tin thêm, qua khảo sát, trà lúa vụ hè thu này vẫn phát triển tốt. Về hướng cải tạo đất lâu dài, đề nghị bà con có đất gò phải xin phép chính quyền địa phương cải tạo như thế nào để đảm bảo canh tác lúa cũng như đảm bảo về vấn đề khai thác khoáng sản tài nguyên đất trên địa bàn huyện Long Hồ đúng quy định pháp luật và canh tác cho tốt.

Khi phóng viên Báo Lao Động đề nghị UBND huyện Long Hồ trao đổi, làm rõ các vấn đề như: Ai là người chịu trách nhiệm về việc người dân khai thác đất mặt ruộng tại các địa phương trên địa bàn; hướng giải quyết vấn đề khai thác đất mặt ruộng thế nào? Vì sao công tác khảo sát việc khai thác đất mặt ruộng trên địa bàn từ đầu tháng 3.2023 đến nay chưa kết thúc và chưa có hướng xử lý?... bà Phan Thị Mỹ Hạnh - Chủ tịch UBND huyện Long Hồ - từ chối trả lời và cho biết sẽ trả lời bằng văn bản sau.

AN NHIÊN
TIN LIÊN QUAN

Vụ công khai mua bán đất mặt ruộng: Huyện Long Hồ cương quyết ngăn chặn

HOÀNG LỘC |

Sau loạt bài phản ánh việc khai thác đất mặt ruộng của người dân trên địa bàn huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long vào cuối tháng 2, đầu tháng 3 vừa qua, Chủ tịch UBND huyện Long Hồ đã chỉ đạo dừng vận chuyển hơn 8.000 m3 đất mặt ruộng tại các điểm tập kết chờ xin ý kiến cấp trên xử lý các trường hợp vi phạm.

Bán đất mặt ruộng ở Vĩnh Long: Phải mất 5-7 năm mặt ruộng mới phục hồi

Hoàng Lộc |

Việc nông dân các xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long bán đất mặt ruộng để thu lợi trước mắt nhưng tiềm ẩn tác hại lâu dài, phải mất từ 5-7 năm đất mới có thể phục hồi.

Rầm rộ, công khai mua bán đất mặt ruộng ở Vĩnh Long

Hoàng Lộc |

Hơn 1 tháng nay, tình trạng mua bán mặt đất ruộng diễn ra công khai tại các xã trên địa bàn huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Tập đoàn Dabaco đã bị tỉnh Bắc Ninh xử phạt hành chính

Trần Tuấn |

Bắc Ninh - Đưa công trình là tòa nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm vào sử dụng khi chưa nghiệm thu, Tập đoàn Dabaco đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

Lo ngại về chất lượng nhiều gói thầu dịch vụ công ích tại Cao Bằng

Tân Văn |

Liên tiếp từ năm 2019 đến nay, Công ty TNHH Nga Hải đã trở thành nhà thầu trúng nhiều dự án xây lắp, dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, chất lượng của các dự án này lại đang là dấu hỏi.

Nơi cứ đến Tết Đoan Ngọ, người dân đổ xô đi tắm biển giữa trưa

Thanh Trà |

Ngày Tết Đoan Ngọ (tức 5.5 Âm lịch), hàng nghìn người dân TP Quy Nhơn (Bình Định) và các vùng lân cận đổ xô đi tắm biển vào chính Ngọ.

Chưa phát hiện được dấu chân, phân hổ để lại trong rừng tại Quảng Bình

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sau khi nhận được thông tin từ người dân về việc phát hiện một cá thể hổ, lực lượng kiểm lâm đã đến kiểm tra nhưng chưa phát hiện dấu chân, phân hổ để lại.

Vụ công khai mua bán đất mặt ruộng: Huyện Long Hồ cương quyết ngăn chặn

HOÀNG LỘC |

Sau loạt bài phản ánh việc khai thác đất mặt ruộng của người dân trên địa bàn huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long vào cuối tháng 2, đầu tháng 3 vừa qua, Chủ tịch UBND huyện Long Hồ đã chỉ đạo dừng vận chuyển hơn 8.000 m3 đất mặt ruộng tại các điểm tập kết chờ xin ý kiến cấp trên xử lý các trường hợp vi phạm.

Bán đất mặt ruộng ở Vĩnh Long: Phải mất 5-7 năm mặt ruộng mới phục hồi

Hoàng Lộc |

Việc nông dân các xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long bán đất mặt ruộng để thu lợi trước mắt nhưng tiềm ẩn tác hại lâu dài, phải mất từ 5-7 năm đất mới có thể phục hồi.

Rầm rộ, công khai mua bán đất mặt ruộng ở Vĩnh Long

Hoàng Lộc |

Hơn 1 tháng nay, tình trạng mua bán mặt đất ruộng diễn ra công khai tại các xã trên địa bàn huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.