Vợ chồng thương binh già không nhà

LỤC TÙNG |

Gửi lại một phần thân thể trong kháng chiến chống Mỹ, nay bước qua tuổi 80 nhưng vợ chồng thương binh Nguyễn Văn Đúng (1934), Nguyễn Thị Trước (1935), ngụ ấp Cống Tre, xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương, vẫn sống chật vật trong căn chòi tạm bợ tự tạo vì chưa có được căn nhà đúng nghĩa dành cho người có công. Chuyện bắt nguồn từ thủ tục “hành… là chính” của các cơ quan chức năng.

Chòi… thương binh

Theo “đơn cầu cứu khẩn cấp”, chúng tôi đến… nhưng nếu không có đồng đội của ông Đúng trực tiếp dẫn đường, không tài nào hình dung căn chòi tạm bợ bên bờ kênh Lẩu Mắm (tổ 10, ấp Cống Tre) là tổ ấm của vợ chồng “đại lão” thương binh Đúng, Trước. Bên trong cơ ngơi thấp bé (3m x 5m) là khung cảnh “đau đớn lòng”…

Dù không có nhiều gia dụng tối thiểu, nhưng căn chòi vẫn ngột ngạt và chật chội. Ngay cạnh chiếc giường đơn sơ nơi ông Đúng nằm liệt giường từ 5 năm nay vì chứng tai biến, là bếp nấu ăn với tất cả nồi, chảo, tô, chén… Mỗi khi nấu nướng là tất cả âm thanh, mùi vị tràn ngập… và tôi đã chạnh lòng khi nghe hành trình hình thành “chòi thương binh”. 

Ông bà Đúng có nhiều con, nhưng do hoàn cảnh lịch sử của chiến tranh, nên lâu nay các anh chị sống bằng nghề làm thuê, không có khả năng phụ giúp cha, mẹ. Trong số này chỉ có vợ chồng chị Nguyễn Thị Nguyệt, anh Lữ Văn Thiệu (rể) là tạm gọi đủ ăn. Thấy cha, mẹ khó khăn chỗ ở, vợ chồng chị Nguyệt tận dụng cây có sẵn và mua thiếc cũ về dựng chòi… Dù bản thân vợ chồng chị Nguyệt không thật hài lòng, nhưng đó là tất cả những gì vợ chồng chị có thể.

Mấy tháng nay, bệnh cũ chồng trở nặng, bà Trước đưa ông vào BVĐK huyện Kiên Lương điều trị. Nhìn bà lão mang trong mình 13 vết thương với đôi tai điếc nặng, chăm sóc ông lão nằm liệt giường và không nói được, ai cũng không kềm được cảm xúc. Còn tôi, phải cố giấu đi giọt nước mắt ngay sau khi nghe bà lo: Nhà cửa xập xệ, lỡ ông ra đi, không biết ma chay ở đâu?

“Chòi... thương binh” của vợ chồng “đại lão” thương binh tá túc suốt 5 năm qua. 

Quan sai một ly, thương binh đi một dặm

Thực ra ông, bà Đúng từng có “Nhà tình nghĩa”, nhưng cách làm tắc trách của cơ quan chức năng, đã đẩy ông bà đến cảnh khốn khó như hiện nay. Năm 2007, Hội Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Kiên Giang (HLHCTCHNKG) hỗ trợ UBMTTQ xã Kiên Bình cất cho ông, bà căn nhà trị giá 22 triệu đồng, nhưng lại gắn biển “Nhà tình nghĩa”. Và cũng từ điểm sai này đã đưa vợ chồng “đi một dặm”. Sau thời gian sử dụng, căn nhà bị thiên tai gây hỏng nặng. Nhiều lần cầu cứu lên lãnh đạo địa phương mà chưa được hỗ trợ, ông bà phải bỏ nhà để tránh tai họa có thể ập xuống bất cứ lúc nào. 

Trả lời câu hỏi vì sao chậm sửa nhà cho ông, bà Đúng, ông Ngô Văn Nam - Chủ tịch UBND Kiên Bình, cho biết: “Lúc đầu nghe báo là “Nhà tình nghĩa” nên chờ kinh phí sửa chữa theo quy định. Gần đây khi làm việc với Thanh tra huyện, phát hiện quyết định của UBMTTQ xã Kiên Bình sử dụng sai thuật ngữ “Nhà tình nghĩa” thì lại vướng đất ông, bà đang bị tranh chấp”. Thực tế chứng minh: Không phải vậy. Bên trên biển công trình “Nhà tình nghĩa” ngay mặt tiền căn nhà ghi rõ tên đơn vị hỗ trợ là HLHCTCHNKG; mặt khác, gia đình vẫn giữ nguyên quyết định trao nhà của UBMTTQ xã Kiên Bình. Nói cách khác, nếu có một lần vào thăm hỏi, chắc chắn sẽ nhận ra sự thật của cái gọi là “Nhà tình nghĩa”. Chuyện “đất đang tranh chấp” cũng thế. Đất vợ chồng ông Đúng ở có bị tranh chấp, nhưng từ tháng 8.2014, trong Quyết định 1983/QĐ-UBND, Chủ tịch UBND huyện Kiên Lương Đặng Hồng Sơn đã công nhận cho cho ông Đúng được quyền sử dụng 728,61m2. Điều này cũng đồng nghĩa: Ông bà Đúng đủ điều kiện để được cấp “Nhà tình nghĩa” dành cho người có công từ tháng 8.2014.

Quá trình chúng tôi tìm hiểu sự việc, địa phương nhanh chóng liên lạc với gia đình... Ông Nam xác nhận: “Đang xúc tiến để cất “Nhà tình nghĩa” cho ông bà trong thời gian sớm nhất”. Mong điều ấy sẽ đến!

LỤC TÙNG
TIN LIÊN QUAN

Dân Hà Nội không đội mũ bảo hiểm, vô tư kẹp ba, kẹp bốn ngày mùng 3 Tết

Linh Chi - Dương Anh |

Theo ghi nhận của phóng viên, trong ngày mùng 3 Tết tại Hà Nội nhiều người dân vô tư không đội mũ bảo hiểm, kẹp ba, kẹp bốn khi đi du Xuân.

Con ơi, nhớ lấy mùng ba Tết thầy!

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa) |

“Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy”. Đó là truyền thống quí báu của dân tộc ta. Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” được lưu truyền từ đời này sang đời khác cho dù cuộc sống có nhiều đổi thay.

Góc nhìn lạc quan về thị trường bất động sản Việt Nam năm 2023

ANH HUY |

Mặc dù thị trường bất động sản đang có nhiều khó khăn nhưng không ít chuyên gia cho rằng, một số yếu tố nền tảng của Việt Nam đang được giữ ở mức tốt, tiêu chuẩn sống cao hơn. Tất cả đã và đang là điểm sáng để kỳ vọng vào thị trường bất động sản thời gian tới.

Thị trường chứng khoán diễn biến ra sao sau Tết Nguyên đán?

Thái Mạnh |

Sau dịp Tết Nguyên đán, các chuyên gia dự báo, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có thể bứt đà tăng trưởng nhờ mức định giá hấp dẫn, cùng với đó là hoạt động công bố kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong thời gian tới, giúp thúc đẩy dòng tiền tham gia thị trường mạnh hơn.

Không phát huy thế mạnh của thời kỳ dân số vàng sẽ là lãng phí rất lớn

PHẠM ĐÔNG |

Theo đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa, nếu chúng ta không có chính sách để tận dụng thời cơ và phát huy thế mạnh của thời kỳ dân số vàng thì đây sẽ là lãng phí rất lớn, có tác động tiêu cực về nhiều mặt và kéo dài qua nhiều thế hệ.

Mở cửa xuyên Tết, chủ quán bún riêu bán cả tạ bún mỗi ngày

Anh Tuấn - Văn Thắng |

Từ sáng mùng 3 Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhiều quán bún, phở tại Hà Nội đã bắt đầu mở cửa và thu hút rất đông thực khách.

Châu Á chìm sâu trong giá rét suốt 3 ngày Tết Nguyên đán

Thanh Hà |

Hàn Quốc trải qua ngày lạnh nhất trong năm vào mùng 3 Tết Nguyên đán trong khi Trung Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ... cũng trải qua đợt giá rét kỷ lục.

Cửa hàng bán gà cúng đắt khách sáng mùng 3 Tết ở TPHCM

NGỌC LÊ - THANH VŨ |

TPHCM - Ngày 24.1 (mùng 3 Tết), nhiều người dân đã có mặt tại các cửa hàng bán gà cúng, giá bán gà cùng đắt hơn so với ngày thường.