Vì sao vùng giáp ranh Gia Lai - Đắk Lắk -Phú Yên thành điểm nóng phá rừng?

THANH TUẤN |

Gia Lai - Từ năm 2017 đến nay, cơ quan chức năng 3 tỉnh Gia Lai - Đắk Lắk - Phú Yên đã khởi tố hình sự hàng chục vụ phá rừng, xâm hại, lấn chiếm đất rừng tại các khu vực rừng giáp ranh.

Ngày 28.6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) tỉnh Gia Lai cho biết, vùng rừng giáp ranh 3 tỉnh Gia Lai - Đắk Lắk - Phú Yên còn nhiều loại gỗ có giá trị kinh tế cao nên đã xảy ra nhiều vụ phá rừng nghiêm trọng. Lâm tặc đe dọa, chống đối lực lượng kiểm lâm, bảo vệ rừng khi bị phát hiện, bắt giữ gỗ lậu. Các vụ việc không có dấu hiệu thuyên giảm mà ngày càng diễn biến phức tạp.

Từ năm 2017 đến nay, 3 tỉnh vùng giáp ranh đã tổ chức tổng cộng 309 đợt tuần tra, truy quét, phát hiện 252 vụ việc vi phạm gồm: 36 vụ phá rừng trái pháp luật, 4 vụ khai thác rừng trái pháp luật, 89 vụ tàng trữ lâm sản trái pháp luật và 123 vụ vận chuyển lâm sản trái pháp luật.

Tại vùng giáp ranh với tỉnh Phú Yên, Kiểm lâm đã tổ chức 56 đợt tuần tra, truy quét, phát hiện, xử lý 32 vụ vi phạm (28 vụ hành chính, 4 vụ hình sự). Tại vùng giáp ranh với tỉnh Đắk Lắk, tổ chức 253 đợt tuần tra, kết quả phát hiện, xử lý 220 vụ vi phạm (194 vụ hành chính, 26 vụ hình sự).

Ông Nguyễn Văn Hoan - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Gia Lai - cho biết, vùng rừng giáp ranh 3 tỉnh trải dài hơn 100km, tập trung nhiều loại gỗ quý hiếm, giá trị kinh tế cao. Đường giao thông thuận lợi, hệ động thực vật đa dạng nên rừng dễ bị xâm hại. Trong khi đó, nhiều nơi không có điện lưới, sóng điện thoại di động, không đường đi lại nên gây khó khăn cho lực lượng kiểm lâm, bảo vệ rừng.

Rừng các huyện như Krông Pa (Gia Lai), huyện Sông Hinh (Phú Yên) và huyện Krông Năng (Đắk Lắk) có gỗ và hệ động thực vật đa dạng như: Trắc, Cẩm, Hương, Gõ, Giổi, Căm xe, Quế, Sâm đất, Mật nhân, Nấm Linh chi, Hoàng đẳng sâm, Voi, Rắn hổ mang chúa, Cheo cheo... Chính vì vậy, rừng trở thành điểm nóng và lâm tặc luôn manh động, sẵn sàng dùng vũ lực chống trả lại lực lượng chức năng.

Để bảo vệ tốt vùng khu vực rừng giáp ranh, Chi cục Kiểm lâm ba tỉnh Gia Lai - Đắk Lắk - Phú Yên cần làm tốt hơn nữa công tác giáo dục chính trị tư tưởng, làm trong sạch nội bộ, phòng chống các biểu hiện bao che, dung túng, thiếu trách nhiệm của lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng.

Tích cực phối hợp, trao đổi thông tin giữa 3 tỉnh để bảo vệ rừng, khởi tố, xử lý nghiêm các vụ vi phạm pháp luật.

THANH TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Nước "treo", đất khát, nhưng không thể phá rừng làm vùng tưới

THANH TUẤN |

Vùng tưới cho dự án đại thủy nông Ia Mơr, huyện Chư Prông, Gia Lai gặp khó vì vướng chuyển đổi 4.700ha đất có rừng. Trong khi các ban ngành tham mưu chưa có quan điểm thống nhất để giải quyết vấn đề vùng tưới thì chủ đầu tư đang theo dõi tích cực các vết nứt nẻ, sạt trượt dọc theo hệ thống kênh của đại thủy nông 3.000 tỉ đồng.

Phá rừng phòng hộ để trồng keo tại Quảng Bình: Xử lý nghiêm theo quy định

PHI LONG - ĐỨC TUẤN |

QUẢNG BÌNH - Ngày 9.6, Hạt Kiểm lâm huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình) cho biết, hiện đang trong thời gian giải quyết đơn tố cáo việc phá rừng phòng hộ như báo Lao Động phản ánh, nên chưa xác định đối tượng vi phạm.

Thủ đoạn tinh vi của các đối tượng phá rừng, bao chiếm đất ở Phú Quốc

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Có đối tượng cất nhà trên đất bao chiếm để “giữ chỗ”, có đối tượng được thuê triệt hạ cây rừng ở Phú Quốc, sau đó đốt hoặc vùi lấp gỗ để phi tang và lẩn trốn vào rừng khi bị phát hiện.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Nước "treo", đất khát, nhưng không thể phá rừng làm vùng tưới

THANH TUẤN |

Vùng tưới cho dự án đại thủy nông Ia Mơr, huyện Chư Prông, Gia Lai gặp khó vì vướng chuyển đổi 4.700ha đất có rừng. Trong khi các ban ngành tham mưu chưa có quan điểm thống nhất để giải quyết vấn đề vùng tưới thì chủ đầu tư đang theo dõi tích cực các vết nứt nẻ, sạt trượt dọc theo hệ thống kênh của đại thủy nông 3.000 tỉ đồng.

Phá rừng phòng hộ để trồng keo tại Quảng Bình: Xử lý nghiêm theo quy định

PHI LONG - ĐỨC TUẤN |

QUẢNG BÌNH - Ngày 9.6, Hạt Kiểm lâm huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình) cho biết, hiện đang trong thời gian giải quyết đơn tố cáo việc phá rừng phòng hộ như báo Lao Động phản ánh, nên chưa xác định đối tượng vi phạm.

Thủ đoạn tinh vi của các đối tượng phá rừng, bao chiếm đất ở Phú Quốc

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Có đối tượng cất nhà trên đất bao chiếm để “giữ chỗ”, có đối tượng được thuê triệt hạ cây rừng ở Phú Quốc, sau đó đốt hoặc vùi lấp gỗ để phi tang và lẩn trốn vào rừng khi bị phát hiện.