Vì sao Grab không muốn dính vào việc thu hộ thuế từ tài xế?

Diệu Tiên |

Câu chuyện tăng thuế VAT lên 10% đối với dịch vụ xe công nghệ và mối quan hệ giữa Grab với đối tác tài xế vẫn đang tiếp tục nóng chưa thể lắng xuống.

Sau 2 cuộc họp, gặp gỡ trao đổi giữa Grab với đại diện ngành thuế cũng như Grab với đại diện các tài xế, mọi chuyện vẫn chưa thể đi đến thống nhất để khép lại.

Phía Grab thì cho rằng, họ vẫn tuân thủ các qui định trong đó có mức thuế VAT tăng lên 10%. Song vấn đề là cách thu. Grab đóng thuế cho chính Grab, nhưng việc phải thu hộ tiền thuế từ phía tài xế có hợp lí hay không là điều tranh cãi.

Grab cho rằng theo một số qui định hiện hành, các tài xế Grab đóng các loại thuế theo phương thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh cá thể. Theo logic đó, tài xế sẽ tự kê khai các khoản thuế phải có nghĩa vụ đóng cho nhà nước.

Thực ra chẳng phải Grab mà ngay cả Go-Viet trước đây (nay đổi tên thành Go-Jek), việc thu hộ thuế vẫn thường bị “dính chưởng” hiểu lầm sang thành “tăng chiết khấu”, trong khi về bản chất hai khái niệm này rất khác nhau.

Bởi chiết khấu trong mối quan hệ này là tỉ lệ ăn chia giữa Grab và đối tác tài xế (sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế VAT) trong đó gồm cả các loại phí Grab thu từ tài xế và người tiêu dùng.

Còn khấu trừ thuế, là việc Grab phải trừ khoản thuế từ doanh thu cuốc xe đối với thuế VAT, và thu nhập của tài xế (thuế thu nhập cá nhân, được thu theo phương thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh cá thể), những khoản thu hộ này sau đó được Grab đóng lại cho nhà nước.

Tuy nhiên lâu nay, giới tài xế có không ít hiểu lầm và ngờ vực, thứ nhất cho rằng đó là “tăng chiết khấu”, thứ hai là “Grab có khai thuế và đóng lại cho nhà nước hay không”… Từ đó, về mặt dư luận Grab có thể ít nhiều bị điều tiếng. Chính vì vậy, Grab cũng như các ứng dụng đặt xe nói chung, nếu thoát được trách nhiệm thu hộ này thì sẽ nhẹ gánh và cũng tránh được điều tiếng.

Tuy nhiên, với ràng buộc từ một số văn bản của Bộ Tài chính và ngành thuế, Grab cũng như một số ứng dụng đặt xe hiện không thể thoái thác được trách nhiệm thu hộ. Bởi có một thực tế là, nếu Grab cũng như các ứng dụng đặt xe khác không thu hộ, thì rất khó có phương án thu nào khả thi và triệt để hơn.

Giới tài xế xe công nghệ hiện được cho rằng trên 500.000 người, do đó việc kiểm tra, giám sát thực hiện nghĩa vụ thuế cũng rất phức tạp, nếu không muốn nói là khả năng thất thu thuế sẽ rất cao nếu để mỗi tài xế tự ý thức khai thuế, nộp thuế.

Chính vì thế, việc Grab chưa hoàn toàn tâm phục với việc bị giao trách nhiệm thu hộ cũng một phần do các văn bản “giao trách nhiệm” còn thiếu rõ ràng. Nếu giao cho “đầu mối cung cấp dịch vụ” thì có thể hiểu ở đây gồm Grab và cả tài xế. Và tài xế cũng là đầu mối thu tiền nếu hành khách trả cước phí trực tiếp bằng tiền mặt.

Như vậy, một cách xác đáng hơn, Grab chính là đầu mối hạch toán các nguồn thu, thu nhập từ việc cung cấp dịch vụ, cho dù khoản thu đó được tài xế nhận trực tiếp từ khách hàng trả bằng tiền mặt.

Sự tranh cãi từ trường hợp Grab đang xảy ra cũng cho thấy một vấn đề, là hành lang pháp lí xung quanh các mô hình kinh doanh mới cho đến nay vẫn còn thiếu, chưa hoàn thiện.

Diệu Tiên
TIN LIÊN QUAN

Tăng thuế VAT xe công nghệ, ai được và ai thiệt nhiều nhất?

Thế Lâm |

Sau khi mức thuế VAT tăng lên 10% đối với dịch vụ xe công nghệ, giới tài xế “kêu” rằng họ bị thất thu nhiều hơn. Để bù lại, Grab ngay lập tức tăng cước phí.

Thuế VAT trước đây 3%, nay lên 10%, còn 7% đã đi về đâu?

Thế Lâm |

Tiếp tục bàn luận về mức thuế VAT dịch vụ xe công nghệ tăng lên 10%, thạc sĩ luật Lê Minh Khoa (Đại học Jean Moulin Lyon III, Cộng hòa Pháp) khẳng định, về nguyên tắc giá cước của Grab hay các ứng dụng khác khi thu của người tiêu dùng là giá cost, đã bao gồm khoản thuế VAT trong đó.

Tổng cục Thuế và Grab trao đổi gì trong cuộc họp riêng?

Lan Hương |

Tổng cục Thuế vừa có buổi làm việc với đại diện Grab về các vấn đề thu thuế của Nghị định 126. Cuộc họp diễn ra sau khi sự việc nhiều tài xế Grab tụ tập tại trụ sở GrabBike để phản đối việc đơn vị này tăng chiết khấu thuế VAT lên đối tác tài xế.

Thuế VAT xe công nghệ 10%, tài xế “kêu”, tiền thuế là của ai?

Thế Lâm |

Theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, từ ngày 5.12, mức thuế VAT đối với dịch vụ xe công nghệ tăng lên 10%.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Tăng thuế VAT xe công nghệ, ai được và ai thiệt nhiều nhất?

Thế Lâm |

Sau khi mức thuế VAT tăng lên 10% đối với dịch vụ xe công nghệ, giới tài xế “kêu” rằng họ bị thất thu nhiều hơn. Để bù lại, Grab ngay lập tức tăng cước phí.

Thuế VAT trước đây 3%, nay lên 10%, còn 7% đã đi về đâu?

Thế Lâm |

Tiếp tục bàn luận về mức thuế VAT dịch vụ xe công nghệ tăng lên 10%, thạc sĩ luật Lê Minh Khoa (Đại học Jean Moulin Lyon III, Cộng hòa Pháp) khẳng định, về nguyên tắc giá cước của Grab hay các ứng dụng khác khi thu của người tiêu dùng là giá cost, đã bao gồm khoản thuế VAT trong đó.

Tổng cục Thuế và Grab trao đổi gì trong cuộc họp riêng?

Lan Hương |

Tổng cục Thuế vừa có buổi làm việc với đại diện Grab về các vấn đề thu thuế của Nghị định 126. Cuộc họp diễn ra sau khi sự việc nhiều tài xế Grab tụ tập tại trụ sở GrabBike để phản đối việc đơn vị này tăng chiết khấu thuế VAT lên đối tác tài xế.

Thuế VAT xe công nghệ 10%, tài xế “kêu”, tiền thuế là của ai?

Thế Lâm |

Theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, từ ngày 5.12, mức thuế VAT đối với dịch vụ xe công nghệ tăng lên 10%.