Vay tiền qua app: Thêm nạn nhân ở Đà Nẵng “cầu cứu”

THUỲ TRANG |

Sau loạt bài phản ánh về việc “Vay tiền qua app” bị biến tướng thành tín dụng đen, Báo Lao Động tiếp tục nhận được đơn thư tố cáo và “cầu cứu” của nạn nhân tại Đà Nẵng.

Vay bên này trả bên kia

Anh Đ.Q.L (ngụ quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) vừa có đơn thư gửi Báo Lao Động, tố cáo thủ đoạn của các đối tượng cho vay tiền qua app trên điện thoại thông minh và website.

Cũng với các chiêu thức tương tự nhau là cho vay tiền, tính lãi suất 40%, tính lãi theo luỹ kế, không thông tin rõ ràng ngay từ đầu cho người vay…, các app vay tiền đã biến anh L cùng nhiều người khác thành con nợ với số tiền từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng. Chưa kể, các app này còn “liên kết" với nhau để mời chào “khách hàng” vay tiền bên này để trả bên kia, dẫn đến cảnh nợ chồng nợ.

Anh L. cho hay, tháng 7.2019, vì cần một khoản tiền chi tiêu cá nhân, anh đã tải app vay tiền và thực hiện vay 2 triệu đồng. Tuy nhiên, số tiền thực nhận của anh chỉ hơn 1 triệu đồng. Về sau, phía cho vay mới báo số tiền còn lại là tiền lãi, được thu ngay khi cho vay. Và theo quy định, sau 7 hoặc 14 ngày tuỳ vào gói vay, anh L. phải trả đủ số tiền yêu cầu vay ban đầu là 2 triệu đồng.

Vì cần tiền và thấy các app cho vay nhanh chóng, không cần điều kiện nhiều nên anh L. cũng cố gắng tìm cách trả đủ các khoản nợ. Tuy nhiên thời gian sau đó, vì để quá hạn nên số nợ của anh cứ tăng dần.

“Lúc này, tôi tìm hiểu thì được biết có những công ty tài chính chính danh, cho vay tiêu dùng với lãi suất thấp, được trả góp hàng tháng nên tôi đã quyết định vay số tiền 30 triệu để trả dứt điểm số nợ với các app” – anh L. kể.

Tuy nhiên, đến đầu năm 2020, trong thời điểm dịch bệnh COVID-19, do phải tạm ngừng việc, kinh tế gặp khó khăn, anh L. tiếp tục vay tiền qua một số app và website. Khác với lần trước, đợt vay này khi anh L. chỉ mới quá hạn vài ngày, số tiền nợ đã được cộng vào từ 75 đến 125 nghìn đồng/ngày.

 
Chỉ với khoản vay 2 triệu đồng, nhiều người đang phải gánh số nợ cả chục triệu đồng khi vay qua app. Ảnh: Thuỳ Trang

“Từ số tiền thực vay là 8 triệu thì chỉ vài ngày sau đã lên 12 triệu. Đến nay, khoản nợ của tôi bị các app báo về đã là 50 triệu đồng, chưa kể mỗi ngày họ còn phạt tiền. Đây đều là những điều khoản chúng tôi chưa bao giờ được biết trước.

Sau đó, nhiều nhân viên của các app cho vay tiền khác liên hệ với tôi, mời vay tiền. Do số tiền nợ năm 2019 vẫn còn, tôi đang phải cố kiếm mỗi tháng gần 2 triệu đồng để trả góp nên với khoản nợ lần này, tôi đánh liều vay bên này để trả bên kia. Đến lúc, số nợ của các bên cứ tăng lên mỗi ngày theo kiểu lãi mẹ đẻ lãi con, tôi mất khả năng chi trả” – anh L. nói.

Tắt chuông điện thoại, không dám bắt máy số lạ

Gặp anh L. sau buổi tan ca, gương mặt nam thanh niên chưa đầy 30 tuổi nhưng có đôi mắt thâm quầng. Thậm chí dù biết chính xác người mình đang tiếp xúc là ai nhưng suốt cuộc trò chuyện, anh L. vẫn tỏ ra e dè, lo lắng.

“Mấy tháng qua, mỗi ngày tôi nhận được hơn 100 cuộc gọi từ nhiều số khác nhau. Gia đình, bạn bè của tôi cũng bị họ gọi điện, nhắn tin mỗi ngày. Lúc thì nhờ người thân nhắn tôi trả nợ, lúc thì yêu cầu trả nợ thay tôi, lúc thì họ dùng ảnh của tôi ghép vào những lời chửi bới, gửi cho bạn bè tôi. Đêm qua, lúc 1 giờ khuya, 3 số điện thoại lạ vẫn gọi vào máy” – anh L. kể.

Cũng chính vì vậy, nhiều tháng nay điện thoại của anh luôn phải tắt chuông, anh L. cũng không bắt máy khi có số lạ gọi đến, không lưu số điện thoại của người nào mới quen, xoá zalo, dùng nhiều số điện thoại khác nhau để liên lạc.

“Tôi nghe nói đã có vợ chồng ly hôn vì không chịu được áp lực. Có trường hợp đến chết rồi vẫn bị họ gọi điện đòi nợ, đe doạ. Trong sự việc này, đúng là lỗi ban đầu là do chúng tôi cả tin, cần vay tiền, nhưng với những gì họ làm, danh dự của tôi cũng chẳng còn nữa, nợ nần cứ nhân theo từng ngày mà công việc thì chưa ổn định.

Tôi nói hết sự việc này chỉ để mong không có thêm trường hợp nào lâm vào hoàn cảnh như mình, đồng thời góp tiếng nói để mong cơ quan chức năng có thể vào cuộc, giúp chúng tôi vượt qua cơn khủng hoảng này” – nói là vậy nhưng chính L. cũng biết, những kẻ cho vay không bao giờ ra mặt, nạn nhân thì ở ngoài sáng còn chúng ở trong tối, có muốn ba mặt một lời cũng là điều không hề dễ dàng.

THUỲ TRANG
TIN LIÊN QUAN

Thiếu tướng Trần Ngọc Hà giải thích vì sao vay tiền qua app "hút" người trẻ

Việt Dũng |

Các đối tượng rao cho vay tiền qua app – ứng dụng trực tuyến - với lãi suất 0 đồng, thấp… để thu hút những người trẻ, song thực tế khách hàng phải “mướt mồ hôi” trả nợ.

Vay tiền qua app: Bên vay và cho vay cũng có ba, bảy đường

Thế Lâm |

Thực trạng vay tiền qua app hay cho vay qua app tại Việt Nam hiện nay đang diễn ra không lành mạnh, thậm chí gây ra nhiều hệ lụy cho các cá nhân, người thân, gia đình của họ cũng như xã hội. Bên cho vay và cả bên vay cũng có ba, bảy đường cho nên tình hình càng trở nên phức tạp.

Vay tiền qua app: Công nhân bị ghép ảnh tục tĩu để bêu xấu vì chậm trả nợ

ĐÌNH TRỌNG |

Dịch bệnh kéo dài, một số công nhân lao động ở Bình Dương đã lỡ vay tiền qua app để chi tiêu. Chỉ ít ngày sau, người vay phải nếm "trái đắng" khi lãi mẹ đẻ lãi con, không thể chi trả và bị nhục mạ, nói xấu.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Thiếu tướng Trần Ngọc Hà giải thích vì sao vay tiền qua app "hút" người trẻ

Việt Dũng |

Các đối tượng rao cho vay tiền qua app – ứng dụng trực tuyến - với lãi suất 0 đồng, thấp… để thu hút những người trẻ, song thực tế khách hàng phải “mướt mồ hôi” trả nợ.

Vay tiền qua app: Bên vay và cho vay cũng có ba, bảy đường

Thế Lâm |

Thực trạng vay tiền qua app hay cho vay qua app tại Việt Nam hiện nay đang diễn ra không lành mạnh, thậm chí gây ra nhiều hệ lụy cho các cá nhân, người thân, gia đình của họ cũng như xã hội. Bên cho vay và cả bên vay cũng có ba, bảy đường cho nên tình hình càng trở nên phức tạp.

Vay tiền qua app: Công nhân bị ghép ảnh tục tĩu để bêu xấu vì chậm trả nợ

ĐÌNH TRỌNG |

Dịch bệnh kéo dài, một số công nhân lao động ở Bình Dương đã lỡ vay tiền qua app để chi tiêu. Chỉ ít ngày sau, người vay phải nếm "trái đắng" khi lãi mẹ đẻ lãi con, không thể chi trả và bị nhục mạ, nói xấu.