Văn hóa livestream: Từ sự lôi kéo đám đông đến sự tôn sùng "ngôi sao"

Thế Lâm |

Gần đây, khi thủ môn Tấn Trường của Đội tuyển bóng đá Việt Nam livestream đến khuya giao lưu với người hâm mộ trên TikTok, đã nhận được không ít ý kiến không đồng tình từ người hâm mộ.

Việc không ít ý kiến không đồng tình với Tấn Trường khi anh livestream trên TikTok không liên quan nhiều đến vấn đề văn hóa livestream, mà chủ yếu cho rằng, vì sao anh không để thời gian nghỉ ngơi, suy nghĩ thêm về chuyên môn trong thời gian đang tập trung ở tuyển thi đấu vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực Châu Á.

Sự “nhắc nhở” đó với Tấn Trường không phải là không có lý, và càng không phải là thừa. Điều đó không chỉ cho thấy, người hâm mộ mong muốn một tuyển thủ, thứ nhất là cần tuân thủ về giờ giấc nghỉ ngơi cũng như cần tập trung cao độ cho chuyên môn, công việc. Đó chính là yêu cầu về tính chuyên nghiệp đối với một tuyển thủ, trong đó bao hàm cả yếu tố sử dụng mạng xã hội cũng cần chuẩn mực chứ không nên đi quá giới hạn.

Không ai cấm các cá nhân livestream, từ livestream bán hàng cho đến livestream để giới thiệu, giao lưu với người hâm mộ.

Nhưng livestream với các nội dung đi quá giới hạn, dùng livestream làm phương tiện để đả kích, xúc phạm, thậm chí vu khống, bôi nhọ người khác, chính là vấn đề nổi cộm và trở nên nóng bỏng gần đây và trên thực tế cũng đã xảy ra không ít vụ.

Hoặc giả, có những phiên livestream khéo che đậy hơn, nhằm “mượn gió bẻ măng”, lợi dụng livestream về các vấn đề liên quan tới người khác để đánh bóng cho hình ảnh của mình.

Chưa bao giờ từ trước tới nay, “thế giới livestream” trở nên đầy phức tạp và thách thức như hiện nay. Không ít người, bỗng dưng trở thành “ngôi sao livestream” vì thu hút được nhiều người theo dõi, từ đó dẫn dắt công chúng của họ vào những câu chuyện nghe có vẻ hấp dẫn nhưng chưa rõ đúng sai, thực hư ra sao. Song đối với nhiều người xem bình thường, họ không đủ thông tin để phân minh, vì thế rất dễ bị lôi kéo theo và trở thành fan ủng hộ một cách mù quáng, bất chấp.

Vụ việc mới đây, một học sinh bị xử phạt vì xem livestream xong rồi trở nên tôn sùng một “ngôi sao livestream” và đi tấn công một tờ báo điện tử đã cho thấy hệ lụy đó.

Văn hóa livestream đang diễn biến đầy phức tạp trong thực trạng chung của văn hóa Internet 2.0.

Trên “thế giới phẳng” đó, nhiều người đã đánh đồng sự nổi tiếng với việc thu hút, lôi kéo được đông người theo dõi bằng cách đề cập tới về những nội dung, thông tin đám đông thích nghe và tò mò.

Sự nổi tiếng đó lại tiếp tục bị ngộ nhận là một loại khả năng, tài năng, dẫn đến sự tôn sùng chính bản thân mình của cá nhân chủ thể livestream và từ những người theo dõi trên mạng xã hội.

Môi trường livestream có lành mạnh, chuẩn mực được hay không không chỉ cần có chế tài pháp luật mà còn cần thêm yếu tố đạo đức, hành vi hành xử ở mỗi streamer cũng như người theo dõi.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Bình Dương sẽ làm việc với Youtuber tại buổi livestream của bà Phương Hằng

ĐÌNH TRỌNG |

BÌNH DƯƠNG - Sở Thông tin và Truyền thông Bình Dương đã có thư mời 1 Youtuber liên quan đến nội dung phát ngôn trong buổi livestream của bà Nguyễn Phương Hằng và ông Huỳnh Uy Dũng gây xôn xao dư luận.

Từ sự việc bà Nguyễn Phương Hằng: Quy định mới về livestream sẽ thế nào?

Trần Tuấn |

Theo Dự thảo sửa đổi Nghị định 72, các tài khoản livestream trên mạng xã hội phải đăng ký thông tin liên hệ với Bộ Thông tin và truyền thông (Bộ TTTT); các nội dung livestream vi phạm pháp luật phải gỡ bỏ chậm nhất là 3 giờ kể từ thời điểm có yêu cầu của Bộ...

Xử lý nghiêm những livestream có dấu hiệu vi phạm pháp luật

Đ.Trọng- B.Ngọc |

Hành vi sử dụng mạng xã hội để livestream không bị pháp luật cấm. Tuy nhiên nhiều cá nhân đã lợi dụng hình thức này nhằm vu khống, làm nhục người khác. Đây là hành vi bị cấm theo các quy định của pháp luật và cần bị xử lý nghiêm minh.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Bình Dương sẽ làm việc với Youtuber tại buổi livestream của bà Phương Hằng

ĐÌNH TRỌNG |

BÌNH DƯƠNG - Sở Thông tin và Truyền thông Bình Dương đã có thư mời 1 Youtuber liên quan đến nội dung phát ngôn trong buổi livestream của bà Nguyễn Phương Hằng và ông Huỳnh Uy Dũng gây xôn xao dư luận.

Từ sự việc bà Nguyễn Phương Hằng: Quy định mới về livestream sẽ thế nào?

Trần Tuấn |

Theo Dự thảo sửa đổi Nghị định 72, các tài khoản livestream trên mạng xã hội phải đăng ký thông tin liên hệ với Bộ Thông tin và truyền thông (Bộ TTTT); các nội dung livestream vi phạm pháp luật phải gỡ bỏ chậm nhất là 3 giờ kể từ thời điểm có yêu cầu của Bộ...

Xử lý nghiêm những livestream có dấu hiệu vi phạm pháp luật

Đ.Trọng- B.Ngọc |

Hành vi sử dụng mạng xã hội để livestream không bị pháp luật cấm. Tuy nhiên nhiều cá nhân đã lợi dụng hình thức này nhằm vu khống, làm nhục người khác. Đây là hành vi bị cấm theo các quy định của pháp luật và cần bị xử lý nghiêm minh.