Ùn tắc giao thông ở Hà Nội vẫn là “vấn nạn” chưa có lời giải

VƯƠNG TRẦN |

Hà Nội đã có tuyến buýt nhanh BRT đầu tiên, nhiều tuyến đường được mở rộng và xây mới… tuy nhiên ùn tắc giao thông vẫn là vấn nạn chưa có lời giải.

Tắc đường triền miên, giải quyết chỗ này mọc thêm chỗ khác

Từ nhiều năm nay, tình trạng ùn tắc giao thông trên nhiều con đường, tuyến phố của Thủ đô Hà Nội đang trở thành "nỗi khổ không của riêng ai". Hà Nội đã có tuyến buýt nhanh BRT đầu tiên, nhiều tuyến đường được mở rộng và xây mới… tuy nhiên ùn tắc giao thông vẫn là vấn nạn chưa có lời giải.

Theo ghi nhận thực tế của nhóm PV Báo Lao Động, tuyến đường Tố Hữu - Lê Văn Lương - Láng Hạ - Giảng Võ dành riêng 1/3 dành riêng để ưu tiên cho xe buýt nhanh BRT nhưng nhiều phương tiện đã phải tràn vào di chuyển ở làn này, thậm chí lao cả lên vỉa hè để có thể lưu thông. Nhiều tuyến đường khác như nút giao Kim Mã - Liễu Giai, Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ, Nguyễn Khoái đoạn Vĩnh Tuy - Vành đai 1... cũng trong tình trạng tương tự về nỗi khổ tắc đường.

Đầu năm 2020, Liên ngành Giao thông - Vận tải và Công an thành phố Hà Nội cho biết, thời gian qua đã giải quyết được 1 số điểm ùn tắc nhưng lại cũng phát sinh thêm nhiều nơi mới. Theo thống kê sơ bộ, hiện nay Hà Nội còn khoảng trên 30 điểm ùn tắc giao thông.

Ùn tắc giao thông diễn ra tại nhiều tuyến phố ở Hà Nội. Ảnh T.Vương
Ùn tắc giao thông diễn ra tại nhiều tuyến phố ở Hà Nội. Ảnh T.Vương

7 chiến lược đạt giải cuộc thi chống ùn tắc giao thông

Cách đây 3 năm, năm 2017, Hà Nội đã từng tổ chức một cuộc thi tìm kiếm ý tưởng chống ùn tắc giao thông đến năm 2025, tầm nhìn 2030 với giải thưởng lên tới hàng tỉ đồng.

Theo đó, cuộc thi này không có đơn vị đạt giải nhất. Giải nhì thuộc về liên danh Viện Quy hoạch đô thị & nông thôn Quốc gia (VIUP) - Nikken Sekkei Civi Engineering LTD (NSC) - Nikken Sekkei Reseach Institute (NSRI), giá trị giải thưởng tương đương 100.000 USD (hơn 2 tỉ đồng).

Khi đó, Sở GTVT Hà Nội cho biết, ý tưởng đọat giải Nhì đã đưa ra 7 chiến lược nhằm chống ùn tắc giao thông cho Hà Nội.

Những chiến lược được nêu ra đó là: Mở rộng đô thị phải đồng bộ với mở rộng mạng lưới giao thông, đô thị xây đến đâu phải có đường xây cùng đến đó, phát triển một cách đồng bộ;

Thứ hai, cải tạo lại hệ thống giao thông dành cho các phương tiện cá nhân, tháo gỡ những nút giao gây ách tắc giao thông, bố trí thêm các bãi đỗ xe;

Giải pháp thứ ba đó là phát triển hệ thống giao thông công cộng, cụ thể là phát triển hệ thống xe buýt nhanh BRT, hệ thống đường sắt đô thị;

Thứ tư, giải pháp mềm chuyển đổi dần nhu cầu, ý thức của người dân từ việc chuyển đổi xe máy, xe cá nhân sang phương tiện giao thông công cộng.

Thứ năm, đề ra biện pháp quản lý giao thông, những luật lệ giao thông mà mọi người phải nghiêm chỉnh chấp hành, trách ùn tắc.

Thứ sáu, phát triển đô thị theo hình thức TOD, tức là phát triển các điểm khớp nối giao thông, phát triển theo định hướng ưu tiên giao thông công cộng.

Và cuối cùng là lộ trình để thực hiện những chiến lược trên theo ngắn hạn và dài hạn.

Trao đổi với PV Lao Động, PGS.TS.KTS Lưu Đức Cường (Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia, Bộ Xây dựng) cho biết, các nhóm giải pháp, ý tưởng được tham mưu cho thành phố trong cuộc thi thuộc sở hữu và bản quyền của Ban Tổ chức.

Theo ông Cường, vấn đề ùn tắc giao thông tại đô thị là vấn đề phức tạp, cần nhiều thời gian và giải pháp đồng bộ. Kinh nghiệm của các thành phố lớn trên thế giới đều hướng tới phát triển giao thông công cộng để giảm ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, hiện nay, giao thông công cộng ở Hà Nội còn chưa đáp ứng được yêu cầu.

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Giao thông hỗn loạn, tê liệt vì thiếu đồng bộ tại Hà Nội, TPHCM: Vẫn giải quyết kiểu “giật gấu vá vai”

Minh Quân - Đặng Tiến |

Theo các chuyên gia, để gỡ nút thắt cổ chai về giao thông, cần phải xem xét đến cả một vùng tương đối rộng lớn, chứ không xét một điểm cục bộ. Vì khi xem xét môi trường cục bộ, rất dễ rơi vào tình trạng chỉ giải quyết trước mắt, tạm thời và có thể lại xuất hiện các xung đột mới ngay tại vị trí cũ.

Giao thông hỗn loạn, tê liệt vì thiếu đồng bộ tại Hà Nội và TPHCM: Vẫn xây dựng, mở rộng, cắt xén kiểu chắp vá

Minh Quân - Đặng Tiến |

Tình trạng giao thông ùn tắc tại Hà Nội và TPHCM cũng đang là thực trạng tại một số đô thị lớn của cả nước. Các chuyên gia giao thông cho rằng, nguyên nhân chính do không đồng bộ về hạ tầng và xây dựng hạ tầng chưa hợp lý.

Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh: Giao thông hỗn loạn, tê liệt vì thiếu đồng bộ

Đặng Tiến - Minh Quân |

Hà Nội vừa đưa 2 tuyến đường trên cao (đường Trường Chinh, đường Phạm Văn Đồng) vào sử dụng. Tưởng chừng giao thông sẽ thông thoáng hơn, nhưng cơn mưa kéo dài đúng ngày đầu tuần vào sáng 16.11 khiến nhiều khu vực của Hà Nội ùn tắc nghiêm trọng, thậm chí tê liệt, nhất là tại các khu vực như Ngã Tư Sở, các tuyến nối lên đường vành đai 3 trên cao, tuyến Nguyễn Trãi, Xã Đàn, Trần Duy Hưng, Giảng Võ... Nhiều ý kiến cho rằng, việc phát triển hạ tầng giao thông không đồng bộ cùng các giải pháp giảm ùn tắc lại chắp vá, manh mún đang khiến cho tình trạng ùn tắc trầm trọng thêm.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Giao thông hỗn loạn, tê liệt vì thiếu đồng bộ tại Hà Nội, TPHCM: Vẫn giải quyết kiểu “giật gấu vá vai”

Minh Quân - Đặng Tiến |

Theo các chuyên gia, để gỡ nút thắt cổ chai về giao thông, cần phải xem xét đến cả một vùng tương đối rộng lớn, chứ không xét một điểm cục bộ. Vì khi xem xét môi trường cục bộ, rất dễ rơi vào tình trạng chỉ giải quyết trước mắt, tạm thời và có thể lại xuất hiện các xung đột mới ngay tại vị trí cũ.

Giao thông hỗn loạn, tê liệt vì thiếu đồng bộ tại Hà Nội và TPHCM: Vẫn xây dựng, mở rộng, cắt xén kiểu chắp vá

Minh Quân - Đặng Tiến |

Tình trạng giao thông ùn tắc tại Hà Nội và TPHCM cũng đang là thực trạng tại một số đô thị lớn của cả nước. Các chuyên gia giao thông cho rằng, nguyên nhân chính do không đồng bộ về hạ tầng và xây dựng hạ tầng chưa hợp lý.

Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh: Giao thông hỗn loạn, tê liệt vì thiếu đồng bộ

Đặng Tiến - Minh Quân |

Hà Nội vừa đưa 2 tuyến đường trên cao (đường Trường Chinh, đường Phạm Văn Đồng) vào sử dụng. Tưởng chừng giao thông sẽ thông thoáng hơn, nhưng cơn mưa kéo dài đúng ngày đầu tuần vào sáng 16.11 khiến nhiều khu vực của Hà Nội ùn tắc nghiêm trọng, thậm chí tê liệt, nhất là tại các khu vực như Ngã Tư Sở, các tuyến nối lên đường vành đai 3 trên cao, tuyến Nguyễn Trãi, Xã Đàn, Trần Duy Hưng, Giảng Võ... Nhiều ý kiến cho rằng, việc phát triển hạ tầng giao thông không đồng bộ cùng các giải pháp giảm ùn tắc lại chắp vá, manh mún đang khiến cho tình trạng ùn tắc trầm trọng thêm.