Từ sức ép học hành: Nghĩ về con, tôi bật khóc

Mai Thắng 1086 đường 30/4 phường 11 Vũng Tàu |

Đọc báo biết tin nam sinh H.T.C (lớp 10 E, trường THPT Nguyễn Khuyến, TPHCM) nhảy lầu tự tử, tôi bật khóc. Tôi khóc vì liên tưởng đến nỗi ám ảnh và áp lực của con gái tôi khi học lớp 12 tại Trường THPT Nguyễn Huệ, Vũng Tàu cách đây 2 năm trước.

Sáng ấy, chừng hơn 6 giờ sáng, tôi gọi: “Thư ơi, dậy đi con”. Không thấy con gái trả lời. Tôi lại gọi tiếp lần nữa cũng không thấy con trả lời. Tưởng con gái “lười”, tôi lập lại với “cường độ” gắt hơn. Từ trong phòng, con gái tôi nói vọng ra. “Bố không biết đâu. Đêm qua con học đến hơn hai giờ sáng ạ”. Thì ra, cả đêm qua con gái thức gần trắng để học bài, vậy mà suýt nữa tôi mắng oan con.

Trở lại chuyện em nam sinh H.T.C (lớp 10 E, trường THPT Nguyễn Khuyến) nhảy lầu tự tử, tôi cảm thấy xót xa. Em C tự tử không phải “tự dưng”, mà em đã bị áp lực quá lớn từ gia đình, từ môn học, và từ ngay chính môi trường dạy học. Nguyễn Khuyến là trường khá nổi tiếng nghiêm khắc với việc học, dạy và quản lý giống kiểu “bộ đội”. Nhưng cũng là do nhà trường gây sức ép cho học sinh quá lớn. Ngày học, tối học đến 21 giờ, và dứt khoát, học chưa thuộc bài chưa rời lớp, áp lực càng lớn.

Những ngày qua, những sự kiện về giáo dục “cô giáo bắt gọc sinh uống nước giẻ lau bảng”, “cô giáo lên lớp 4 tháng không giảng bài”, “học sinh đâm thầy giáo thủng gan” chưa lắng dịu dư luận. Nay em C tự tử bằng nhảy lầu. Đó là tiếng chuông cảnh báo thực sự, mà nguyên nhân chính là áp lực từ việc dạy quá tải, học quá sức. Tất cả những mâu thuẫn nảy sinh, suy cho cùng đều bắt nguồn từ đó.

Thanh niên thời đại mới giỏi về trình độ tri thức là dĩ nhiên, song không phải vì thế mà nhồi nhét bằng bất cứ giá nào. Bởi, nếu chỉ giỏi về kiến thức chuyên môn, mà không có đạo đức nghề nghiệp tốt, rốt cuộc cũng làm tổn hại đến công danh.

Chẳng lạ gì, một học sinh cấp ba nói về phim Hàn vanh vách, nhưng hỏi về lịch sử, thời sự chính trị thì “tịt”. Thầy, cô lên lớp chỉ dạy chữ kiểu “mọt” sách, không có sự sáng tạo vận dụng, không dạy học sinh tình thương, lòng nhân ái vị tha… Vì thế, có nhiều học sinh giỏi về “sách vở”, nhưng yếu về hiểu biết. Thời nào cũng vậy, xã hội nào cũng thế, giáo dục cũng lấy đức làm trọng, làm gốc; sau đó với đến kiến thức khoa học.

Thực tế hiện nay, nền giáo dục đang chạy đua thành tích, quá đề cao điểm nên đã gây áp lực quá lớn cho học sinh. Áp lực “đổ” lên đầu học sinh không chỉ từ bài học quá nhiều, từ thầy cô yêu cầu quá cao, mà ngay cả gia đình cũng đòi hỏi, kỳ vọng ngoài sức học thực tế của con, em mình. Do vậy, nên để các em "học mà chơi, chơi mà học".

Mai Thắng 1086 đường 30/4 phường 11 Vũng Tàu
TIN LIÊN QUAN

Bạo hành học đường nối đuôi nhau: Sai... tại ai?

HUYÊN NGUYỄN - THẢO ANH |

Thời gian gần đây, những sự cố giáo dục “nối đuôi” nhau, chưa giải quyết được sự việc này khiến xã hội hoang mang đã đến sự vụ kia khiến dư luận thốt lên “trời ơi, đất hỡi”. Lỗi sai không của riêng ai và cần “diệt cỏ phải diệt tận gốc”.

Trường THPT Nguyễn Khuyến như trại lính: "Con bị trầm cảm mẹ ơi!"

Cường Ngô |

Sự việc một nam sinh lớp 10 Trường tư thục Nguyễn Khuyến nhảy lầu tự tử vì áp lực học hành khiến nhiều phụ huynh và các nhà nghiên cứu giáo dục lo lắng.

Nam sinh nhảy lầu tự tử: Học sinh bao giờ mới hết khổ vì thành tích?

Đặng Chung |

Mong muốn con phải giỏi giang đã khiến nhiều phụ huynh “ép” con học. Nhà trường muốn giữ vững danh hiệu cũng “gò” học sinh theo những guồng quay của thành tích, điểm số. Kết quả, việc học với nhiều trẻ không còn là niềm vui khám phá tri thức mà trở thành một nỗi ám ảnh.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Bạo hành học đường nối đuôi nhau: Sai... tại ai?

HUYÊN NGUYỄN - THẢO ANH |

Thời gian gần đây, những sự cố giáo dục “nối đuôi” nhau, chưa giải quyết được sự việc này khiến xã hội hoang mang đã đến sự vụ kia khiến dư luận thốt lên “trời ơi, đất hỡi”. Lỗi sai không của riêng ai và cần “diệt cỏ phải diệt tận gốc”.

Trường THPT Nguyễn Khuyến như trại lính: "Con bị trầm cảm mẹ ơi!"

Cường Ngô |

Sự việc một nam sinh lớp 10 Trường tư thục Nguyễn Khuyến nhảy lầu tự tử vì áp lực học hành khiến nhiều phụ huynh và các nhà nghiên cứu giáo dục lo lắng.

Nam sinh nhảy lầu tự tử: Học sinh bao giờ mới hết khổ vì thành tích?

Đặng Chung |

Mong muốn con phải giỏi giang đã khiến nhiều phụ huynh “ép” con học. Nhà trường muốn giữ vững danh hiệu cũng “gò” học sinh theo những guồng quay của thành tích, điểm số. Kết quả, việc học với nhiều trẻ không còn là niềm vui khám phá tri thức mà trở thành một nỗi ám ảnh.