Từ cậu bé “bụi đời” trở thành giảng viên dạy tiếng Anh

Phạm Đông - Thái Hà |

Từng là một đứa trẻ lang thang khắp phố phường để kiếm sống, anh Nguyễn Văn Sáng (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã vượt nghịch cảnh, trở thành thầy giáo dạy tiếng Anh giỏi khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Tuổi thơ cay đắng

Trong gia đình trẻ mồ côi “Xa Mẹ” (số 13, phố Ngô Văn Sở, Hà Nội) không ai là không biết đến cái tên Nguyễn Văn Sáng (sinh năm 1978) - chàng trai “bụi đời” nhưng có khát khao mãnh liệt với từng con chữ, muốn thay đổi số phận. Những năm tháng cơ cực, lang thang khắp nhà ga, bến bãi bán từng tờ báo để kiếm sống đã giúp cho anh Sáng càng thêm trân trọng thành quả lao động, cố gắng từng ngày để chạm tay đến giấc mơ của mình.

Nhớ về những năm tháng tuổi thơ nhuốm màu cay đắng ấy, anh Sáng không thể quên những ngày tháng bơ vơ một mình anh len lỏi giữa biển người, những đêm phải sống với cái bụng sôi ùng ục, co cụm rét mướt ở nhà ga Long Biên.

Mãi đến sau này, anh Sáng may mắn được bà Vũ Thị Ngọc Oanh cưu mang ở mái ấm mồ côi “Xa Mẹ”, hằng ngày đi bán báo, tối về được đi học chữ nên cuộc đời anh từ đó mà có thêm nhiều khởi sắc.

Gia đình mồ côi Xa Mẹ, nơi cưu mang anh Nguyễn Văn Sáng.
Gia đình mồ côi Xa Mẹ, nơi cưu mang anh Nguyễn Văn Sáng.

Anh Nguyễn Văn Sáng chia sẻ: “Tôi không thể quên được những ngày tháng mưu sinh bên hè phố, chứng kiến nhiều bạn nhỏ bị lạm dụng tình dục, nghiện hút, bị lôi kéo và dụ dỗ. Đó là ký ức đầy hãi hùng và ám ảnh. Không ít lần tôi phải giáp mặt với bọn cướp báo, du côn, nghiện ngập, may sao được nhiều người tốt bụng giúp đỡ nên tôi đã thoát được”.

Theo anh Sang, công việc bán báo hằng ngày tuy có vất vả nhưng đó cũng là cơ hội để anh tiếp cận tri thức một các miễn phí. Càng đọc càng mê, vừa bán báo kiếm thêm thu nhập, tối đến anh lại lọc cọc đạp xe hàng chục cây số về trường Nguyễn Văn Tố trên phố Hàng Quạt cho kịp giờ lên lớp.

Tấm ảnh kỷ niệm những năm tháng khó khăn của chàng trai Nguyễn Văn Sáng.
Tấm ảnh kỷ niệm những năm tháng khó khăn của chàng trai Nguyễn Văn Sáng.

Vượt lên trên khó khăn trở thành thầy giáo

Không gục ngã trước khó khăn,  ngoài việc học trên lớp, anh Sáng tranh thủ học thêm tiếng Anh bằng cách tận dụng thời gian bán báo trên hồ Hoàn Kiếm bằng cách giao tiếp, trò chuyện với người nước ngoài.

Với vốn từ vựng từ con số 0 ngày càng được trau dồi thêm phong phú, anh Sang may mắn được nhận làm phiên dịch viên cho nhiều tổ chức xã hội, làm giảng viên môn ngoại ngữ tại Đại học Hà Nội, có nguồn thu nhập ổn định và một gia hạnh phúc.

“Tôi rất biết ơn những người đã giúp đỡ tôi để có một Nguyễn Văn Sáng như ngày hôm nay. Sắp tới, tôi cùng những người bạn thân ở “Xa Mẹ” sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch mở thêm các lớp học đàn, dạy tiếng Anh, dạy vẽ miễn phí cho các em mồ côi khác. Tiếp tục hoàn thiện thêm kiến thức để mở rộng chương trình dạy học” - anh Sáng chia sẻ.

Anh Sáng hiện tại là giảng viên môn ngoại ngữ ở Đại học Hà Nội.
Anh Sáng hiện tại là giảng viên môn ngoại ngữ ở Đại học Hà Nội.

Đồng cảnh dẫn đến đồng cảm, trên giảng đường, thầy giáo Sáng còn là người “thắp lửa” cho nhiều thế hệ sinh viên hoàn cảnh khó khăn, có thêm động lực để vươn lên trong học tập.

Trao đổi với Lao Động, bà Trần Thị Kim Thúy (tổ trưởng tổ dân phố số 33, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm) cho biết: Người dân sinh sống trong phường đánh giá rất cao hoạt động thiện nguyện của mái ấm “Xa Mẹ” của ông Vũ Tiến và bà Vũ Thị Ngọc Oanh trong nhiều năm qua.

Theo bà Thúy, tuy tuổi đã cao nhưng vợ chồng ông Tiến vẫn miệt mài với công tác nhân đạo, nuôi dưỡng trẻ em không nơi nương tựa, hành động này cần được nhân rộng và lan tỏa đến cộng đồng nhiều hơn nữa.

Phạm Đông - Thái Hà
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên làm thêm để có tiền làm từ thiện

HOÀI ANH |

Suốt 3 năm trở lại đây, chị Dương Thị Phương Lan tham gia rất nhiều hoạt động từ thiện mà do chính chị là người đứng ra kêu gọi. Có thời điểm, nữ giáo viên phải bán hàng sau những giờ lên lớp để có tiền gây quỹ từ thiện.

Mái ấm “Xa Mẹ” và những người dành cả cuộc đời cho hàng trăm trẻ mồ côi

Lan Nhi |

Hơn 30 năm qua, mái ấm “Xa Mẹ” của ông Vũ Tiến và bà Vũ Thị Ngọc Oanh (phố Ngô Văn Sở, Hà Nội) đã trở thành điểm tựa vững chắc của hàng trăm đứa trẻ nghèo lang thang cơ nhỡ.

Người phụ nữ với niềm “đam mê” làm từ thiện

LÊ KHUYÊN |

Là hội viên Hội Cựu Thanh niên xung phong, bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt (59 tuổi, trú tại tổ dân phố 14, phường Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) gắn bó phần lớn cuộc đời mình với những chuyến đi từ thiện.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Giáo viên làm thêm để có tiền làm từ thiện

HOÀI ANH |

Suốt 3 năm trở lại đây, chị Dương Thị Phương Lan tham gia rất nhiều hoạt động từ thiện mà do chính chị là người đứng ra kêu gọi. Có thời điểm, nữ giáo viên phải bán hàng sau những giờ lên lớp để có tiền gây quỹ từ thiện.

Mái ấm “Xa Mẹ” và những người dành cả cuộc đời cho hàng trăm trẻ mồ côi

Lan Nhi |

Hơn 30 năm qua, mái ấm “Xa Mẹ” của ông Vũ Tiến và bà Vũ Thị Ngọc Oanh (phố Ngô Văn Sở, Hà Nội) đã trở thành điểm tựa vững chắc của hàng trăm đứa trẻ nghèo lang thang cơ nhỡ.

Người phụ nữ với niềm “đam mê” làm từ thiện

LÊ KHUYÊN |

Là hội viên Hội Cựu Thanh niên xung phong, bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt (59 tuổi, trú tại tổ dân phố 14, phường Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) gắn bó phần lớn cuộc đời mình với những chuyến đi từ thiện.