Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:
Căn cứ Khoản 15, Điều 1 Luật số 46/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế: Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.
Theo Điểm a, e; Khoản 1; Điều 14 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17.10.2018 của Chính phủ: Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định... thì được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các Khoản 3, 4, 8, 9, 11 và 17, Điều 3 Nghị định này, tương ứng với mức quyền lợi 2;
95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 2; Khoản 12, Điều 3 và Khoản 1 và 2, Điều 4 Nghị định này, tương ứng với mức quyền lợi 3.
Khoản 8 và Khoản 17, Điều 3 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định nhóm do ngân sách nhà nước đóng: Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Theo Điều 17 Luật Người cao tuổi số 39/2009/QH12, đối tượng được hưởng chính sách bảo trợ xã hội là: Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trợ cấp xã hội hằng tháng.
Đối chiếu quy định trên, mẹ của bà trên 80 tuổi, đang hưởng chế độ hưu trí nên không được đổi mã quyền lợi từ HT3 sang HT2.