Tranh luận trái chiều cắm cọc sắt, rào chắn vỉa hè tại Hà Nội

LƯƠNG HẠNH |

Việc rào chắn cứng, phân cách vỉa hè với lòng đường có hiệu quả ngăn xe cơ giới, giúp người dân di chuyển thuận tiện hơn nhưng lại nảy sinh vấn đề quản lý khi bị chiếm dụng và có một số ý kiến trái chiều.

Phản hồi tích cực

Rào chắn được lắp cố định, cao từ 50 - 100cm, có sơn điểm màu vàng phản quang để dễ nhận biết. Hai đầu đoạn vỉa hè được chắn so le bằng 3, 4 mảnh rào, tạo hướng đi dích dắc, chỉ vừa cho người đi bộ sử dụng.

Ghi nhận của phóng viên Lao Động sáng 2.7, tại khu vực đường Huỳnh Thúc Kháng (phường Láng Hạ, quận Đống Đa); đường Hồ Tùng Mậu (đoạn vỉa hè trước cổng trường Đại học Thương mại); đường Phạm Hùng (đoạn giao đường Phạm Hùng - Tôn Thất Thuyết); đường Lê Trọng Tấn (Hà Đông, đoạn từ ngõ 1 đến hết tòa nhà FLC); đường Nghiêm Xuân Yêm cho thấy, khu vực có lắp barie rào chắn vỉa hè đã hạn chế hẳn tình trạng ô tô, xe máy lao lên tranh giành đường với người đi bộ.

Rào
Rào hắn được lắp cố định, cao từ 50 - 100cm, có sơn điểm màu vàng phản quang. Ảnh: Lương Hạnh.

Ngoài ra, các khu vực này cũng không còn cảnh ô tô, xe máy, dừng đỗ. Tình trạng người bán hàng rong, lấn chiếm vỉa hè cũng không xảy ra.

Chị Đào Bích Ngọc (trú tại Láng Thượng, Hà Nội) chia sẻ: "Trước đây khi chưa có rào chắn vỉa hè, vào các giờ cao điểm, xe máy tràn lên khiến người đi bộ luôn bị nguy hiểm rình rập; vừa phải đi vừa quay lưng nhìn, tránh xe máy. Kể từ khi khu vực này được lắp barie, việc đi bộ của người dân cũng thuận lợi và an toàn hơn".

Rào chắn được lắp đặt khu vực Cổng Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Ảnh: Lương Hạnh.
Rào chắn được lắp đặt khu vực Cổng Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Ảnh: Lương Hạnh.

Trao đổi với PV chiều ngày 2.7, Trưởng Công an phường Láng Hạ, quận Đống Đa, TP Hà Nội Đào Mạnh Cường cho biết, việc lắp đặt barie khu vực đường Huỳnh Thúc Kháng diễn ra theo quy hoạch giao thông của UBND quận Đống Đa.

Khi lắp đặt rào chắn, tình trạng ô tô, xe máy lấn chiếm vỉa hè đã không còn. Người dân cũng dễ dàng di chuyển trên tuyến đường này hơn. Bên cạnh đó, áp lực cho lực lượng chức năng cũng giảm đi đáng kể.

Công an phường cùng chính quyền địa phương cũng đã mạnh tay giải quyết tình trạng lấn chiếm vỉa hè dành cho người đi bộ.

Người già, người khuyết tật gặp khó

Việc lắp đặt rào chắn cứng bảo vệ không gian vỉa hè đã đem lại những hiệu quả thiết thực đối với việc tổ chức giao thông, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong nội thành Hà Nội. Tuy nhiên, trên một số tuyến đường phố, việc lắp đặt rào chắn cứng phân cách vỉa hè vẫn còn những bất cập dẫn đến không ít ý kiến trái chiều.

Anh Hoàng Trung Nghĩa (trú tại Thái Hà, quận Đống Đa) cho hay: Việc rào chắn vỉa hè còn một số bất cập như: Khe hở để vào khu vực vỉa hè dành cho người đi bộ còn hẹp; người già, người khuyết tật sử dụng xe lăn không thể đi vào. Việc này sẽ khiến họ phải xuống lòng đường đi bộ".

Rào chắn được lắp đặt tại cổng Chi Cục Văn thư - Lưu trữ Hà Nội. Ảnh: Lương Hạnh.
Rào chắn được lắp đặt tại cổng Chi Cục Văn thư - Lưu trữ Hà Nội. Ảnh: Lương Hạnh.

Trao đổi về vấn đề này, chuyên gia giao thông, TS. Nguyễn Xuân Thủy nhận định, việc lắp barie là cần thiết để ngăn xe máy và bảo vệ người đi bộ. Tuy nhiên, vị chuyên gia cũng nhắc đến sự bất cập khi lắp đặt loại rào chắn này.

"Nếu các barie này khiến người dân đặc biệt là người già, người khuyết tật bị tai nạn trong khi di chuyển thì ai là người phải chịu trách nhiệm và bồi thường?" - TS. Nguyễn Xuân Thủy đặt câu hỏi.

Theo Luật Đường bộ Việt Nam, vỉa hè dành cho giao thông chứ không thuộc quyền sở hữu riêng của ai, vì vậy về nguyên tắc vỉa hè phải dành cho người đi bộ. Tuy nhiên, nhiều năm nay mặc dù cơ quan chức năng đã nhiều lần mở “chiến dịch” ra quân nhưng vẫn chưa đạt được kết quả tốt trong vấn đề giải phóng vỉa hè.

Vị chuyên gia cũng đưa ra giải pháp, đầu tiên, mỗi người dân phải có ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ.

Các cơ quan chức năng cần tích cực hơn trong vấn đề giữ khoảng rộng cho vỉa hè; nơi có rào chắn hoặc được phép để xe máy cũng phải chừa 1-1,5m để người dân thuận tiện đi lại.

Không chỉ vậy, nơi có mật độ giao thông căng thẳng, cần phải có camera theo dõi để tiến hành phạt nguội những hành vi vi phạm,

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần có biện pháp rõ ràng, vừa làm tốt công tác "giải phóng" vỉa hè, vừa tạo điều kiện để những người dân khó khăn, có nhu cầu được thuận tiện làm ăn, buôn bán.

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Vỉa hè ven sông lồi lõm, bát nháo cảnh ô tô chiếm dụng

Hoài Luân |

Hà Nội - Mặc dù lực lượng chức năng quận Hoàng Mai liên tục ra quân xử lý tình trạng lấn chiếm, vi phạm vỉa hè, tuy nhiên tình cảnh ô tô đỗ ngổn ngang, hộ kinh doanh chiếm dụng hành lang chung làm nơi buôn bán vẫn ngang nhiên tồn tại.

Muôn kiểu “hành hạ" vỉa hè trong ngõ nhỏ tại Thủ đô

Hải Danh |

Hà Nội – Theo ghi nhận, tại ngõ 84 phố Chùa Láng (Đống Đa, Hà Nội), vỉa hè và lòng đường đang bị biến thành nơi đỗ xe trái phép, bày bán hàng quán, tập kết rác thải, phóng uế,… ngay trên vỉa hè làm mất mỹ quan đô thị và gây ảnh hưởng đến môi trường.

Ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi kinh doanh ở chợ đầu mối

Khánh Linh - Ngọc Mai |

Hằng năm, mặc dù Hà Nội đều có các đợt ra quân xử lí, tuy nhiên, ngay sau khi vắng bóng lực lượng chức năng, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh lại tái diễn, đặc biệt tại nhiều chợ đầu mối nông sản.

Nhà nhập khẩu dầu lớn thứ 3 thế giới bỏ USD trong giao dịch với Nga

Khánh Minh |

Ấn Độ, nhà nhập khẩu và tiêu thụ dầu lớn thứ ba thế giới, thay USD bằng nhân dân tệ để mua dầu của Nga.

Diện mạo công viên bến Bạch Đằng trước đề xuất chỉnh trang nhiều hạng mục

HỮU CHÁNH - ANH TÚ |

Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh đề xuất với UBND Thành phố phương án sắp xếp, chỉnh trang Công viên bến Bạch Đằng như xây thêm các bãi giữ xe, nhà vệ sinh, lắp mái che... để phát triển vận tải hành khách công cộng, du lịch đường thủy.

Khéo léo thu phí đồ ăn, vui lòng khách đến vừa lòng khách đi

Minh Hà - Hoàng Xuyến |

Do việc tính phí là không bắt buộc, không có quy định cụ thể cho nhà hàng thu phí thực khách khi mang đồ ăn, thức uống bên ngoài vào. Vì vậy, nhiều người cho rằng các nhà hàng cần áp dụng linh hoạt và thu phí một cách hợp lý.

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc ấn tượng với thành tựu của Việt Nam

Thanh Hà |

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc kiêm Thư ký Điều hành ESCAP bày tỏ những tình cảm hết sức tốt đẹp với Việt Nam, ấn tượng trước những thành tựu kinh tế - xã hội mà Việt Nam đạt được.

Phân biệt 3 ngôi chùa cùng tên Linh Ứng nổi tiếng ở Đà Nẵng

Linh Boo |

Phần lớn du khách ghé Đà Nẵng đều nghe danh chùa Linh Ứng, nhưng không phải ai cũng biết có tới 3 ngôi chùa cùng tên Linh Ứng tọa lạc ở những vị trí đắc địa.

Hà Nội: Vỉa hè ven sông lồi lõm, bát nháo cảnh ô tô chiếm dụng

Hoài Luân |

Hà Nội - Mặc dù lực lượng chức năng quận Hoàng Mai liên tục ra quân xử lý tình trạng lấn chiếm, vi phạm vỉa hè, tuy nhiên tình cảnh ô tô đỗ ngổn ngang, hộ kinh doanh chiếm dụng hành lang chung làm nơi buôn bán vẫn ngang nhiên tồn tại.

Muôn kiểu “hành hạ" vỉa hè trong ngõ nhỏ tại Thủ đô

Hải Danh |

Hà Nội – Theo ghi nhận, tại ngõ 84 phố Chùa Láng (Đống Đa, Hà Nội), vỉa hè và lòng đường đang bị biến thành nơi đỗ xe trái phép, bày bán hàng quán, tập kết rác thải, phóng uế,… ngay trên vỉa hè làm mất mỹ quan đô thị và gây ảnh hưởng đến môi trường.

Ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi kinh doanh ở chợ đầu mối

Khánh Linh - Ngọc Mai |

Hằng năm, mặc dù Hà Nội đều có các đợt ra quân xử lí, tuy nhiên, ngay sau khi vắng bóng lực lượng chức năng, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh lại tái diễn, đặc biệt tại nhiều chợ đầu mối nông sản.