Tranh cãi xung quanh vấn đề giao bài tập về nhà

Bảo Trân (Tổng hợp) |

Việc giao bài tập về nhà cho học sinh, cụ thể là học sinh lớp l đã là chủ đề tranh luận giữa phụ huynh, học sinh và giáo viên từ nhiều năm nay. Mặc dù nhiều người nghĩ bài tập về nhà là cách để học sinh phát triển tư duy, suy nghĩ độc lập thì vẫn tồn tại ý kiến trái chiều cho rằng quá nhiều bài tập chỉ tạo thêm nhiều căng thẳng, áp lực cho các em.

Bài tập về nhà là một phần tất yếu trong quá trình học của học sinh

Bài tập về nhà có lợi ích to lớn khi là sợi dây liên kết học sinh và giáo viên. Đây là cách đơn giản nhất để giáo viên có thể tương tác và hiểu năng lực của học sinh, từ đó có hướng giáo dục và phát triển phù hợp với tư duy của từng em. Bên cạnh đó, việc học sinh được kiểm tra và sửa bài tập về nhà là cách để các em hiểu rõ hơn những kiến thức trong sách giáo khoa cũng như những vấn đề mà mình chưa nắm được.

Việc làm bài tập về nhà thường xuyên là điều cần thiết giúp các em học sinh chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ. Nếu kết quả bài tập về nhà chưa tốt thì đây chính là thời điểm cho các em sửa bài và hiểu rõ vấn đề hơn để không lặp lại lỗi ở những bài kiểm tra sau. Nói cách khác, bài tập về nhà cho học sinh cơ hội “thử” trước khi thực sự làm những bài kiểm tra lớn.

Làm bài tập về nhà là hình thức giúp học sinh hình thành và phát triển tính trách nhiệm. Khi được giao nhiệm vụ và thời hạn, học sinh sẽ được rèn ý thức lên kế hoạch để hoàn thành bài tập. Khi công việc được giải quyết đúng thời hạn sẽ hình thành những bạn học sinh có ý thức “đúng giờ”. Qua đó, bài tập về nhà không chỉ để kiểm tra kiến thức mà còn góp phần hoàn thiện nhân cách của các em.

Cuối cùng, việc theo dõi bài tập về nhà của con em mình cho phép phụ huynh biết được tình hình giáo dục ở trường học. Từ đó có những ý tưởng đóng góp để nhà trường phát triển chương trình dạy học, phục vụ quá trình tiếp nhận tri thức của học sinh.

Bài tập về nhà là quá sức đối với các em

Ở khía cạnh tích cực, bài tập về nhà là có lợi cho học sinh. Tuy nhiên, cũng có nhiều phụ huynh cho rằng nó có thể gây ra tác động ngược làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới thể chất, tinh thần của các em.

Vốn dĩ, học sinh đã dành 8 - 9 tiếng một ngày ở trường bao gồm giờ giải lao nên thời gian còn lại các em cần được thư giãn và để đầu óc nghỉ ngơi. Áp lực phải hoàn thành bài tập về nhà trước khi đến lớp tạo ra nhiều khó khăn cho các em. Học sinh tiểu học cần nhiều thời gian hơn cho các hoạt động thể chất và tinh thần khác.

Bên cạnh đó, việc làm bài tập về nhà làm giảm đi thời gian mà các em dành cho gia đình. Các em đang phát triển nhận thức và tư duy nên thời gian cho gia đình là đặc biệt quan trọng. Nếu thiếu đi thời gian này có thể dẫn đến sự tổn thương tình cảm gia đình hay thậm chí gây ra nhiều vấn đề xã hội không mong muốn.

Quá nhiều bài tập về nhà có thể gây ra tình huống “giọt nước tràn ly”. Các em sẽ thực hiện những hành vi gian lận như chép bài của nhau hay tìm lời giải trên mạng. Nếu để tình trạng này xảy ra thì bài tập về nhà được giao sẽ trở nên vô nghĩa, các em nộp bài tập một cách đối phó và giáo dục từ đó trở nên kém hiệu quả.

Bảo Trân (Tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN

Sách Tiếng Việt lớp 1 “dạy khổ, học khó”: Bộ cấm giao thêm bài tập về nhà

Bằng Linh |

“Sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 còn có những khó khăn trong quá trình tổ chức dạy và học”. Đây là nội dung mới nhất trong công văn của Bộ GDĐT ban hành ngày 5.10.

Bỏ quy định "không cho điểm 0" với bài kiểm tra của học sinh tiểu học

Minh Hương |

So với quy định cũ, từ năm học mới 2020-2021, giáo viên tiểu học được chấm 0 điểm bài kiểm tra của học sinh.

Học sinh lớp 1 “cõng” 23 đầu sách: Đi ngược mục tiêu giảm áp lực học hành, thi cử

Đặng Chung - Anh Nhàn |

Ngày 7.9, 23 triệu học sinh trên cả nước sẽ chính thức bước vào năm học mới 2020-2021. Đây là năm học được đặt nhiều kỳ vọng, mở đầu chặng đường đổi mới giáo dục, chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực học sinh. Nhưng hình ảnh những đứa trẻ lớp 1 phải “cõng” tới 23 đầu sách, theo ý kiến phụ huynh và chuyên gia giáo dục, đang đi ngược với mục tiêu này.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Sách Tiếng Việt lớp 1 “dạy khổ, học khó”: Bộ cấm giao thêm bài tập về nhà

Bằng Linh |

“Sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 còn có những khó khăn trong quá trình tổ chức dạy và học”. Đây là nội dung mới nhất trong công văn của Bộ GDĐT ban hành ngày 5.10.

Bỏ quy định "không cho điểm 0" với bài kiểm tra của học sinh tiểu học

Minh Hương |

So với quy định cũ, từ năm học mới 2020-2021, giáo viên tiểu học được chấm 0 điểm bài kiểm tra của học sinh.

Học sinh lớp 1 “cõng” 23 đầu sách: Đi ngược mục tiêu giảm áp lực học hành, thi cử

Đặng Chung - Anh Nhàn |

Ngày 7.9, 23 triệu học sinh trên cả nước sẽ chính thức bước vào năm học mới 2020-2021. Đây là năm học được đặt nhiều kỳ vọng, mở đầu chặng đường đổi mới giáo dục, chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực học sinh. Nhưng hình ảnh những đứa trẻ lớp 1 phải “cõng” tới 23 đầu sách, theo ý kiến phụ huynh và chuyên gia giáo dục, đang đi ngược với mục tiêu này.