Tranh cãi về đánh ghen: “Phơi mình” trên mạng xã hội!

Bạn đọc Bảo Hân |

Vụ đánh ghen ở phố Lý Nam Đế chưa kịp nguội đi thì mạng xã hội lại “nóng” lên với vụ đánh ghen tại quán cà phê ở Ba Vì.

Nếu như trước đây, những vụ việc đánh ghen chỉ những người ở tại hiện trường được chứng kiến và nhiều người khác nghe về vụ việc theo kiểu truyền miệng, thì ở thời bùng nổ thông tin như hiện nay, mọi chuyện đã khác.

Với sự phổ biến của điện thoại thông minh và mạng xã hội, các clip đánh ghen này lan nhanh một cách khủng khiếp. Không chỉ xem được sự việc khi đã xảy ra, nhiều người dù không ở hiện trường nhưng vẫn xem trực tiếp nếu một ai đó ở hiện trường livestream trên mạng xã hội.

Tình huống khó coi của các nhân vật chính – tình huống mà không ai muốn bị rơi vào - bị phơi bày lên mạng xã hội.

Nhiều người, nhất là chị em phụ nữ, cho rằng, ghen là phải đánh, mà không chỉ đánh đơn thuần, mà đánh cho ra trò, đánh cho hả dạ. Làm sao mà bình tĩnh, mà đánh ghen văn minh được khi tận mắt chứng kiến chồng mình phản bội, tay trong tay với người khác?

Đánh ghen có thể được hả dạ, được xả cơn giận giữ trong chốc lát, nhưng sau đó là gì? Chắc chắn không thể là sự vui vẻ, thoải mái mà có thể là sự trống rỗng, ê chề khi vụ việc bị tung hê trên mạng xã hội để bàn dân thiên hạ bình phẩm. Có những ý kiến chia sẻ, thông cảm, nhưng cũng có rất nhiều những người bình luận bỉ bôi về sự việc cũng như các nhân vật liên quan. Công việc, các mối quan hệ, cuộc sống cá nhân của bản thân người đi đánh ghen sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.

Không chỉ vậy, những clip, những bài viết về vụ việc này sẽ còn tồn tại rất lâu trên mạng xã hội, chỉ cần Google đúng từ khoá là ai cũng có thể xem được. Điều này sẽ ảnh hưởng lâu dài tới cuộc sống của những người trong cuộc, tới người thân của họ. Thử tưởng tượng những người con của họ sau này xem lại những clip này và các bài viết này thì sẽ bị ảnh hưởng về tâm lý như nào?

Ngoài ra, như bất kỳ vụ việc nóng nào khác, nhiều dân mạng lại sục sạo vào trang Facebook cá nhân hay tài khoản xã hội khác của các nhân vật chính để tìm kiếm thông tin cá nhân. Những hình ảnh cá nhân, câu chuyện liên quan (nhiều khi không chính xác) bị tung hê lên mạng xã hội.

Một điều nữa là, nếu những người đi đánh ghen có hành vi thái quá, vi phạm pháp luật thì các clip quay lại có thể trở thành bằng chứng mà các cơ quan chức năng có thể sử dụng.

Vì vậy, đánh ghen giữa thanh thiên bạch nhật, giữa những chiếc điện thoại sẵn sàng đưa lên để quay lại rồi tung lên mạng xã hội thực sự không phải là hành động khôn ngoan. Có người ví von rằng, đánh ghen kiểu như vậy chẳng khác gì cùng lôi nhau xuống bùn!

Đánh ghen như vụ việc xảy ra ở phố Lý Nam Đế có thể giúp người vợ hả dạ (có thể thôi, chứ chưa chắc), nhưng hậu quả của nó thật lâu dài.

Nếu muốn cứu cuộc hôn nhân của mình, đó chắc chắn không phải là cách làm đúng; còn nếu muốn chấm dứt cuộc sống vợ chồng thì có cách đàng hoàng, văn minh hơn, đó là ra toà để sau đó có thể sống một cuộc sống khác, tìm cho mình một hạnh phúc khác mà mình xứng đáng được hưởng.

Bạn đọc Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Tranh cãi về đánh ghen: "Đánh cho đỡ ức, đỡ trầm cảm, rồi ra sao thì ra! "

Tú Quýnh |

Với những người bị rơi vào vòng xoáy của mối quan hệ hôn nhân không còn hạnh phúc, lựa chọn bất đắc dĩ là đi đánh ghen.

Tranh cãi về đánh ghen: Đánh ghen thì có giữ được chồng?

Phạm Đông - Lan Nhi |

Chuyên gia cho rằng, những người vợ muốn bảo vệ hạnh phúc gia đình có nhiều cách chứ không chỉ riêng cách đánh ghen. Việc đánh ghen chỉ giúp thỏa cơn giận dữ tức thời, nhưng người phụ nữ lại không thể giữ được chồng.

Đánh ghen giữa phố có dấu hiệu gây rối trật tự công cộng bị xử lý thế nào?

Phạm Đông |

Liên quan đến vụ nghi đánh ghen ở phố Lý Nam Đế (Hoàn Kiếm, Hà Nội), luật sư cho rằng, hành vi gây náo loạn trên phố, ùn tắc giao thông thì người phụ nữ đánh ghen có thể bị xử phạt về hành vi gây rối trật tự công cộng.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Tranh cãi về đánh ghen: "Đánh cho đỡ ức, đỡ trầm cảm, rồi ra sao thì ra! "

Tú Quýnh |

Với những người bị rơi vào vòng xoáy của mối quan hệ hôn nhân không còn hạnh phúc, lựa chọn bất đắc dĩ là đi đánh ghen.

Tranh cãi về đánh ghen: Đánh ghen thì có giữ được chồng?

Phạm Đông - Lan Nhi |

Chuyên gia cho rằng, những người vợ muốn bảo vệ hạnh phúc gia đình có nhiều cách chứ không chỉ riêng cách đánh ghen. Việc đánh ghen chỉ giúp thỏa cơn giận dữ tức thời, nhưng người phụ nữ lại không thể giữ được chồng.

Đánh ghen giữa phố có dấu hiệu gây rối trật tự công cộng bị xử lý thế nào?

Phạm Đông |

Liên quan đến vụ nghi đánh ghen ở phố Lý Nam Đế (Hoàn Kiếm, Hà Nội), luật sư cho rằng, hành vi gây náo loạn trên phố, ùn tắc giao thông thì người phụ nữ đánh ghen có thể bị xử phạt về hành vi gây rối trật tự công cộng.