Trân quý những giây phút bình thường từ dịch COVID-19

Hoàng Văn Minh |

Cách ly toàn xã hội trong 3 tuần để phòng tránh dịch COVID-19 là khoảng thời gian quý báu để giúp mỗi chúng ta được sống chậm lại đúng nghĩa, đồng thời bất ngờ phát hiện ra nhiều điều rất thú vị trong cuộc sống - vốn lâu nay bị khỏa lấp bởi vòng xoáy cơm áo gạo tiền và cả những cuộc tranh đấu để tiến thân…

Đúng 6h sáng ngày đầu tiên sau đúng 3 tuần cách ly toàn xã hội, vợ chồng thầy dạy võ đã phóng xe máy 25km từ xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang về trung tâm thành phố Đà Nẵng gõ cửa nhà tôi rủ cà phê. “Không phải ngẫu nhiên mà người Pháp mang văn hóa cà phê đến Việt Nam và cho đến thời điểm này sau mấy trăm năm, ngồi quán cà phê là một phần không thể thiếu của cuộc sống người Việt. Mấy tuần nay uống cà phê tự pha ở nhà nó cứ nhạt nhạt thế nào ấy” – thầy triết lý sau khi chúng tôi an vị trong quán.

Hôm nay, quán cà phê quen thuộc mỗi sáng của chúng tôi đông hơn mọi khi và cũng ồn ã hơn thường ngày bởi những tiếng chào hỏi nhau và cả những tràng cười sảng khoái kiểu thở phào thành tiếng. Đã thế ông chủ quán còn hào phóng bảo “hôm nay nhân dịp quán mở cửa trở lại sau hơn 3 tuần  cách ly nên miễn phí thức uống kể cả… thuốc lá cho tất cả mọi người” khiến không khí vui cứ như Tết.

Thầy nuốt nước miếng nghe ực rõ to, kể sáng nay trước khi cà phê, vợ chồng thầy đã tìm đến quán bún chả cá quen thuộc ngon nhất nhì Đà Nẵng với dự tính mỗi người ăn 2 tô cho đã thèm. Tuy nhiên đến nơi thì quán đóng cửa chưa bán lại vì hôm nay mồng một Âm lịch, hết 80% người dân thành phố Đà Nẵng ăn chay nên phải chờ đến mai mới được ăn món mình thích.

Thầy còn lên kế hoạch lát nữa đi cắt tóc, cạo râu. Vợ thầy thì tính “lát anh thả em ở quán gội đầu của bé Huệ để em tranh thủ gội đầu, làm móng”. Thầy nói “vậy chiều mình tranh thủ chở mấy đứa nhỏ đi tắm biển vì hôm nay thành phố cũng đã mở cửa biển rồi. Tắm xong cả nhà ghé chỗ Tuấn Đen ở  đường Nguyễn Tất Thành gọi mấy món hải sản tươi sống, uống mấy lon bia cho đã đời bao lâu nhịn thèm…”. Thầy còn tranh thủ điện thoại cho thầy của thầy ở tận Hà Nội, háo hức nói “thầy ơi hết cách ly rồi, thầy chuẩn bị thu xếp vô Đà Nẵng tắm biển và tập huấn cho tụi em…”.

Suốt cả buổi cà phê, chúng tôi hầu như chẳng nói chuyện gì khác ngoài ngoài những dự tính về chuyện ăn uống, cắt tóc, gội đầu, tắm biển và chuẩn bị cho những chuyến đi chơi xa khỏi thành phố sau những ngày nhìn đời qua khung cửa.

“Nhưng mà cách ly toàn xã hội cũng có những cái hay của nó” – bất ngờ thầy chuyển chủ đề. Thầy bảo nhờ cách ly mà thầy mới nhận biết hóa ra được ở bên vợ con mình 24/24 từ ngày này sang ngày khác lại rất vui và hạnh phúc. Hóa ra lâu nay mình đã sai lầm khi công việc mưu sinh, tham vọng, đấu đá, tranh giành, thú vui, các mối quan hệ phải không… đã đưa chúng ta ra khỏi nhà từ sáng đến tối… và lại xem đó là chuyện hiển nhiên của cuộc sống.

Thầy kể nhờ cách ly mà mình đã tìm lại được thói quen đọc sách từ thời sinh viên. Và thầy đã phát hiện ra trước khi qua đời vào năm 2000, Nikita Moiseev, nhà toán học người Nga đã kịp để lại cho hậu thế một tác phẩm kinh điển: “Tồn tại hay không tồn tại… loài người?”. Trong đó ông chỉ ra rằng loài người đang đứng trước một tai họa vô cùng nguy hiểm là hệ sinh thái của trái đất có thể bị hủy hoại hoàn toàn trong một tương lai rất gần nếu nhân loại không hợp lực để cứu vãn tình trạng đang ngày càng bi thảm...

Rồi chuyện Yuval Noah Harari, nhà nghiên cứu lịch sử người Israel trong “Sapiens-lược sử về loài người", "Homo Deus-lược sử tương lai, và "21 bài học cho thế kỷ 21” đã nhận định cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật từ thế kỷ 17 và những thành tựu huy hoàng của nó cho đến cuối thế kỷ 20 tuy đã làm cho con người vượt qua được nỗi sợ muôn thuở, các nguy cơ về nạn đói, bệnh tật và chiến tranh, nhưng lại tự chuốc vạ cho mình bởi những khát vọng trường sinh bất tử, hạnh phúc viên mãn và sức mạnh thần thánh...

Và ông cảnh báo chính khát vọng ấy sẽ mau chóng đưa loài người đến diệt vong bằng cách biến loài HomoSapiens thành một loài với bộ não gắn “chip” trí khôn nhân tạo và các bộ phận cơ thể sống được chế tạo từ các tế bào gốc và vật liệu nano dẻo. Và thế là chấm hết cho mọi ý nghĩa thiêng liêng mà tạo hóa dành cho con người.

“Nhưng trên hết” – thầy nói: “Thường ngày mình hay mơ mộng cao sang hằm bà lằng đủ thứ chuyện trên trời dưới biển. Nhưng trong những ngày bó gối ngồi nhà trong mùa dịch COVID-19, mình mới thấy đôi khi để được sống một cuộc sống bình thường thôi cũng khó khăn vô cùng…”.

Vâng, thưa thầy, để biết trân quý những phút giây bình thường là điều không hề dễ. Và đôi khi như bây giờ, chúng ta phải “nhờ” đến cả một mùa dịch COVID-19 đã tiêu tốn không biết bao nhiêu tiền của và cả rất nhiều sinh mạng mới được nhận ra…

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Sống tối giản mùa COVID-19

Bạn đọc Nguyễn Thị Suối Linh |

Xuất phát từ Nhật Bản, lối sống tối giản ra đời như một cách ứng phó với môi trường tự nhiên lắm thiên tai, cuộc sống nhiều áp lực và cả cuộc khủng hoảng dư thừa của thời đại.

Không cần phải rình, hãy dùng camera giám sát hành vi xả rác!

Thế Lâm |

Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình có lý khi cho rằng đối với hành vi xả rác “không thể cứ rình người ta quăng rác thải ra đường để xử phạt được, mà cái này phải là nhận thức của cả xã hội, chứ không chỉ đơn giản là luật”.

Trường học mượn đất dân mở lối đi, dù đất rộng thênh thang

TRẦN LƯU |

Lấy lý do số lượng học sinh tăng cao, nên phải mở rộng quy mô xây dựng trường học; tuy nhiên khi công trình được triển khai vẫn chỉ là quy mô cũ. Dù còn thừa đất, nhưng nhiều năm qua, trường này vẫn phải mượn đất của dân làm lối đi vào mà không quy hoạch mở lối đi riêng.

Trùng tu Cầu ngói Thanh Toàn: Làm sao tránh lợi dụng "hạ giải" để làm bậy?

Tường Minh |

Thực tế đã chứng minh việc "hạ giải" (tháo bỏ) công trình để trùng tu là phương pháp tối ưu đã được kiểm chứng, đặc biệt là các công trình kiến trúc gỗ. Tuy nhiên, làm sao để tránh việc lợi dụng "hạ giải" để "làm bậy" như một số dự án tương tự trong thời gian qua là vấn đề của Cầu ngói Thanh Toàn.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Sống tối giản mùa COVID-19

Bạn đọc Nguyễn Thị Suối Linh |

Xuất phát từ Nhật Bản, lối sống tối giản ra đời như một cách ứng phó với môi trường tự nhiên lắm thiên tai, cuộc sống nhiều áp lực và cả cuộc khủng hoảng dư thừa của thời đại.

Không cần phải rình, hãy dùng camera giám sát hành vi xả rác!

Thế Lâm |

Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình có lý khi cho rằng đối với hành vi xả rác “không thể cứ rình người ta quăng rác thải ra đường để xử phạt được, mà cái này phải là nhận thức của cả xã hội, chứ không chỉ đơn giản là luật”.

Trường học mượn đất dân mở lối đi, dù đất rộng thênh thang

TRẦN LƯU |

Lấy lý do số lượng học sinh tăng cao, nên phải mở rộng quy mô xây dựng trường học; tuy nhiên khi công trình được triển khai vẫn chỉ là quy mô cũ. Dù còn thừa đất, nhưng nhiều năm qua, trường này vẫn phải mượn đất của dân làm lối đi vào mà không quy hoạch mở lối đi riêng.

Trùng tu Cầu ngói Thanh Toàn: Làm sao tránh lợi dụng "hạ giải" để làm bậy?

Tường Minh |

Thực tế đã chứng minh việc "hạ giải" (tháo bỏ) công trình để trùng tu là phương pháp tối ưu đã được kiểm chứng, đặc biệt là các công trình kiến trúc gỗ. Tuy nhiên, làm sao để tránh việc lợi dụng "hạ giải" để "làm bậy" như một số dự án tương tự trong thời gian qua là vấn đề của Cầu ngói Thanh Toàn.