Trả lương theo vị trí việc làm không phụ thuộc thâm niên, bằng cấp

Quế Chi - Quỳnh Chi thực hiện |

Việc thực hiện chế độ tiền lương mới từ 1.7.2024 theo Nghị quyết 27-NQ/TW về cải cách tiền lương đang thu thu hút sự quan tâm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Phóng viên Báo Lao Động vừa có cuộc trao đổi về nội dung này với ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng ban Chính sách - pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam). Ông Lê Đình Quảng cho biết:

- Cải cách tiền lương giúp khắc phục những tồn tại hạn chế bất cập của chính sách tiền lương hiện nay: Chính sách tiền lương còn phức tạp, thiết kế hệ thống bảng lương chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; còn mang nặng tính bình quân, không bảo đảm được cuộc sống, chưa phát huy được nhân tài, chưa tạo được động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của NLĐ.

Cải cách tiền lương để tiền lương phải là thu nhập chính đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ; góp phần phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động; thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.

Xin ông cho biết, những nội dung nổi bật của chính sách tiền lương mới theo Nghị quyết số 27?

- Theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, chính sách tiền lương mới sẽ có những nội dung nổi bật sau:

1. Quy định 5 bảng lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, bao gồm:

+ 1 bảng lương chức vụ, chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị, bao gồm cả các đơn vị sự nghiệp công lập từ trung ương đến cấp xã;

+ 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo nguyên tắc: Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau;

+ và 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang.

Các bảng lương được thiết kế bằng xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể và mở rộng quan hệ tiền lương từ 1-2, 3, 4 - 10 hiện nay, lên mức cao hơn để từng bước tiệm cận với tiền lương khu vực doanh nghiệp.

2. Về cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm 70% tổng quỹ tiền lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ tiền lương); bổ sung tiền thưởng chiếm 10% tổng quỹ lương).

3. Giảm thiểu các chế độ phụ cấp, dự kiến chỉ còn 9 loại: Phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp lưu động, phụ cấp theo nghề, phụ cấp vùng đặc biệt khó khăn và phụ cấp đặc thù lực lượng vũ trang (bảo đảm không vượt quá 30% tổng quỹ lương).

Thưa ông, việc xác định vị trí việc làm đóng vai trò như thế nào khi cải cách tiền lương?

- Trả lương theo vị trí việc làm là việc căn cứ vào từng chức danh, chức vụ, cơ cấu tổ chức trong công chức, viên chức để xác định mức lương cụ thể cho từng đối tượng.

Đồng thời, việc trả lương theo vị trí việc làm cũng là một trong những bước cải cách lớn liên quan đến tiền lương của công chức, viên chức.

Nghị quyết số 27-NQ/TW của Trung ương đã nêu rõ “Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành”. Theo đó, mỗi ngành sẽ có một số vị trí việc làm, mỗi vị trí việc làm có mức lương riêng cụ thể theo mức độ phức tạp của công việc, không còn “cào bằng” giữa mọi ngành như hiện nay.

Trả lương theo vị trí việc làm cũng có nghĩa là người dù mới được tuyển dụng/bổ nhiệm nếu đáp ứng được yêu cầu công việc tại vị trí việc làm đó sẽ được hưởng lương tương xứng với công sức và kết quả làm việc, thay vì phụ thuộc vào thâm niên công tác, bằng cấp như hiện tại.

Trả lương theo vị trí việc làm sẽ giúp đánh giá được đúng năng lực, vị trí của cán bộ, công chức, viên chức; tạo động lực cống hiến cho những người thật sự có tài, cũng như khuyến khích, thu hút được những người giỏi về công tác tại các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

- Xin cảm ơn ông!

Bỏ lương cơ sở và hệ số lương hiện nay
Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đưa ra lộ trình thực hiện cải cách tiền lương từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp. Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất ở khu vực doanh nghiệp.

Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 nêu rõ một trong các yếu tố cụ thể để thiết kế bảng lương mới là bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.

Quế Chi - Quỳnh Chi thực hiện
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên nuối tiếc vì bị cắt phụ cấp thâm niên khi cải cách tiền lương

Mạnh Cường |

Nếu thực hiện chính sách cải cách tiền lương năm 2024, giáo viên sẽ không còn được hưởng phụ cấp thâm niên theo Nghị quyết 27. Đây là thay đổi khiến nhiều giáo viên cảm thấy tiếc nuối.

Tiền lương, phụ cấp của công chức khi cải cách tiền lương năm 2024

NHÓM PV |

Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra tại Hà Nội đã xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng. Một trong những nội dung được cán bộ, công chức, viên chức, người lao động rất quan tâm đó là Trung ương sẽ xem xét việc cải cách chính sách tiền lương mới từ 1.7.2024. Vậy tiền lương, phụ cấp của cán bộ, công chức được chi trả ra sao khi thực hiện cải cách tiền lương?

Các đối tượng được thực hiện cải cách tiền lương năm 2024

Minh Hương |

Các đối tượng có thể được cải cách tiền lương từ 1.7.2024 được căn cứ Nghị quyết 27 năm 2018 của Ban chấp hành Trung ương.

Thực hiện cải cách tiền lương vì sao phải bỏ các khoản phụ cấp?

Phương Minh |

Bạn đọc Ngọc Thuỳ hỏi: Khi thực hiện cải cách tiền lương, các khoản phụ cấp bị cắt bỏ bao gồm phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp chức vụ lãnh đạo... Vậy tại sao phải bỏ các khoản phụ cấp này?

Điểm mới về cải cách tiền lương trong lực lượng vũ trang

LƯƠNG HẠNH |

Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam hiện nay bao gồm 03 lực lượng đó là Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ. Khi thực hiện cải cách tiền lương, một số điểm mới dành cho đối tượng này đã được quy định cụ thể.

Những bác sĩ giành sinh mạng từ hủ tục chôn sống con theo mẹ chết

Hoàng Văn Minh - Hoàng Bin |

Cướp giành, có lẽ là từ chính xác nhất để tả về hành động của những y bác sĩ đang công tác tại các trạm y tế của huyện miền núi Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam khi họ đã cứu sống và nhận nuôi những đứa trẻ bị dân làng xem là con “ma rừng”- những đứa trẻ đúng ra đã bị chôn sống theo người mẹ qua đời vì một hủ tục ngàn đời.

Quản lí hồ Dầu Tiếng nói về vụ hạ nguồn ngập nặng nghi do mưa lớn và xả lũ

ĐÌNH TRỌNG |

Nhiều khu vực ở Bình Dương bị ngập nặng trong trận mưa lớn đêm qua (15.10). Đến sáng nay, nhiều điểm vẫn ngập sâu, một số nơi bị thiệt hại nặng nề. Người dân nghi vấn hồ Dầu Tiếng xả tràn không thông báo trước dẫn đến việc ngập úng thêm nặng nề.

Nhân vật duy nhất xuất hiện ở cả bản truyền hình và điện ảnh "Đất rừng phương Nam"

Huyền Chi |

Trong "Đất rừng phương Nam", chỉ có 1 nhân vật từng góp mặt trong bản truyền hình "Đất phương Nam" năm 1997.

Giáo viên nuối tiếc vì bị cắt phụ cấp thâm niên khi cải cách tiền lương

Mạnh Cường |

Nếu thực hiện chính sách cải cách tiền lương năm 2024, giáo viên sẽ không còn được hưởng phụ cấp thâm niên theo Nghị quyết 27. Đây là thay đổi khiến nhiều giáo viên cảm thấy tiếc nuối.

Tiền lương, phụ cấp của công chức khi cải cách tiền lương năm 2024

NHÓM PV |

Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra tại Hà Nội đã xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng. Một trong những nội dung được cán bộ, công chức, viên chức, người lao động rất quan tâm đó là Trung ương sẽ xem xét việc cải cách chính sách tiền lương mới từ 1.7.2024. Vậy tiền lương, phụ cấp của cán bộ, công chức được chi trả ra sao khi thực hiện cải cách tiền lương?

Các đối tượng được thực hiện cải cách tiền lương năm 2024

Minh Hương |

Các đối tượng có thể được cải cách tiền lương từ 1.7.2024 được căn cứ Nghị quyết 27 năm 2018 của Ban chấp hành Trung ương.

Thực hiện cải cách tiền lương vì sao phải bỏ các khoản phụ cấp?

Phương Minh |

Bạn đọc Ngọc Thuỳ hỏi: Khi thực hiện cải cách tiền lương, các khoản phụ cấp bị cắt bỏ bao gồm phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp chức vụ lãnh đạo... Vậy tại sao phải bỏ các khoản phụ cấp này?

Điểm mới về cải cách tiền lương trong lực lượng vũ trang

LƯƠNG HẠNH |

Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam hiện nay bao gồm 03 lực lượng đó là Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ. Khi thực hiện cải cách tiền lương, một số điểm mới dành cho đối tượng này đã được quy định cụ thể.