TP.Lạng Sơn: Bất bình với chính quyền địa phương, dân nhiều năm khiếu kiện vượt cấp

LONG NGUYỄN |

Đỉnh điểm của sự việc là máu của bà Dương Thị Nhịt đã đổ xuống, còn 2 hộ dân khác cùng sinh sống tại phường Vĩnh Trại (TP.Lạng Sơn) là hộ bà Hoàng Thị Bài và hộ bà Nguyễn Thị Mai bị một nhóm “người lạ” ập vào nhà, cưỡng chế đồ đạc rồi đưa máy xúc đến đập phá ngay giữa thanh thiên bạch nhật.

Thực hiện dự án trái quy hoạch

Trong lá đơn gửi tới Báo Lao Động, 6 công dân cùng trú tại khối 2, P.Vĩnh Trại, TP.Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, gồm: Vũ Bích Vân, Vũ Thị Sơn, Ong Thị Thụy, Nguyễn Thị Phượng và Dương Thị Nhịt, đại diện cho 32 hộ dân liên quan, khẳng định đã bị chính quyền sở tại xâm phạm một cách thô bạo đến các quyền và lợi ích hợp pháp.

Theo đó, vụ việc được bà Vũ Bích Vân vắn tắt lại như sau: Năm 2001, UBND tỉnh Lạng Sơn phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị. Trong đó, diện tích đất tại khối 2, phường Vĩnh Trại được quy hoạch là trung tâm công cộng và đất cây xanh. Tại thời điểm đó, khu vực này là đất ở ổn định và đất trồng rau của nhiều hộ dân, không phát sinh tranh chấp, đều đặn nộp thuế đất hằng năm. Năm 2004, UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành Quyết định số 1924/QĐ-UB-XD phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Chỉnh trang, phát triển đô thị và quy hoạch khu dân cư tại khối 2, phường Vĩnh Trại và năm 2005 thì ban hành Quyết định số 1080/QĐ-UBND-XD về việc thu hồi đất, giao UBND TP.Lạng Sơn làm chủ đầu tư để thực hiện dự án. Tuy nhiên, có một nghịch lý là quy hoạch chi tiết phường Vĩnh Trại chưa được phê duyệt.

Đến giai đoạn 2007-2008, khi công tác kiểm đếm để đền bù được rầm rộ tiến hành cũng là lúc gần 100 hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án phát hiện ra “một trời bất cập” trong cách thực thi công vụ của các cán bộ công quyền. Cụ thể, theo bà Vân, trong hầu hết các khâu từ kiểm đếm, đo đạc, đền bù đến công tác bố trí tái định cư… đều có sự nhập nhèm theo hướng bất lợi cho người dân. Khi bức xúc dồn nén thành hành động, người dân đã gửi đơn từ đi khắp nơi thì cũng theo trình tự, khiếu nại đến đâu, tiền lại “nhả” ra đến đấy.

“Chúng tôi không biết họ căn cứ vào đâu để đền bù nhưng hầu hết mọi bất lợi đều bị đẩy về phía những người dân. Đầu năm 2008, tổng tiền đền bù của các hộ là khoảng hơn 21 tỉ đồng. Sau khi chúng tôi không chịu, thì họ lại tăng thêm một chút lên hơn 22 tỉ đồng. Chúng tôi tiếp tục khiếu nại, đến năm 2009 thì thêm cho hơn 1 tỉ đồng nữa. Năm 2012 thì thêm 5,6 tỉ đồng, rồi lại 1 tỉ đồng nữa. Và cứ thế cho đến tận bây giờ…” - bà Vân thuật lại.

Năm 2010, những người dân mất đất đã tìm mọi cách tiếp cận với Chủ tịch UBND tỉnh thời đó là ông Vy Văn Thành để tận tay đưa lá đơn khiếu nại. Sau khi lắng nghe, ngày 30.12.2010, ông Thành đã ra quyết định thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, xem xét nội dung đơn thư khiếu nại liên quan đến việc thực hiện dự án này. Thế nhưng, trong khi đoàn kiểm tra chưa ra được kết luận cuối cùng thì bất ngờ, ngày 29.3.2011, Sở Tài chính Lạng Sơn bỗng mang 30 lô đất nằm tại vị trí đắc địa của dự án đem đấu giá với mức khởi điểm gần 12 tỉ đồng (sau đó bán được gần 20 tỉ đồng) bất chấp những phản đối quyết liệt từ những hộ dân liên quan.

Lúc này, những người dân thấp cổ bé họng mới ngã ngửa khi phát hiện rằng sẽ chẳng có trung tâm công cộng và đất cây xanh nào được xây dựng lên trên diện tích đất họ vừa bị thu hồi, mà bản chất của dự án chính là san lấp mặt bằng, làm hệ thống điện, đường mới rồi phân lô bán với giá cao gấp nhiều lần.

Hiện trạng các ô đất đã được bán theo hình thức đấu giá và hiện chủ mới đang cho xây dựng.
Hiện trạng các ô đất đã được bán theo hình thức đấu giá và hiện chủ mới đang cho xây dựng.

Nhiều cán bộ bị kỷ luật

Kể từ đó, khi niềm tin vào chính quyền sở tại bị suy giảm, những người dân khối 2, phường Vĩnh Trại đã quyết định bám trụ đất và vượt cấp nhiều lần lên Trung ương gửi đơn khiếu kiện. Lần lượt các cơ quan như Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Bộ TNMT hay thậm chí là Tổng cục Cảnh sát… cũng đều trở thành địa chỉ quen thuộc của những người dân. Sau khi nghe thấu tình đạt lý, những cơ quan này cũng đều có phản hồi về chính quyền Lạng Sơn.

Suốt nhiều năm qua, những người dân phường Vĩnh Trại, TP. Lạng Sơn triền miên vượt cấp khiếu kiện.
Suốt nhiều năm qua, những người dân phường Vĩnh Trại, TP. Lạng Sơn triền miên vượt cấp khiếu kiện.

Năm 2012, trước bức xúc và sức ép từ dư luận ngày một tăng cao, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Vy Văn Thành đã ký Bản kết luận số 04/KL-UBND về “Kết qủa kiểm tra Dự án chỉnh trang, phát triển đô thị và quy hoạch khu dân cư tại khối 2, phường Vĩnh Trại, TP.Lạng Sơn”. Tại kết luận này, Chủ tịch tỉnh Vy Văn Thành thời điểm đó đã chỉ rõ những sai phạm về công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch của nhiều sở ngành và thành phố Lạng Sơn. Bên cạnh đó, ông Thành cũng yêu cầu Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc Sở TNMT; UBND TP.Lạng Sơn; Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính chỉ đạo kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân để xảy ra sai sót liên quan đến dự án trên. Riêng với Sở Xây dựng, ông Thành chỉ đạo Giám đốc Sở kiểm điểm và đề nghị hình thức kỷ luật đối với tập thể, cá nhân đã để xảy ra sai phạm trong việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng phường Vĩnh Trại, TP.Lạng Sơn.

Đặc biệt, về chính sách cho người dân nằm trong diện bị giải tỏa, ông Thành yêu cầu UBND TP.Lạng Sơn tiếp tục triển khai và đẩy nhanh tiến độ dự án, khẩn trương bố trí đất tái định cư cho các hộ phải di chuyển chỗ ở theo quy định. Trong quá trình bố trí đất tái định cư phải thực hiện nguyên tắc hộ dân bị thu hồi đất mặt đường thì phải được bố trí đất tái định cư mặt đường.

Mặc dù yêu cầu của cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn rõ ràng như vậy, tuy nhiên đã gần 6 năm trôi qua, trao đổi với PV Báo Lao Động, bà Vũ Bích Vân khẳng định, UBND TP.Lạng Sơn đã cố tình lờ đi chỉ đạo này. “Trong danh sách 32 hộ dân gửi đơn đến Báo Lao Động, có 5 hộ có nhà mặt đường nhưng sau khi triển khai dự án, chính quyền thành phố đã không bố trí đất tái định cư ngoài mặt đường cho hộ nào mà cố đẩy vào bên trong với giá trị đất thấp hơn cả chục lần” - bà Vân bức xúc.

Nhà bà Hoàng Thị Bài ở TP Lạng Sơn bị “người lạ” đưa máy xúc đến đập phá hôm 26.8.2015.
Nhà bà Hoàng Thị Bài ở TP Lạng Sơn bị “người lạ” đưa máy xúc đến đập phá hôm 26.8.2017.
Gương mặt bà Nhịt bị thương tích và chảy máu sau vụ đụng độ.
Gương mặt bà Nhịt bị thương tích và chảy máu sau vụ đụng độ.
Chính vì lẽ đó, đỉnh điểm của sự việc đã xảy ra là vào ngày 13.6.2017, tại gia đình các ông Trình A Đô, Trình A Ve và Trình A Khê đã bị một nhóm người tự xưng là chủ đất mới dùng hung khí chèn ép khiến bà Dương Thị Nhịt (vợ ông Đô) bị thương tích. Còn các ngày 25 và 26.8.2016, nhóm “người lạ” khác, với lý do tương tự, đã đưa máy xúc đến đập phá nhà bà Hoàng Thị Bài và bà Nguyễn Thị Mai.

Chiều 7.1, trao đổi với PV Báo Lao Động qua điện thoại, ông Bùi Văn Côi - Chủ tịch UBND TP.Lạng Sơn - cho biết, nhằm giải quyết triệt để những bất cập này, UBND tỉnh đã quyết định thành lập Tổ công tác 2099. Theo kế hoạch, chỉ trong vài ngày tới Tổ công tác sẽ có kết luận về vụ việc.

LONG NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Dự án hồ chứa nước Krông Pắc thượng (Đắk Lắk): Dân tố giác đền bù đất lấn chiếm trái phép

H.Long |

Đều là đất lấn chiếm trái phép từ Lâm trường Ea Kar (huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk) nhưng khi ngành chức năng tiến hành đền bù lại không nhất quán khiến người dân khiếu kiện kéo dài.

Chỉ 9% bộ ngành tiếp dân, làm sao dân không khiếu kiện?

Thế Lâm |

Luật đã có qui định các bộ ngành phải công bố lịch tiếp dân của người đứng đầu, nhưng trên thực tế việc này được thực hiện một cách “được chăng hay chớ”, với con số lên đến 20/22 bộ ngành không công bố lịch tiếp dân, như vậy số bộ ngành có lịch tiếp dân chỉ đạt khoảng 9%.

Khi Chính phủ lắng nghe lời khẩn cầu của doanh nghiệp

LÊ CHÂN NHÂN |

Hành trình khiếu kiện quyền khai thác mỏ đá vật liệu xây dựng ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu của 7 doanh nghiệp tư nhân kéo dài gần 20 năm (Lao Động từng phản ánh trong các loạt bài trước đây), trên “đường khiếu kiện” lắm gian truân nên lần lượt có 4 doanh nghiệp bỏ cuộc vì kiệt lực.

Hàng trăm khách Việt có mặt ở Thái Lan cổ vũ trận chung kết AFF Cup

Ý Yên |

Từ 17h, không khí bên ngoài sân vận động Thammasat đã nóng lên với tiếng reo hò cổ vũ của hàng trăm cổ động viên trước trận chung kết AFF Cup giữa Việt Nam và Thái Lan.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Dự án hồ chứa nước Krông Pắc thượng (Đắk Lắk): Dân tố giác đền bù đất lấn chiếm trái phép

H.Long |

Đều là đất lấn chiếm trái phép từ Lâm trường Ea Kar (huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk) nhưng khi ngành chức năng tiến hành đền bù lại không nhất quán khiến người dân khiếu kiện kéo dài.

Chỉ 9% bộ ngành tiếp dân, làm sao dân không khiếu kiện?

Thế Lâm |

Luật đã có qui định các bộ ngành phải công bố lịch tiếp dân của người đứng đầu, nhưng trên thực tế việc này được thực hiện một cách “được chăng hay chớ”, với con số lên đến 20/22 bộ ngành không công bố lịch tiếp dân, như vậy số bộ ngành có lịch tiếp dân chỉ đạt khoảng 9%.

Khi Chính phủ lắng nghe lời khẩn cầu của doanh nghiệp

LÊ CHÂN NHÂN |

Hành trình khiếu kiện quyền khai thác mỏ đá vật liệu xây dựng ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu của 7 doanh nghiệp tư nhân kéo dài gần 20 năm (Lao Động từng phản ánh trong các loạt bài trước đây), trên “đường khiếu kiện” lắm gian truân nên lần lượt có 4 doanh nghiệp bỏ cuộc vì kiệt lực.