TPHCM: Dân phập phồng sống trong vùng sạt lở

MINH QUÂN |

Nhiều dự án chống sạt lở tại TPHCM thi công ì ạch hoặc nằm "trên giấy" khiến người dân sống trong khu vực sạt lở phập phồng lo sợ vì nhà cửa có thể đổ ập xuống sông bất cứ lúc nào.

Video: Những căn nhà chực chờ sập xuống rạch Giồng Ông Tố. Thực hiện: Minh Quân

Dân mong sớm được di dời

Khu vực rạch Giồng Ông Tố (xung quanh hai bờ tiếp giáp với cầu Giồng Ông Tố) có 19 hộ dân phường Bình Trưng Tây và An Phú (Thành phố Thủ Đức), chịu ảnh hưởng sạt lở ở cấp độ đặc biệt nguy hiểm. Hiện người dân ở đây dùng cừ tràm đóng cọc, bao cát làm bờ bao ngăn sạt lở.

Vị trí sạt sở đặc biệt nguy hiểm tại rạch Giồng Ông Tố được chính quyền Thành phố Thủ Đức gắn bảng cảnh báo. Ảnh: Minh Quân
Vị trí có nguy cơ sạt lở cao tại rạch Giồng Ông Tố được chính quyền Thành phố Thủ Đức gắn bảng cảnh báo. Ảnh: Minh Quân

Bà Nguyễn Thị Hường (55 tuổi, phường An Phú) cho biết gần 30 năm sống ở đây, miếng đất rộng 160 m2 của gia đình đã bị sạt lở cuốn mất gần hết, chỉ còn khoảng 20 m2. Để giữ căn nhà khỏi trôi xuống sông, bà Hường đã mua hàng trăm bao cát đắp dọc 20 m đất sát mép bờ sông.

“Tôi đang chờ được đền bù để tìm chỗ ở mới, chứ ở đây cứ phập phồng lo lắng, lỡ nhà trôi xuống sông thì rất nguy hiểm” – bà Hường nói.

Người dân ở đây dùng cừ tràm đóng cọc, làm bờ bao ngăn sạt lở.
Người dân khu vực sạt lở rạch Giồng Ông Tố dùng cừ tràm đóng cọc, bao cát làm bờ bao ngăn sạt lở.

Tương tự, tại tổ 2, ấp 2 xã Nhơn Đức (huyện Nhà Bè) có 28 hộ khác nằm trong vị trí sạt lở dài 146m. Chính quyền địa phương có kế hoạch xây kè bảo vệ với kinh phí hơn 21 tỉ đồng nhưng chưa thể triển khai do vướng giải phóng mặt bằng.

Khu vực bán đảo Thanh Đa (quận Bình Thạnh) cũng thường xuyên xảy ra sạt lở, đe dọa trực tiếp đến tài sản và tính mạng hàng ngàn hộ dân.

Mới đây, Sở GTVT TPHCM phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra hiện trường bờ bao khu vực này phát hiện một số vị trí có hiện tượng sạt lở, không đảm bảo an toàn phòng chống triều cường. Đặc biệt, tại một số khu vực bờ bao đã sạt lở nghiêm trọng sâu vào trong bờ, có nguy cơ bể bờ bao bất cứ lúc nào.

Còn 35 điểm sạt lở nguy hiểm

Liên quan đến khu vực sạt lở ở rạch Giồng Ông Tố, đầu năm 2021, UBND TPHCM đã giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM làm chủ đầu tư thực hiện dự án “Xây dựng kè chống sạt lở bờ sông Giồng Ông Tố” với chiều dài khoảng 665 m.

Ông Lương Minh Phúc – Giám đốc Ban cho biết, dự án nhằm chống sạt lở bờ sông, ngăn triều cường, ngập úng, bảo vệ an toàn khu vực dân cư trên địa bàn; kết hợp chỉnh trang đô thị, cải tạo môi trường, cảnh quan dọc bờ sông Giồng Ông Tố.

"Hiện địa phương đã đo đạc và thống nhất với người dân về việc di dời, giải phóng mặt bằng. Dự kiến công trình được triển khai trong năm nay" - ông Phúc nói.

Đối với các vị trí sạt lở ở bán đảo Thanh Đa, Sở GTVT đã đề xuất UBND TPHCM chấp thuận chủ trương gia cố bờ bao hiện hữu từ kinh phí dự phòng của các dự án chống sạt lở bán đảo Thanh Đa.

ffffd
Một điểm sạt lở tại xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè được cơ quan chức năng gắn biển cảnh báo.

Thống kê của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TPHCM, toàn thành phố ghi nhận 35 vị trí sạt lở với tổng chiều dài khoảng 23 km. Mức độ sạt lở được chia thành hai cấp: đặc biệt nguy hiểm (19 vị trí) và nguy hiểm (16 vị trí).

Theo ông Nguyễn Đức Vũ - Chánh văn phòng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TPHCM, ở những vị trí sạt lở, cơ quan chức năng rào chắn, cắm biển hạn chế người dân ra vào để đảm bảo an toàn.

Hiện 35/35 vị trí sạt lở đã được lập dự án xây dựng kè nhưng tiến độ triển khai khá chậm hoặc đang "nằm trên giấy".

Theo ông Vũ, các dự án chậm triển khai do vướng giải phóng mặt bằng, đơn giá đền bù chưa thỏa đáng khiến nhiều hộ không muốn di dời.

"Ban đã đề nghị Sở Tài nguyên - Môi trường, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng Thành phố Thủ Đức, các quận, huyện đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành các dự án, đảm bảo an toàn cho người dân" - ông Vũ nói.

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

TPHCM: Lấy đâu ra 4,3 tỉ USD chống ngập?

MINH QUÂN |

Giai đoạn từ nay đến năm 2025, TPHCM cần khoảng 101.000 tỉ đồng (tương đương 4,3 tỉ USD) để cơ bản hoàn thiện các dự án chống ngập quan trọng.

TPHCM: Vì sao Thành phố Thủ Đức có địa hình cao lại trở thành “rốn ngập”?

MINH QUÂN |

Từ đầu tháng 5, nhiều cơn mưa lớn xuất hiện liên tiếp và gây ngập lụt nhiều tuyến đường chính ở Thành phố Thủ Đức (TPHCM) như Tô Ngọc Vân, Võ Văn Ngân, Đăng Văn Bi… Nhiều người dân không hiểu vì sao Thành phố Thủ Đức – một trong những nơi có địa hình thuộc cao nhất thành phố lại thành “rốn ngập”.

TPHCM: 8 căn nhà bị lún, sập, 2 người bị thương

Chân Phúc |

Đến chiều 18.5, lực lượng chức năng quận 8, TPHCM vẫn đang tiến hành phong tỏa một phần hẻm 728 đường Phạm Thế Hiển, phường 4, để xử lý sự cố 8 căn nhà bị sụp lún.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

TPHCM: Lấy đâu ra 4,3 tỉ USD chống ngập?

MINH QUÂN |

Giai đoạn từ nay đến năm 2025, TPHCM cần khoảng 101.000 tỉ đồng (tương đương 4,3 tỉ USD) để cơ bản hoàn thiện các dự án chống ngập quan trọng.

TPHCM: Vì sao Thành phố Thủ Đức có địa hình cao lại trở thành “rốn ngập”?

MINH QUÂN |

Từ đầu tháng 5, nhiều cơn mưa lớn xuất hiện liên tiếp và gây ngập lụt nhiều tuyến đường chính ở Thành phố Thủ Đức (TPHCM) như Tô Ngọc Vân, Võ Văn Ngân, Đăng Văn Bi… Nhiều người dân không hiểu vì sao Thành phố Thủ Đức – một trong những nơi có địa hình thuộc cao nhất thành phố lại thành “rốn ngập”.

TPHCM: 8 căn nhà bị lún, sập, 2 người bị thương

Chân Phúc |

Đến chiều 18.5, lực lượng chức năng quận 8, TPHCM vẫn đang tiến hành phong tỏa một phần hẻm 728 đường Phạm Thế Hiển, phường 4, để xử lý sự cố 8 căn nhà bị sụp lún.