Tỉnh Đắk Nông: Người dân quay lưng với các khu tái định cư

Anh Tuấn |

Toàn tỉnh Đắk Nông hiện có hơn 10 dự án ổn định dân cư, với hàng nghìn hộ gia đình được bố trí, sinh sống. Thế nhưng, thay vì “an cư lạc nghiệp” ở nơi ở mới, rất nhiều hộ gia đình tiếp tục phải lang bạt đến nơi khác để tìm kế sinh nhai.

Đìu hiu khu tái định cư

Năm 2011, dự án trọng điểm ổn định dân di cư tự do khu vực biên giới xã Thuận Hà, huyện Đắk Song được triển khai với tổng số vốn hơn 89 tỉ đồng. Mục tiêu của dự án góp phần ổn định đời sống, sản xuất cho 249 hộ gia đình. Trong đó, mỗi hộ sẽ được cấp 400m2 đất ở, 1ha đất sản xuất và 10 triệu đồng để làm nhà.

Thông báo của chủ đầu tư là dự án đã bố trí được 229/249 hộ đến ở. Thế nhưng, trên thực tế, có hàng chục ngôi nhà được người dân dựng tạm để giữ đất chứ không hề cư trú, sinh hoạt. Anh Trần Văn Chiến - một người sống lâu năm nhất ở khu tái định cư xã Thuận Hà - cho biết: “Gia đình tôi đến định cư ở dự án từ năm 2012, nhưng không có điện, nước để sinh hoạt. Mãi đến năm 2018, nơi đây mới có nguồn nước sinh hoạt tập trung. Ở đây chỉ có đất ở, còn rẫy thì gia đình làm ở bên huyện Tuy Đức, cách xa nhà hơn chục km. Thế nên, hàng ngày gia đình phải sáng đi, tối về, rất ít khi ở nhà. Đa phần người dân được bố trí ở khu tái đình cư này đều phải đi sang địa phương khác để làm ăn, sinh sống”.

Những năm gần đây, ngay cả khi có dự án được đầu tư bài bản về điện, đường, nước sinh hoạt... thì nhiều người vẫn không về đây sinh sống. Ông Trần Văn Được - Chủ tịch UBND xã Thuận Hà - cho hay: “Theo quy hoạch ban đầu, dự án bố trí đất ở cho 249 hộ dân di cư và mỗi hộ 1ha đất sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay dự án chỉ có 20ha đất ở với 229 hộ gia đình về sinh sống. Thế nên, trong vùng dự án, khoảng 40% số hộ đang phải sang huyện khác làm rẫy”.

Năm 2010, khoảng 500 hộ dân đã thực hiện một “cuộc di dân lịch sử” đến khu tái định cư Đắk P’Lao để nhường đất cho dự án Thủy điện Đồng Nai 3. Khu tái định cư có tổng mức đầu tư hơn 800 tỉ đồng nhưng cuộc sống của người dân còn nhiều bất ổn. Năm 2010, gia đình ông K’Siêu được bố trí một căn nhà và một phần đất sản xuất tại khu tái định cư xã Đắk P’Lao. Thế nhưng, một thời gian ngắn ngủi, gia đình ông K’Siêu cùng hàng chục hộ gia đình khác quyết định phải di cư đến nơi khác để làm ăn. Nguyên nhân ở nơi ở mới, người dân thường xuyên rơi vào cảnh thiếu nước sinh hoạt, thiếu đất, thiếu nước sản xuất… Do đó, người dân không thể tiếp tục bám trụ. Đã 10 năm trôi qua, các cơ quan chức năng còn “nợ” hơn 200ha đất sản xuất để bố trí cho người dân ổn định cuộc sống.

Ngoài 2 dự án ổn đình dân cư này, các dự án ổn định dân cư như: Làng thanh niên lập nghiệp ở xã Quảng Trực (huyện Tuy Đức), tái định cư thôn Nam Tiến (huyện Cư Jút)… cũng thất bại vì hầu như không có người dân đến định canh, định cư.

Bất cập trong đầu tư

Nhiều dự án đã được chủ đầu tư quyết toán, bàn giao cho địa phương sử dụng đúng với thiết kế, phê duyệt dự án. Thế nhưng, hầu hết dự án ổn định dân cư đều có nhiều bất ổn, khiến dân “quay lưng”.

Nói về dự án tái định cư xã Đắk P’Lao, ông Trần Nam Thuần - Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk Glong - thừa nhận, đến bây giờ, dự án vẫn chưa xử lý dứt điểm được quyền lợi của nhiều hộ dân bị thu hồi đất. Trong đó, nhiều hộ chưa được cấp đất sản xuất. Ngay cả những gia đình đã được cấp đất sản xuất cũng khó canh tác vì độ dốc lớn, chất đất không phù hợp để sản xuất…

“Dự án do Ban Quản lý dự án thủy điện 6 (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) làm chủ đầu tư. Địa phương chỉ là đơn vị phối hợp, chứ không tham gia sâu vào các khâu trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Nếu chủ đầu tư phối hợp chặt chẽ với địa phương trong việc khảo sát địa điểm triển khai, có những đánh giá kỹ lưỡng về đời sống, tập quán sinh hoạt của người dân thì sẽ khác. Bởi vì, nếu áp dụng nguyên tắc bố trí tái định cư, định canh của hộ đồng bào M’nông cũng giống như với các dân tộc khác, hiệu quả sẽ không cao”.

Cũng là địa phương có nhiều dự án sắp xếp ổn định dân cư, ông Nguyễn Văn Hiệp - Chủ tịch UBND huyện Tuy Đức - nhận thấy, dự án giao cho các cấp, ngành làm chủ đầu tư và xây dựng theo kiểu “trọn gói” thì hiệu quả không bằng để địa phương triển khai. Bởi vì, địa phương, nhất là cấp cơ sở, sẽ nắm bắt rõ nhất nhu cầu về đời sống sản xuất cũng như tập quán sinh hoạt của người dân.

Qua thực tế cho thấy, việc xây dựng các dự án ổn định dân cư cần có sự tính toán kỹ lưỡng. Trong đó, quan trọng nhất là việc tham khảo, lấy ý kiến của người dân địa phương, người được bố trí tái định cư để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của họ.

Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Nghệ An: Gian nan các dự án đầu tư nước sạch nông thôn

QUANG ĐẠI |

Tại Nghệ An, vẫn còn khoảng 50% người dân nông thôn “sống chung” với nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, trong khi các dự án đầu tư nước sạch gặp rất nhiều khó khăn.

Xây 14 căn nhà trên đất công, doanh nghiệp, địa phương cùng kêu khó

NHẬT HỒ |

Doanh nghiệp cho rằng không dại dột bỏ ra cả chục tỉ đồng xây dựng không phép trên đất công. Còn UBND huyện thì cho rằng kẹt đủ thứ nên chậm triển khai dự án, khiến người dân bức xúc.

Bất ngờ xuất hiện hố sâu trên đường Võ Văn Kiệt, Bạc Liêu

NHẬT HỒ |

Một hố sâu bất ngờ xuất hiện, ban đầu chỉ bằng bàn tay, sau đó lan rộng dần ra ngay trên tuyến đường giữa trung tâm thành phố Bạc Liêu.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Nghệ An: Gian nan các dự án đầu tư nước sạch nông thôn

QUANG ĐẠI |

Tại Nghệ An, vẫn còn khoảng 50% người dân nông thôn “sống chung” với nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, trong khi các dự án đầu tư nước sạch gặp rất nhiều khó khăn.

Xây 14 căn nhà trên đất công, doanh nghiệp, địa phương cùng kêu khó

NHẬT HỒ |

Doanh nghiệp cho rằng không dại dột bỏ ra cả chục tỉ đồng xây dựng không phép trên đất công. Còn UBND huyện thì cho rằng kẹt đủ thứ nên chậm triển khai dự án, khiến người dân bức xúc.

Bất ngờ xuất hiện hố sâu trên đường Võ Văn Kiệt, Bạc Liêu

NHẬT HỒ |

Một hố sâu bất ngờ xuất hiện, ban đầu chỉ bằng bàn tay, sau đó lan rộng dần ra ngay trên tuyến đường giữa trung tâm thành phố Bạc Liêu.