Tiếc nuối khi Hà Nội phá 600m con đường gốm sứ để mở rộng mặt đê

Phạm Đông - Tùng Giang |

Để phục vụ việc mở rộng mặt đê, Hà Nội đang tiến hành phá 600m con đường gốm sứ trong sự tiếc nuối của nhiều người.

Mới đây, TP.Hà Nội đã phê duyệt bổ sung vào giai đoạn 2 của Dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên nằm trên địa bàn 2 quận Ba Đình và Tây Hồ. Mục tiêu của dự án sẽ giải quyết được tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ tại khu vực này, thực hiện được việc gia cố vững chắc đê điều đảm bảo an toàn phòng, chống lũ và tạo được cảnh quan đô thị.

Theo ghi nhận của Lao Động, công trình mở rộng đường Âu Cơ đã chính thức khởi công. Nhằm phục vụ dự án, con đường gốm sứ sẽ bị phá hơn 600m.

Để thi công công trình mở rộng đường, con đường gốm sứ buộc phải phá đi 600m.
Để thi công công trình, con đường gốm sứ buộc phải phá đi 600m.

Họa sĩ Nguyễn Thu Thủy – Giám đốc Công ty Nghệ thuật Tân Hà Nội - người trực tiếp tham gia thiết kế con đường gốm sứ từ năm 2007 đến nay - cho biết, để cải tạo dự án, đã có khoảng 600m tranh gốm bị phá đi, trong đó có những đoạn tranh gốm có ý nghĩa như phố cổ Bùi Xuân Phái, đoạn tranh Tổ chức Lao động Thế giới ILO của Tập đoàn CIO,…

Theo họa sĩ Thủy, việc phải tháo dỡ một đoạn đường gốm khiến mọi người rất tiếc nuối. Cả tập thể đã phải thức đêm, thậm chí không kể nắng gắt hay mưa rào, không quản khó khăn để dành hết tâm sức cho tác phẩm nghệ thuật để kịp ngày Thủ đô kỉ niệm cũng là ngày tổ chức kỉ lục GUINESS ghi nhận con đường gốm dài nhất Thế giới.

Mong muốn của bà Thủy cũng như nhiều người khác là sau khi mở rộng đường hoàn thiện, Hà Nội có thể cấp kinh phí xây dựng lại đoạn tranh gốm đã bị phá. Với mọi người, đoạn tranh là tất cả tình yêu của các tổ chức thế giới dành cho Hà Nội kể cả công sức của các nghệ sĩ đã đóng góp cho đoạn tranh gốm sứ này.

“Việc phá dỡ đoạn tranh gần 600m đang ảnh hưởng đến kỉ lục. Tôi sẽ phải báo cáo con số này đến kỉ lục với lời hứa là sẽ xin làm đền bù lại, thậm chí chúng tôi sẽ tạo nên kỉ lục mới với 1000m, chắc chắn Hà Nội sẽ phá vỡ kỉ lục cũ” - họa sĩ Thủy nói.

Nhiều người tiếc nuối khi con đường gốm sứ sẽ bị phá hơn 600m.
Nhiều người tiếc nuối khi con đường gốm sứ sẽ bị phá hơn 600m.

Bà Lê Thị Thìn (người dân trú tại Nghi Tàm, Tây Hồ) cho biết, đoạn đường gốm sứ qua Nghi Tàm – Âu Cơ được hoàn thành trước ngày kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, đã trở thành biểu tượng mang nhiều ý nghĩa đối với người dân trong khu vực.

"Nhiều công nhân ở đây cho biết, dù đã khởi công nhưng ngày 15.6 tới sẽ ngừng lại để đảm bảo an toàn cho đê trong mùa mưa lũ. Dự kiến công trình giao thông này sẽ được thực hiện tiếp trong tháng 10" - bà Thìn cho hay.

Cũng theo bà Thìn, con đường gốm sứ có ý nghĩa với người dân, nó lưu lại lịch sử của đất nước, những ngành nghề được truyền tải trên con đường này, việc lưu giữ để lại cho con cháu muôn đời sau biết về cội nguồn dân tộc.

Người dân mong muốn khi thi công xong, con đường gốm sứ sẽ được làm lại.
Người dân mong muốn khi thi công xong, con đường gốm sứ sẽ được làm lại.

Ông Nguyễn Văn Hồng (phường Quảng An, quận Tây Hồ) chia sẻ, trước đây đường đê Âu Cơ - Nghi Tàm chỉ là đê chắn nước sông Hồng. Qua quá trình mở rộng, nhà nước đã cải tạo, mở rộng làm đường song song với việc xây dựng đường gốm rất đẹp và văn minh.

“Nhà nước có chủ trương mở rộng đường chúng tôi rất mừng, tuy nhiên con đường gốm sứ bị bỏ đi rất tiếc. Hy vọng làm đường xong, các bức tranh gốm sứ sẽ được khôi phục” - ông Hồng kể lại kỉ niệm.

Phạm Đông - Tùng Giang
TIN LIÊN QUAN

"Chơi" gốm Nhật - thú vui dễ "gây nghiện"

L.V |

Thú “chơi” gốm Nhật đã thịnh hành trong một bộ phận không nhỏ bạn trẻ tại TPHCM, nhưng đã lan rộng ra Bắc từ hơn 1 năm nay. Sở hữu những món gốm Nhật đã qua sử dụng, đồ vật bày biện trong bữa ăn gia đình tạo cảm xúc rất khó tả.

Đôi bàn tay vàng "thổi hồn" cho gốm sứ Việt

Nhật Vũ |

Nghệ nhân Phạm Anh Đạo sinh năm 1977, trong một gia đình có truyền thống làm gốm ở Bát Tràng. Do dùng thuốc kháng sinh liều cao khi còn nhỏ mà đôi tai anh gần như bị điếc, khiến khả năng nói và diễn đạt của anh trở nên rất khó khăn. Nhưng bù lại, anh Đạo có đôi “bàn tay vàng”. Anh là nghệ nhận trẻ tuổi nhất của làng gốm Bát Tràng được Sở Công Thương Hà Nội trao tặng danh hiệu nghệ nhân (khi mới 31 tuổi).

Khánh thành tranh gốm Đài Loan trên Con đường gốm sứ

M. K |

Đoạn tranh gốm ghi dấu ấn những nét đẹp văn hóa, kiến trúc và thiên nhiên tiêu biểu của Đài Loan (Trung Quốc) vừa được khánh thành trên đường đê Nghi Tàm, Hà Nội, nối dài Con đường gốm sứ về phía cầu Nhật Tân.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

"Chơi" gốm Nhật - thú vui dễ "gây nghiện"

L.V |

Thú “chơi” gốm Nhật đã thịnh hành trong một bộ phận không nhỏ bạn trẻ tại TPHCM, nhưng đã lan rộng ra Bắc từ hơn 1 năm nay. Sở hữu những món gốm Nhật đã qua sử dụng, đồ vật bày biện trong bữa ăn gia đình tạo cảm xúc rất khó tả.

Đôi bàn tay vàng "thổi hồn" cho gốm sứ Việt

Nhật Vũ |

Nghệ nhân Phạm Anh Đạo sinh năm 1977, trong một gia đình có truyền thống làm gốm ở Bát Tràng. Do dùng thuốc kháng sinh liều cao khi còn nhỏ mà đôi tai anh gần như bị điếc, khiến khả năng nói và diễn đạt của anh trở nên rất khó khăn. Nhưng bù lại, anh Đạo có đôi “bàn tay vàng”. Anh là nghệ nhận trẻ tuổi nhất của làng gốm Bát Tràng được Sở Công Thương Hà Nội trao tặng danh hiệu nghệ nhân (khi mới 31 tuổi).

Khánh thành tranh gốm Đài Loan trên Con đường gốm sứ

M. K |

Đoạn tranh gốm ghi dấu ấn những nét đẹp văn hóa, kiến trúc và thiên nhiên tiêu biểu của Đài Loan (Trung Quốc) vừa được khánh thành trên đường đê Nghi Tàm, Hà Nội, nối dài Con đường gốm sứ về phía cầu Nhật Tân.