Thủy điện nghìn tỉ xả lũ gây thiệt hại, lỗi tại... ông trời!

THANH TUẤN |

Chỉ trong thời gian ngắn, hàng trăm hộ dân ở các huyện Ngọc Hồi, Đắk Tô, Kon Plông, Kon Rẫy… tỉnh Kon Tum sinh sống dưới chân đập các thủy điện bị mất đất, mất nương rẫy vốn là tư liệu để sản xuất và phương kế mưu sinh lâu dài của họ. Thiệt hại liên tiếp cho người dân nhưng cơ quan chức năng vẫn khẳng định, lỗi tại… ông trời!

Các dòng sông ở tỉnh Kon Tum đang “oằn mình” gồng gánh trên lưng một loạt thủy điện, chỉ riêng thủy điện vừa và nhỏ đã có 27 dự án đã hoàn thành. Không phải ngẫu nhiên mà mới đây Bộ Công thương yêu cầu Kon Tum rà soát, đánh giá lại quy hoạch thủy điện và tỉnh Kon Tum đã loại đến 47 vị trí ra khỏi quy hoạch làm dự án thủy điện vừa và nhỏ.

Nông dân khóc ròng bên rẫy caosu bị nước lũ thủy điện Plei Kần làm hư hại. Ảnh T.T
Nông dân khóc ròng bên rẫy caosu bị nước lũ thủy điện Plei Kần làm hư hại. Ảnh T.T

Nhiều năm về trước, người dân các huyện ở Kon Tum sống yên bình với nương rẫy cà phê, caosu, điều, tiêu… bên dòng sông. Thời gian gần đây, khi các nhà máy thủy điện đi vào hoạt động, lũ lụt kinh hoàng hơn, cuốn trôi đất đai, hoa màu của họ. Và một số công ty thủy điện đã tranh thủ trời mưa bão để tích nước hoặc xả lũ trái quy định.

Việc công ty thử nghiệm thân đập khi nhà máy vận hành hoặc lo ngại về nguy cơ độ an toàn thân đập khi nước từ nguồn đổ về nhiều sẽ dẫn đến tích, xả nước không đúng. Qua đó, giáng thêm đòn nặng nề vào thiệt hại kinh tế cho người dân.

Tháng 11.2020, thủy điện Plei Kần do Công ty Cổ phần Tấn Phát làm chủ đầu tư, khi vận hành thử nghiệm đã tích nước trái phép cùng thời điểm với mưa bão đã nhấn chìm 300ha nông sản của hơn 60 hộ dân huyện Đăk Tô và huyện Ngọc Hồi. Người dân rơi nước mắt bên rẫy cà phê bị úng, hư hại, caosu thối rữa… Họ bồng bế con nhỏ chạy lũ trong đêm tối để tìm sự sống, ở trên núi cao họ cận kề với hiểm nguy tính mạng.

Tháng 1.2021, gần 60 hộ dân xã Hiếu, huyện Kon Plông khi ra thăm mảnh ruộng, vườn ngô của mình thì chỉ thấy toàn đất, cát vùi lấp, đất nứt toác dưới chân. Cách đó không xa, thủy điện Đăk Re do Công ty Cổ phần Thủy điện Thiên Tân làm chủ đầu tư vẫn “bình chân như vại”, đổ lỗi do ảnh hưởng của mưa bão, việc thi công phá núi mở đường, đào đắp, san lấp cả nghìn khối đất đá của họ không liên can. Bà con xã Hiếu vốn hiền lành lại ngậm ngùi, tay trắng xới đất làm lại mảnh ruộng mưu sinh.

Tháng 3.2021, khi nhiều người dân ở thị trấn Đăk Rve, huyện Kon Rẫy đang cặm cụi đặt máy bơm hút nước dưới dòng sông Đăk Snghé cạn trơ đáy thì bất ngờ nước lũ đổ về trong đêm. Hóa ra, thủy điện Đăk PôNe 2AB do Công ty TNHH Gia Nghi làm chủ đầu tư xả lũ mà không thông báo. Khi dân cần nước thì không có, lúc thủy điện xả thì nước ngập tràn nương rẫy, cuốn trôi hoa màu.

Mới đây, sau nhiều lần dây dưa, Thủy điện Thượng Kon Tum mới chấp nhận hỗ trợ cho 26 hộ dân xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy tổng cộng 100 triệu đồng (mỗi hộ dân nhận gần 4 triệu). Hàng chục ha đất sản xuất bị bạc màu, nương rẫy cuốn trôi, người dân hiện vẫn chưa biết có nên tiếp tục cày bừa trở lại hay không…

Điều trớ trêu là mỗi khi đoàn kiểm tra liên nghành của tỉnh Kon Tum do Sở Công thương chủ trì, xuống hiện trường kiểm tra, làm việc đều đi đến kết luận thống nhất: “thủy điện xả lũ đúng quy trình, người dân tố sai”. Bởi do làm đúng quy trình nên các thủy điện không phải chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại theo quy định nhà nước, mà chỉ hỗ trợ cho người dân một ít theo “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”.

Thực tế, người dân không ai muốn đi kiện tụng các công ty thủy điện với nhiều thủ tục hành chính nhiêu khê, phức tạp, qua các cấp, sở ngành. Và sau thời gian đằng đẵng chờ đợi, họ chỉ nhận được những khoản hỗ trợ nhỏ nhoi so với khối tài sản là tư liệu sản xuất lâu dài, bền vững của họ đã bị mất.

Người dân chỉ cần các thủy điện tích nước, xả lũ có trách nhiệm, để họ được yên tâm canh tác lâu dài trên ruộng vườn, nương rẫy. Nếu đoàn liên ngành khẳng định thủy điện xả lũ đúng thì cần phải chứng minh và công khai thông tin cho họ biết.

Việc Bộ Công thương yêu cầu Kon Tum rà soát lại các dự án thủy điện vừa và nhỏ, kiên quyết dừng các dự án làm mất rừng, ảnh hưởng đến đời sống người dân là hoàn toàn đúng. Người dân Kon Tum dưới chân đập thủy điện thời gian qua đã điêu đứng, đừng để các chủ thủy điện cùng mượn tay “ông trời” khoét sâu thêm vào nỗi khốn khổ của họ.

THANH TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Xả lũ gây thiệt hại, thủy điện nghìn tỉ đi “kỳ kèo” hỗ trợ cho dân

THANH TUẤN |

Mặc dù xả lũ gây thiệt hại diện tích đất sản xuất nông nghiệp cho hàng chục hộ dân, tuy nhiên Thủy điện Thượng Kon Tum có vốn đầu tư 9.500 tỉ đồng lại “kỳ kèo” việc đền bù, hỗ trợ cho người dân vùng núi.

Kon Tum vẫn tổ chức thi tuyển sinh THPT, dịch căng thẳng hơn sẽ cho dừng

THANH TUẤN |

Sáng ngày 23.7, bà Phạm Thị Trung – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum – cho biết, tỉnh sẽ tổ chức kỳ thi THPT năm học 2021-2022 như dự kiến, trường hợp dịch bệnh căng thẳng, có F0 ngoài cộng đồng sẽ tiến hành dừng ngay kỳ thi.

Cô giáo cho cả vườn chuối để gửi công nhân TPHCM vượt qua COVID-19

THANH TUẤN |

Sau khi Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai vận động thu gom rau củ quả tươi gửi vào TPHCM hỗ trợ chống dịch COVID-19, đã có hơn 22 tấn hàng được chất đầy xe tải.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Xả lũ gây thiệt hại, thủy điện nghìn tỉ đi “kỳ kèo” hỗ trợ cho dân

THANH TUẤN |

Mặc dù xả lũ gây thiệt hại diện tích đất sản xuất nông nghiệp cho hàng chục hộ dân, tuy nhiên Thủy điện Thượng Kon Tum có vốn đầu tư 9.500 tỉ đồng lại “kỳ kèo” việc đền bù, hỗ trợ cho người dân vùng núi.

Kon Tum vẫn tổ chức thi tuyển sinh THPT, dịch căng thẳng hơn sẽ cho dừng

THANH TUẤN |

Sáng ngày 23.7, bà Phạm Thị Trung – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum – cho biết, tỉnh sẽ tổ chức kỳ thi THPT năm học 2021-2022 như dự kiến, trường hợp dịch bệnh căng thẳng, có F0 ngoài cộng đồng sẽ tiến hành dừng ngay kỳ thi.

Cô giáo cho cả vườn chuối để gửi công nhân TPHCM vượt qua COVID-19

THANH TUẤN |

Sau khi Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai vận động thu gom rau củ quả tươi gửi vào TPHCM hỗ trợ chống dịch COVID-19, đã có hơn 22 tấn hàng được chất đầy xe tải.