Thu phí vào nội đô: Gây ùn tắc, tạo gánh nặng cho nền cho kinh tế

QUANG ĐẠI |

Hà Nội - Việc tổ chức thu phí vào nội thành thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nếu triển khai thực hiện sẽ phát sinh nhiều bất cập, tạo ra gánh nặng chi phí cho người dân, doanh nghiệp.

Hà Nội và TPHCM cùng nhau trình phương án thu phí ôtô vào trung tâm. Mục tiêu chung của cả hai thành phố đều hướng đến việc thông qua thu phí sẽ giảm lượng xe cá nhân trong nội đô, giảm ách tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi trường.

Thông tin nói trên gặp phản ứng của giới chuyên gia cũng như dư luận xã hội, hầu hết đều không đồng tình. Bên cạnh những bất cập mà các chuyên gia đã nêu, chúng tôi nhận thấy việc tổ chức thu phí vào nội thành thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nếu triển khai sẽ tạo ra rất nhiều hệ lụy.

Thứ nhất, với “ma trận” trạm thu phí dày đặc, sẽ tạo ra các rào cản, tiềm ẩn nguy cơ ùn tắc giao thông tại các điểm thu phí này, đặc biệt trong trường hợp trạm thu phí phát sinh trục trặc về kĩ thuật.

Thứ hai, trong điều kiện dịch bệnh hoành hành, nhiều doanh nghiệp phá sản, đa số người dân gặp khó khăn, giá xăng dầu liên tục tăng cao, việc phải đóng thêm phí khi đi vào nội thành sẽ làm doanh nghiệp và người dân thêm khó khăn, góp phần làm giảm chất lượng cuộc sống người dân, tăng chi phí doanh nghiệp, tăng lạm phát.

Trong thời điểm dịch bệnh và hậu dịch bệnh còn nhiều khó khăn, kinh tế đang trên đà hồi phục, việc tăng thêm các khoản thu từ người dân và doanh nghiệp là cần hết sức cân nhắc, xem xét.

Thứ ba, việc đi lại của người dân là nhu cầu chính đáng. Công dân có quyền tự do đi lại. Việc tổ chức thu phí vào nội thành tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã dựng lên một “rào cản kĩ thuật”, hạn chế quyền tự do đi lại của công dân.

Thứ tư, cần tính toán sau khi áp dụng biện pháp thu phí, sẽ hạn chế được bao nhiêu phần trăm các phương tiện ô tô cá nhân vào nội thành Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Thực tế người dân có nhu cầu mới đi vào nội thành, cho nên dù có thu phí, họ vẫn đi. Có thể sau khi phải nộp phí, người dân sẽ tính toán, sắp xếp lại kế hoạch để giảm số lần ra vào. Con số giảm là có, nhưng chưa biết cụ thể và chắc chắn không thể có sự giảm sút đột ngột.

Người dân đi vào nội thành để học hành, chữa bệnh, mua bán, giao dịch, vui chơi giải trí...đều có đóng góp cho sự tăng trưởng của kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân, doanh nghiệp và doanh thu cho nền kinh tế địa phương. Do đó, việc hạn chế người dân đi vào nội thành cũng góp phần làm suy giảm sự phát triển kinh tế.

Tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội và TPHCM là rất nghiêm trọng và gây nhiều hệ lụy, tuy nhiên cần nghiên cứu các giải pháp khoa học và khả thi, không nên vội vàng áp dụng biện pháp thu phí tạo thêm gánh nặng cho nền kinh tế và không bảo đảm sẽ đạt mục tiêu.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Thu phí xe vào nội đô: Singapore đã làm thế nào?

Anh Vũ |

Hệ thống thu phí xe vào nội đô của Singapore ứng dụng công nghệ cao và dễ dàng sử dụng.

Thu phí phương tiện cá nhân: Phải tính đến nhu cầu và lợi ích của người dân

Hoàng Lâm |

Cả Hà Nội và TPHCM cùng nhau trình phương án thu phí ôtô vào trung tâm. Điểm chung của cả hai thành phố đều hướng đến việc thông qua thu phí sẽ giảm lượng xe cá nhân trong nội đô, giảm ách tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi trường.

87 trạm thu phí xe vào nội thành Hà Nội: Có giảm tắc, tăng thu?

nhóm pv |

Đề án sẽ xây dựng 87 trạm thu phí phương tiện ô tô đi vào nội đô Hà Nội từ năm 2025 đã và đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân và nhất là các chủ phương tiện ô tô thường xuyên đi lại tại Hà Nội. Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với TS Phan Lê Bình - Chuyên gia giao thông để cùng phân tích và bàn luận kỹ hơn về đề xuất này.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Thu phí xe vào nội đô: Singapore đã làm thế nào?

Anh Vũ |

Hệ thống thu phí xe vào nội đô của Singapore ứng dụng công nghệ cao và dễ dàng sử dụng.

Thu phí phương tiện cá nhân: Phải tính đến nhu cầu và lợi ích của người dân

Hoàng Lâm |

Cả Hà Nội và TPHCM cùng nhau trình phương án thu phí ôtô vào trung tâm. Điểm chung của cả hai thành phố đều hướng đến việc thông qua thu phí sẽ giảm lượng xe cá nhân trong nội đô, giảm ách tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi trường.

87 trạm thu phí xe vào nội thành Hà Nội: Có giảm tắc, tăng thu?

nhóm pv |

Đề án sẽ xây dựng 87 trạm thu phí phương tiện ô tô đi vào nội đô Hà Nội từ năm 2025 đã và đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân và nhất là các chủ phương tiện ô tô thường xuyên đi lại tại Hà Nội. Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với TS Phan Lê Bình - Chuyên gia giao thông để cùng phân tích và bàn luận kỹ hơn về đề xuất này.