Thời tiết quá nắng nóng có nên cho học sinh nghỉ học?

Bằng Linh |

Câu chuyện học sinh lớp 1 Trường tiểu học Q.T (quận Ngô Quyền - Hải Phòng) phải đứng ngoài cổng trường giữa trời nắng đang gây xôn xao dư luận. Vấn đề đặt ra là với thời tiết quá nắng nóng, nhà trường có nên cho học sinh được nghỉ học?

Hai ngày hôm nay, thời tiết nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời cao điểm có nơi đo được hơn 40 độ C. Khi thời tiết trở lạnh dưới 10 độ C, học sinh mầm non và các học sinh tiểu học được phép nghỉ học; thế nhưng cho tới nay, chưa có quy định nào về việc học sinh có thể được nghỉ học do thời tiết nắng nóng.

Mọi năm, thời điểm cuối tháng 5, đầu tháng 6 là khoảng thời gian nắng nóng nhất trong năm thì học sinh đã được nghỉ hè.

Tuy nhiên năm nay, do thời gian nghĩ giãn cách quá dài, cho tới nay, các bậc học vẫn đang diễn ra và dự kiến kéo dài cho đến giữa tháng 7, nghĩa là hứng trọn đợt nắng nóng 2020.

Báo Lao Động đăng câu chuyện phản ánh của một phụ huynh Hải Phòng, theo đó phụ huynh có con học lớp 1 Trường tiểu học Q.T (quận Ngô Quyền - Hải Phòng). Phụ huynh cho biết: trước thời điểm dịch COVID-19, phụ huynh này cho con ăn bán trú tại trường, tuy nhiên do hoàn cảnh nên không có khả năng cho con học bán trú nữa mà đón con về nhà ăn trưa.

Theo thông báo của Ban giám hiệu nhà trường những bạn không ăn bán trú 13h30 mới được có mặt. Tuy nhiên, do công việc nên ngày 19.5, phụ huynh trên cho con đến sớm từ 13h15. Ngay sau đó, cô giáo đã chụp ảnh gửi vào nhóm Zalo của lớp phê bình học sinh này vì đến sớm.

Ngày 20.5, sau giờ nghỉ trưa, phụ huynh đưa con đến trường học chiều và dặn con ngồi gốc cây trong trường chờ các bạn ngủ trưa dậy thì vào lớp. Tuy nhiên, khi phụ huynh quay lại thì thấy con đứng giữa trời nắng ở cổng trường vì các bạn trực Sao đỏ “đuổi” không cho đứng trong sân trường.

Khoan nói chuyện đúng, sai mà hãy thử hình dung: Một em bé mới 7 tuổi, đứng giữa trưa nắng hơn 40 độ C nếu xảy ra chuyện gì ảnh hưởng đến sức khoẻ thì ai chịu trách nhiệm? Có lỗi của phụ huynh khi đưa con đến trường khi trời nắng hay nhà trường, cô giáo quá cứng nhắc?

Theo các bác sĩ, với thời tiết nắng nóng, tiếp xúc nhiều với ánh nắng, nếu không cẩn thận rất dễ bị phát ban, chuột rút, ngất xỉu, kiệt sức do cơ thể bị mất nước và muối qua mồ hôi. Thường gặp nhất trong mùa nóng là tình trạng ngất xỉu, kiệt sức do nhiệt. Ngoài ra, sốc nhiệt (đột quỵ do nhiệt) là loại bệnh mùa nóng có tỉ lệ tử vong tương đương với đột quỵ do tim và não. Việc tăng thân nhiệt kéo dài sẽ làm tổn thương hệ tim mạch, hô hấp, gan, thận, đặc biệt là hệ thần kinh. Khi đó nhiệt độ cơ thể nạn nhân có thể lên đến trên 40 độ C kèm các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, lơ mơ, rối loạn tri giác, co giật, thậm chí hôn mê…

Có ý kiến cho rằng, học sinh đến trường thì sẽ có điều hoà nhiệt độ trong lớp. Tuy nhiên đó là các trường ở thành phố, còn ở các vùng quê và những nơi không có điều kiện thì học sinh vẫn phải chịu nóng bức. Ngoài ra việc đi lại trên đường, đặc biệt là ca học chiều có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ học sinh.

Đã đến lúc bên cạnh quy định bằng văn bản về việc thời tiết khắc nghiệt như trời lạnh bao nhiêu độ, thời tiết nắng nóng bao nhiêu độ C thì nhà trường cho các học sinh được nghỉ học để bảo vệ sức khoẻ cho các em.

Bằng Linh
TIN LIÊN QUAN

Công nhân chật vật chống chọi với nắng nóng

Trần Kiều - Bảo Hân |

Trong nhiều khu nhà trọ ở Đông Anh (Hà Nội), công nhân dùng đủ cách để chống chọi với tiết trời đang như thiêu đốt.

5 loại thực phẩm được coi là "thần dược" đối phó với nắng nóng kỷ lục

THANH BÌNH (TỔNG HỢP) |

Nắng nóng kỷ lục trong những ngày gần đây khiến nhiệt độ tăng cao, gây nguy hiểm cho cơ thể con người, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe hoặc thậm chí tử vong. Những loại thực phẩm sau đây được coi là "thần dược" giúp cơ thể để đối phó với nắng nóng.

Bác sĩ chỉ cách cứu người bị say nắng rất đơn giản, ai cũng có thể làm được

Thùy Linh - Thanh Bình |

Say nắng, cảm nắng (hay sốc nhiệt) là hiện tượng thường gặp trong mùa hè. Đặc biệt là trong những ngày nắng nóng cao điểm. Nếu bệnh nhân say nắng không được xử trí kịp thời có thể để lại các di chứng thần kinh không hồi phục hoặc tử vong.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Công nhân chật vật chống chọi với nắng nóng

Trần Kiều - Bảo Hân |

Trong nhiều khu nhà trọ ở Đông Anh (Hà Nội), công nhân dùng đủ cách để chống chọi với tiết trời đang như thiêu đốt.

5 loại thực phẩm được coi là "thần dược" đối phó với nắng nóng kỷ lục

THANH BÌNH (TỔNG HỢP) |

Nắng nóng kỷ lục trong những ngày gần đây khiến nhiệt độ tăng cao, gây nguy hiểm cho cơ thể con người, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe hoặc thậm chí tử vong. Những loại thực phẩm sau đây được coi là "thần dược" giúp cơ thể để đối phó với nắng nóng.

Bác sĩ chỉ cách cứu người bị say nắng rất đơn giản, ai cũng có thể làm được

Thùy Linh - Thanh Bình |

Say nắng, cảm nắng (hay sốc nhiệt) là hiện tượng thường gặp trong mùa hè. Đặc biệt là trong những ngày nắng nóng cao điểm. Nếu bệnh nhân say nắng không được xử trí kịp thời có thể để lại các di chứng thần kinh không hồi phục hoặc tử vong.