Thiếu các ứng dụng công nghệ thông tin cho người khuyết tật

NGUYỄN CƯỜNG |

Việc thiếu các ứng dụng công nghệ thông tin thuần Việt dành cho người khuyết tật ở Việt Nam khiến họ gặp nhiều khó khăn, không dễ thích nghi với môi trường số. Điều này phần nào ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người khuyết tật.

Ứng dụng công nghệ chưa thân thiện

Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, người khuyết tật có nhiều cơ hội hòa nhập cộng đồng. Công nghệ không chỉ là phương tiện giao tiếp hữu hiệu giữa người khuyết tật với cộng đồng mà còn giúp họ cải thiện chất lượng cuộc sống, vững tin trên hành trình lan tỏa những năng lượng tích cực tới xã hội.

Tuy nhiên, việc thiếu hụt các ứng dụng công nghệ thông tin thuần Việt dành khiến họ gặp khó khăn khi sử dụng các thiết bị công nghệ.

Là người khiếm thị, anh Đàm Văn Hợp (Đắk Lắk) cho rằng, phần lớn các ứng dụng công nghệ ở thời điểm hiện tại khó sử dụng với anh.

Ứng dụng có thể tiếp cận được hầu hết đều thiết kế giao diện phức tạp, phần mềm đọc màn hình không thân thiện. Người khiếm thị phải phụ thuộc vào người khác hoặc sử dụng các ứng dụng thay thế.

Còn anh Nguyễn Thế Đạt (Hà Đông, Hà Nội) cũng nhận thấy tại Việt Nam, các ứng dụng công nghệ thông tin dành cho người khuyết tật còn khá ít. Các công ty phát triển ứng dụng công nghệ chưa thực sự phù hợp với người khuyết tật.

Dù rất yêu thích công nghệ, mong mỏi được tiếp cận và sử dụng các ứng dụng này, anh Đạt vẫn chưa tìm được lối ra cho mình cũng như nhiều người khuyết tật khác.

Công ty Cổ phần Công nghệ Htecom trong một buổi trao đổi về lập trình cho người khuyết tật khiếm thị. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Trao đổi về vấn đề này, anh Trần Hiệp, Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Htecom nhận định, hiện nay với sự phát triển của công nghệ, người khuyết tật ngày càng có thêm cơ hội giao lưu với bạn bè trên thế giới. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi việc thiếu sót các công cụ hỗ trợ cho họ sử dụng các ứng dụng công nghệ.

“Hầu hết các ứng dụng mà người khuyết tật sử dụng như một phần mềm đọc màn hình. Chỉ một số ứng dụng chuyển văn bản thành giọng nói và ngược lại đã được phát triển. Các công ty công nghệ, lập trình viên ở các nước phát triển đã quan tâm tới digital accessibility (khả năng tiếp cận kỹ thuật số). Thế nhưng, vấn đề này ở nước ta vẫn còn rất hạn chế” – anh Hiệp chia sẻ.

Tại Việt Nam, có nhiều công ty công nghệ chưa mặn mà với việc tích hợp các tính năng, trợ năng cho người khuyết tật vào sản phẩm của họ. Lý do là các tính năng này gây khó chịu cho những người dùng thông thường. Khi vô tình tình kích hoạt nhầm, họ sẽ bị ảnh hưởng tới trải nghiệm của mình.

Theo anh Hiệp, Htecom cũng đang phát triển các công nghệ nhận dạng văn bản dành cho người khuyết tật tại Việt Nam. Các công ty về công nghệ nên cải thiện ứng dụng, tạo điều kiện để giúp đỡ người khuyết tật.

Đòi hỏi nhiều thời gian nghiên cứu

Kỹ sư Lê Anh Tuấn (Nam Từ Liêm, Hà Nội) có nnhiều năm nghiên cứu và phát triển các ứng dụng dành riêng cho người khiếm thị cho rằng, để phát triển được một ứng dụng dành riêng cho người khiếm thị, đòi hỏi cần nhiều thời gian, công sức nghiên cứu.

“Đầu tiên, tôi phải tìm hiểu nhu cầu, cuộc sống của họ, về cách họ sử dụng các thiết bị công nghệ, cơ chế hoạt động của các trình đọc màn hình. Từ đó, tìm ra giải pháp để khắc phục. Ngoài ra, tôi cũng lắng nghe ý kiến của những người khiếm thị rồi cải thiện sản phẩm” – kỹ sư Tuấn cho hay.

Một số ứng dụng mà kỹ sư Tuấn phát triển bao gồm bộ đọc tiếng Việt Vnspeak và một vài ứng dụng nhỏ như báo nói, sách nói, chuyện nói...

Ngoài mong mỏi tìm kiếm việc làm, người khuyết tật cũng muốn được tiếp cận với công nghệ. Ảnh minh họa: Lương Hạnh.
Ngoài mong mỏi tìm kiếm việc làm, người khuyết tật cũng muốn được tiếp cận với công nghệ. Ảnh minh họa: Lương Hạnh.

“Nhờ những ứng dụng trên, người khiếm thị có thêm cơ hội tiếp cận với tri thức. Tôi hy vọng các kỹ sư công nghệ sẽ tiếp tục phát triển nhiều ứng dụng hữu ích để trợ giúp cộng đồng người khuyết tật”, anh Tuấn bày tỏ.

Để những người khuyết tật dễ sử dụng các thiết bị công nghệ cần có sự chung tay của các công ty, doanh nghiệp và cơ quan chức năng có thẩm quyền. Người khuyết tật sẽ được thu hẹp khoảng cách số. Từ đó, góp phần xây dựng một xã hội bình đẳng, không rào cản, đa dạng và hòa nhập.

NGUYỄN CƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Chàng trai khuyết tật với đam mê "tạo hình cho rác"

Minh Ánh |

Miệt mài nhặt những chiếc lông gà từ chuồng gà góc nhà, chàng trai khuyết tật Đinh Đồng Giang (31 tuổi, Tân Lãng, Lương Tài, Bắc Ninh) bắt đầu lên các ý tưởng cho việc sáng chế tranh từ những chiếc lông gà đầy màu sắc. Và cũng từ đó, đam mê tái chế rác cũng lớn dần trong anh.

Người lao động khuyết tật gặp khó khi tìm việc

BẠN ĐỌC NGUYỄN CƯỜNG |

Dù có bằng cao đẳng theo chuyên ngành và mong mỏi được cống hiến cho các công ty, doanh nghiệp, thế nhưng rất nhiều người khuyết tật khiếm thị vẫn nhận lại cái lắc đầu của nhà tuyển dụng.

Từ người khuyết tật trở thành ông chủ sản xuất xe điện

Minh Nguyễn |

Anh Lê Huy Tích (SN 1978), từng bị tai nạn và nằm liệt giường 3 năm, giờ anh trở thành ông chủ cơ sở sản xuất xe điện cho người khuyết tật.

Nghị lực của người phụ nữ khuyết tật ở Bạc Liêu

VĂN SỸ |

Dù bị khuyết tật đôi chân, nhưng bằng nghị lực của mình, bà Trần Thị Tiếm (44 tuổi) ngụ xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu một mình vất vả mưu sinh nuôi 2 con khôn lớn. Đáp lại tình yêu thương của mẹ, 2 người con của bà Tiếm đều ngoan hiền, hiếu thảo, là học sinh giỏi toàn diện nhiều năm qua.

Người khuyết tật tìm việc làm, khẳng định tàn mà không phế

PHƯƠNG TRANG |

Hiện nay, TP. Hà Nội có khoảng hơn 100.000 người khuyết tật, trong đó khoảng hơn 30.000 người có khả năng lao động. Những năm qua, nhiều người khuyết tật luôn cố gắng tìm việc làm và làm việc không ngừng nghỉ, họ góp phần thay đổi nhận thức của một bộ phận người trong xã hội: Người khuyết tật “tàn mà không phế”.

Bảng tổng sắp huy chương SEA Games 32 ngày 11.5: Việt Nam đã có 58 huy chương vàng

Chi Trần |

Tính đến 20h30 ngày 11.5, đoàn thể thao Việt Nam đã giành được 58 huy chương vàng tại SEA Games 32. 

Bệnh nhân ung thư bỏ cơ hội vàng vì chữa dân gian, truyền miệng

Thùy Linh |

Trong cuộc chiến chống lại căn bệnh ung thư, phát hiện bệnh giai đoạn sớm là yếu tố quyết định khả năng chữa khỏi. Đáng tiếc là có không ít bệnh nhân tuy phát hiện bệnh sớm nhưng vì chủ quan, đặt niềm tin sai chỗ mà bỏ lỡ giai đoạn vàng trong điều trị bệnh, rút ngắn thời gian sống.

Chứng khoán lao dốc, "cá mập" thua lỗ, đua nhau thu tiền về

Đức Mạnh |

Loạt quỹ ngoại đã báo lỗ và nâng tỉ trọng tiền mặt trong bối cảnh thị trường chứng khoán tháng 4 điều chỉnh giảm hơn 15 điểm.

Chàng trai khuyết tật với đam mê "tạo hình cho rác"

Minh Ánh |

Miệt mài nhặt những chiếc lông gà từ chuồng gà góc nhà, chàng trai khuyết tật Đinh Đồng Giang (31 tuổi, Tân Lãng, Lương Tài, Bắc Ninh) bắt đầu lên các ý tưởng cho việc sáng chế tranh từ những chiếc lông gà đầy màu sắc. Và cũng từ đó, đam mê tái chế rác cũng lớn dần trong anh.

Người lao động khuyết tật gặp khó khi tìm việc

BẠN ĐỌC NGUYỄN CƯỜNG |

Dù có bằng cao đẳng theo chuyên ngành và mong mỏi được cống hiến cho các công ty, doanh nghiệp, thế nhưng rất nhiều người khuyết tật khiếm thị vẫn nhận lại cái lắc đầu của nhà tuyển dụng.

Từ người khuyết tật trở thành ông chủ sản xuất xe điện

Minh Nguyễn |

Anh Lê Huy Tích (SN 1978), từng bị tai nạn và nằm liệt giường 3 năm, giờ anh trở thành ông chủ cơ sở sản xuất xe điện cho người khuyết tật.

Nghị lực của người phụ nữ khuyết tật ở Bạc Liêu

VĂN SỸ |

Dù bị khuyết tật đôi chân, nhưng bằng nghị lực của mình, bà Trần Thị Tiếm (44 tuổi) ngụ xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu một mình vất vả mưu sinh nuôi 2 con khôn lớn. Đáp lại tình yêu thương của mẹ, 2 người con của bà Tiếm đều ngoan hiền, hiếu thảo, là học sinh giỏi toàn diện nhiều năm qua.

Người khuyết tật tìm việc làm, khẳng định tàn mà không phế

PHƯƠNG TRANG |

Hiện nay, TP. Hà Nội có khoảng hơn 100.000 người khuyết tật, trong đó khoảng hơn 30.000 người có khả năng lao động. Những năm qua, nhiều người khuyết tật luôn cố gắng tìm việc làm và làm việc không ngừng nghỉ, họ góp phần thay đổi nhận thức của một bộ phận người trong xã hội: Người khuyết tật “tàn mà không phế”.