Thị trường bán lẻ Việt Nam đi về đâu ?

Diệp Văn Sơn |

Thời gian gần đây, thị trường bán lẻ Việt Nam chứng kiến làn sóng đổ bộ mạnh mẽ của nhiều doanh nghiệp (DN) ngoại, đặc biệt các DN đến từ Thái Lan, qua các thương vụ mua bán, sáp nhập các chuỗi bán lẻ lớn.Vụ Đại gia Thái thâu tóm thêm Big C như giọt nước tràn ly!

Sức hấp dẫn của Big C Việt Nam nhà bán lẻ này đang sở hữu, gồm hệ thống điểm bán lẻ đứng thứ 2 Việt Nam (sau Saigon Co.op) với 33 siêu thị, 10 cửa hàng tiện lợi C Express, trang thương mại điện tử Cdiscount.vn; lượng khách hàng lên đến hơn 50 triệu lượt/năm và 2,8 triệu khách hàng thành viên.

Sức hấp dẫn còn nằm ở chỗ thương vụ này có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đua giành vị trí số 1 về bán lẻ tại Việt Nam. Trước khi nắm trong tay Big C, người Thái đã sở hữu 4 chuỗi siêu thị lớn bậc nhất, chiếm 70% thị trường bán lẻ trong siêu thị Việt Nam. 

Thật là đáng lo ngại cho các DN sản xuất hàng hóa VN. Các nhà bán lẻ  giúp nhà sản xuất gia tăng doanh số, vấn đề cơ bản nhất: Đó chính là việc nhà sản xuất phải đảm bảo rằng sản phẩm của họ luôn hiện diện, luôn sẵn có và không chỉ nhà bán lẻ mà cả người mua hàng đều phải biết về sự hiện diện này – đó cũng chính là những tác động gây ảnh hưởng đến sự sống còn của nhà sản xuất. 

Theo các chuyên gia kinh tế, mới đầu người tiêu dùng Việt được lợi nhưng bản thân nền kinh tế, doanh nghiệp Việt sẽ rất khó khăn và vất vả trong cuộc chơi mới. 

Người tiêu dùng ban đầu có lợi nhưng nền sản xuất và kinh tế rồi sẽ hiểu ra dần dần, bởi phân phối là yêu tố quyết định sản xuất .

Ở Các nước ,họ đều coi thị trường trong nước là sân nhà, điểm tựa của mình và xuất khẩu là con đường để phát triển. Tuy nhiên, tại Việt Nam, các DN tập trung chủ yếu vào xuất khẩu.Trong khi họ chưa thành công về xuất khẩu vì sản phẩm Việt vẫn xuất thô để cho các nước chế thành các sản phẩm với bao bì khác, nhãn hàng khác thì tại thị trường trong nước, các DN Việt lại đánh rơi mà nói đúng hơn là bỏ rơi thị trường trong nước vì: giá trị thị phần nhỏ, tiềm năng không lớn 

Thực tế này cũng đang ép đến người nông dân. Trong các siêu thị nước ngoài hiện nay, họ càng đưa thêm hàng nông sản các nước vào, lấn át hàng Việt Nam. Hiện nay trái cây và một số hàng tiêu dùng đã có thể thấy rõ. Việc hàng hoa quả trong nước phải nhường chỗ hoặc bị hoa quả ngoại đánh bật khỏi các quầy, kệ siêu thị khiến cho hoa quả Việt ngày càng bị đẩy ra vỉa hè, lề đường là một thực tế đáng được báo động. 

Vì sao DN Việt thua trên sân nhà? Để trả lời câu hỏi này có thể thấy: Do trước đây, trong nền kinh tế bao cấp, ta chỉ coi trọng sản xuất không lo khâu phân phối. Từ quan điểm này, các chính sách hỗ trợ hay chăm lo chỉ “tất cả cho sản xuất” chứ không quan tâm khâu phân phối (không hề có chính sách hỗ trợ về đất đai, thuế...).Hơn nữa lại định hướng sai, có sự ưu ái, ưu tiên cho doanh nghiệp phân phối nước ngoài hơn trong nước, vì coi đây là thành tích thu hút đầu tư nước ngoài. Nhà nước cũng ít quan tâm đến thị trường nội địa, thường chỉ tập trung nhiều về FDI, xuất khẩu… 

Một ví dụ thấy rõ,DN bán lẻ Việt xin đất làm dự án mất ít nhất 3 tháng, nhưng một DN ngoại chỉ mất 1 tháng. Họ có tiền, có thế nên chiếm thế thượng phong.Vì vậy, thời cơ kinh doanh mất hết và cuộc cạnh tranh trở nên không cân sức.Một quả trứng 14 loại phí, các thủ tục hành chính hải quan kéo dài mấy trăm giờ, chi phí bôi trơn mấy chục %... thì làm sao DN Việt chịu nổi. Điều này còn tạo đà cho không những hàng hóa sản phẩm của Thái Lan mà của cả Campuchia, Lào rất dễ dàng vào “lấn sân” và ép hàng Việt, ép hệ thống phân phối phải chết khi bán một phần cho nước ngoài hoặc bị thâu tóm toàn bộ. 

Khi vào WTO, ta lại rơi vào một cực đoan khác, có khi do không hiểu sâu, có khi do... lợi ích. Ví dụ, những điều mà quy định WTO không cấm (những quy định đèn xanh) như hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nhân lực, cung cấp thông tin thị trường, tiếp thị thương hiệu chung (tức tập thể)... thì mình không làm; quy định ENT (địa phương phải xem xét nhu cầu kinh tế, khi nhà đầu tư mở tiếp siêu thị, cửa hàng thứ hai) có thể thực thi để bảo vệ các nhà bán lẻ Việt Nam thì mình lại... cho thả cửa tự do! 

Thương vụ mua lại hệ thống Big C Việt Nam đã kết thúc, khi Central Group giành thắng lợi với mức giá 920 triệu euro (tương đương 1,05 tỷ USD). Điều tiếc nuối là Saigon Co.op đã thất bại trong cuộc đấu tay đôi ở vòng đấu thầu cuối cùng vì lý do khách quan của cơ chế. 

Như vậy, cuộc cạnh tranh giữa ta và các đối thủ nước ngoài không cân sức về cả sản xuất, phân phối và tư duy quản lý nhà nước. 

Để cho doanh nghiệp Việt không thua trên sân nhà ? Bây giờ chưa hẳn là quá muộn. Cuộc sống luôn có một con đường cho mình.  Chúng ta nên tập trung nguồn lực vào thế mạnh của doanh nghiệp, của quốc gia để phát huy.Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp; thế mạnh là các sản phẩm nông - lâm - thủy hải sản, nhưng ngành này lại chưa được Chính phủ quan tâm và hỗ trợ nhiều để phát triển. Do đó, Chính phủ cần thay đổi quan điểm và chính sách để tập trung vào những ngành phù hợp và là thế mạnh của quốc gia. Nếu có thể tạo ra một sự đột phá trong kênh tiếp cận qua công nghệ, qua các hình thức phi truyền thống, cơ hội vẫn còn nhiều. Có điều, muốn làm được như thế, chúng ta cần một người lãnh đạo chương trình hỗ trợ doanh nghiệp có tầm nhìn, có tri thức, có tư duy đột phá, và có một trái tim, một ngọn lửa cháy bùng trong tim khi nghe hai tiếng “Việt Nam”. 

Việc doanh nghiệp cần làm lúc này là đầu tư cho thương hiệu, ghi dấu ấn vững chắc trong lòng người tiêu dùng để có sức mạnh đàm phán với nhà bán lẻ, buộc họ phải tìm đến mình. Chúng ta nhiều khi phải cắn răng chấp nhận bán lỗ ở siêu thị để giữ cho tương lai. 

Gần đây, hợp tác giữa Vingroup và 250 nhà sản xuất Việt Nam lần đầu tiên tạo liên kết giữa nhà sản xuất - nhà phân phối - người tiêu dùng đem lại lợi ích cho các bên. Cách làm như vậy là rất đáng hoan nghênh. Nhưng Vingroup cần nghĩ xa hơn, chiến lược hơn để có hàng hóa lâu dài với chất lượng ổn định, tức là doanh nghiệp phải đủ mạnh và hàng hóa phải đủ sức chinh phục người tiêu dùng. 

Chúng ta không còn cách nào khác là phải cạnh tranh bằng liên kết, uy tín, mẫu mã, giá cả, chất lượng, theo đó các doanh nghiệp nên chú trọng đến chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa các mặt hàng, xây dựng mối liên kết vững chắc giữa nhà sản xuất và đơn vị phân phối để tìm tiếng nói chung cũng như chủ động trong việc cung ứng nguồn hàng. bằng dịch vụ chăm sóc khách hàng. 

Diệp Văn Sơn TP.HCM


 

Diệp Văn Sơn
TIN LIÊN QUAN

Tiến Linh: Tết vui nhất khi có gia đình

Thanh Vũ |

Thường xuyên thi đấu xa nhà, với Tiến Linh, dịp Tết là thời gian quý báo để anh có thể đoàn tụ cùng gia đình cũng như hướng đến những mục tiêu mới cho bản thân trong tương lai.

Chuyên gia hướng dẫn cách bảo quản đồ ăn ngày Tết an toàn

Nhóm PV |

Dịp Tết Nguyên đán, nhiều người có thói quen tích trữ thực phẩm, làm nhiều đồ ăn để ăn uống, tiếp khách. Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo, nếu thực phẩm không được bảo quản tốt có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Những vật thể kỳ lạ nhất trong vũ trụ

Anh Vũ |

Hành tinh của chúng ta đại diện cho sự sống, một phần rất nhỏ của các hiện tượng đặc biệt có thể được tìm thấy khắp vũ trụ. Mỗi ngày, các nhà thiên văn học lại đưa ra những điều ngạc nhiên mới về khoảng không bao la ngoài kia.

Khu trọ của những người xa quê ở lại Bình Dương ngày giáp Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Những dãy trọ ở Bình Dương ngày giáp Tết vắng hẳn người. Không gian lắng đọng lại với những người lao động xa quê vì điều kiện kinh tế khó khăn không thể về quê đón Tết, sum họp cùng người thân.

Những ngày cuối năm ở xóm sợ... Tết

Trần Trung - Nguyễn Thúy |

Tết Nguyên đán là dịp mà những con người đang tha phương cầu thực nơi xứ lạ luôn mong mỏi trở về, nhưng tại con ngõ nhỏ 121 Lê Thanh Nghị (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), điều đó lại hoàn toàn trái ngược. Đối với họ, Tết lại là khoảng thời gian luôn nặng trĩu những tâm tư.

Đổi đời cho nhiều trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Những năm qua, hàng chục trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn ở Đắk Lắk đã được lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh cưu mang, nhận làm con nuôi để giúp ăn học, có một cuộc đời mới sáng sủa hơn.

Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán 2023 có mưa kèm rét đậm hay không?

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng cho biết Tết Nguyên đán 2023 ở miền Bắc khả năng mưa nhỏ mưa phùn vài nơi, sáng sớm có sương mù. Trời phổ biến trạng thái rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại.

Những phong tục đón Tết Âm lịch độc đáo trên thế giới

Quỳnh Nga |

Nhiều quốc gia ở châu Á như Hàn Quốc, Mông Cổ, Singapore, Trung Quốc… cũng đón Tết Âm lịch như Việt Nam, có nhiều phong tục đặc sắc.