Thí sinh "tố" Trường Sân khấu Điện ảnh thu lệ phí thi cao

Tường Vân |

Phản ánh đến Báo Lao Động, thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh chuyên ngành Đạo diễn năm 2021 tại Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội cho rằng, nhà trường đã thu lệ phí tuyển sinh quá cao, trong khi đã gộp các phần thi và chuyển hình thức thi từ trực tiếp sang trực tuyến. Trước phản ánh này, đại diện nhà trường đã có những lý giải.

Quá nhiều loại lệ phí

Theo phản ánh của thí sinh, Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội đã đưa ra rất nhiều loại lệ phí thi. Cụ thể, theo kế hoạch tuyển sinh ban đầu của Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh, mức phí dự thi năng khiếu năm 2021 bao gồm: Hồ sơ dự thi: 30.000 đồng, lệ phí đăng kí dự thi: 200.000 đồng, lệ phí thi sơ tuyển: 250.000 đồng, lệ phí thi chung tuyển: 500.000 đồng.

Do tình hình dịch bệnh, nhà trường đã thông báo điều chỉnh từ thi trực tiếp sang hình thức thi trực tuyến qua phần mềm Zoom đối với các chuyên ngành: Biên kịch điện ảnh, Biên tập truyền hình, Đạo diễn điện ảnh, Đạo diễn truyền hình, Quay phim điện ảnh, Quay phim truyền hình và áp dụng mức phí 300.000 đồng cho vòng thi chung tuyển.

Đồng thời bớt đi phần thi viết kiến thức chung về văn hóa xã hội và văn học nghệ thuật của vòng sơ tuyển trước đây, thay đổi hình thức từ thi trực tiếp tại trường sang thi trực tuyến.  Điều khiến thí sinh bức xúc nhất là dù đã không còn phần thi sơ tuyển nhưng trường vẫn thu lệ phí của vòng này (250.000 đồng) và thu thêm 300.000 đồng.

Thí sinh trích dẫn điều 3 thông tư 40/2015/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 27.3.2015 quy định: “Mức thu phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) đối với thí sinh đăng ký vào trường tuyển sinh bằng phương thức thi tuyển đối với các môn năng khiếu là 300.000 đồng/hồ sơ (bao gồm tất cả môn năng khiếu)”.

Tại 1 số trường đại học có tổ chức thi môn năng khiếu như Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật, thí sinh cũng tham dự 2 vòng thi là sơ tuyển và chung tuyển nhưng chỉ có 1 mức phí là 350.000 đồng.

Hay Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, mức phí đăng ký dự thi năng khiếu là 360.000 đồng/hồ sơ áp dụng với thí sinh đăng ký dự thi các ngành có tổ hợp xét tuyển V00; 400.000 đồng/hồ sơ đối với các thí sinh thi các ngành có tổ hợp xét tuyển H00.

Thí sinh cho rằng, Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh đã đưa ra quá nhiều mức phí cho kỳ tuyển sinh, không chia sẻ khó khăn với gia đình thí sinh trong điều kiện bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Kế hoạch tuyển sinh năm 2021 của Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội
Kế hoạch tuyển sinh năm 2021 của Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội.

Những lý giải của nhà trường 

Trước những thắc mắc, phản ánh của thí sinh, TS.NGND Nguyễn Đình Thi  - Hiệu trưởng Trường Đại học Sân khấu-Điện ảnh Hà Nội - cho rằng, theo quy định mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), đối với những trường tổ chức thi theo đề án tuyển sinh riêng, đặc biệt là với các trường tổ chức thi năng khiếu, sẽ phải xây dựng dự toán riêng dựa trên số lượng thí sinh đăng ký dự thi, bài thi.

Lệ phí thi của các học viện, trường tổ chức thi năng khiếu phụ thuộc rất nhiều vào bài thi, số lượng thí sinh dự thi nên không thể áp dụng mức sàn chung là 300.000 đồng/hồ sơ.

"Trung bình mỗi năm Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội có 1.400 thí sinh dự thi. Trong khi đó, Học viện Báo chí, Thương Mại hay Ngoại thương... có tới hàng chục nghìn thí sinh nộp hồ sơ" - lãnh đạo nhà trường thông tin.

Hiệu trường nói thêm, về khoản phí đăng ký dự thi, nhà trường thu 200.000 đồng là thấp hơn mức sàn quy định. Sơ tuyển và chung tuyển là 2 vòng thi riêng biệt. Trong mỗi vòng thi có số lượng bài thi khác nhau. Tổng chi phí cho 2 vòng thi năm nay là 550.000 đồng, giảm 200.000 đồng so với năm ngoái.

Liên quan đến phản ánh của thí sinh về việc nhà trường bỏ bớt bài thi vòng sơ tuyển mà vẫn giữ nguyên mức phí (250.000 đồng), lãnh đạo Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội khẳng định, nhà trường không bỏ bài thi vòng sơ tuyển mà gộp chung với bài thi vòng chung tuyển.

“Hình thức thi đã thay đổi nhưng nội dung vẫn tuân thủ theo đúng với đề án tuyển sinh mà trường đã đưa ra.

Với chuyên ngành Đạo diễn, câu hỏi kiểm tra phần kiến thức chung về văn hóa xã hội và văn học nghệ thuật của vòng sơ tuyển được lồng ghép trong bài thi vấn đáp: Dựng ảnh liên hoàn của vòng chung tuyển thay vì tách thành bài thi riêng như trước đây” - lãnh đạo Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội cho hay.

Tuy nhiên, theo thông tin từ thí sinh, nhà trường chỉ thông báo về việc chuyển đổi hình thức thi từ trực tiếp sang trực tuyến qua Zoom và áp dụng lệ phí thi của vòng chung tuyển là 300.000 đồng. Thông tin về việc chuyển đổi hình thức thi của vòng sơ tuyển hay những lý do cụ thể về quyết định giảm lệ phí thi vòng chung tuyển từ 500.000 đồng xuống 300.000 đồng không được nêu rõ cho thí sinh như những gì vị hiệu trưởng giải thích. Điều này khiến thí sinh hiểu là trường không tổ chức thi sơ tuyển nhưng vẫn thu tiền lệ phí thi của vòng này.

Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

Điểm chuẩn tăng "phi mã", cần đổi mới tuyển sinh để tạo sự công bằng

Tường Vân |

Chỉ nên coi điểm thi tốt nghiệp là bước sơ tuyển, sau đó cần có thêm bài thi để đánh giá năng lực thực của thí sinh và không có bất kỳ điểm cộng, điểm ưu tiên nào ở bài thi này... là đề xuất của TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT) sau hiện tượng điểm chuẩn tăng "phi mã" trong mùa tuyển sinh năm nay.

Hướng đổi mới thi THPT, tuyển sinh sau 2 năm điểm chuẩn tăng mạnh

Đặng Chung-Thiều Trang |

Hai năm nay, điểm chuẩn xét tuyển đại học dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT tăng “phi mã” ở nhiều ngành, nhiều trường. Không ít ý kiến cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm công bố phương án thi cử, tuyển sinh để thí sinh dự thi năm tới có thời gian chuẩn bị, tránh tâm lý hoang mang, lo lắng, cũng như việc dạy và học có thời gian thích ứng. Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bộ sẽ sớm công bố phương án để kỳ thi đi vào thực chất hơn, các trường cũng đánh giá tốt hơn năng lực thí sinh.

Tuyển sinh đại học Việt Nam đang đi ngược thế giới

GS.TS, Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân |

Chuyện học sinh đạt điểm tuyệt đối vẫn không đỗ đại học cho thấy quy trình đào tạo, tuyển sinh đại học của ta có vấn đề và đi ngược thế giới.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Điểm chuẩn tăng "phi mã", cần đổi mới tuyển sinh để tạo sự công bằng

Tường Vân |

Chỉ nên coi điểm thi tốt nghiệp là bước sơ tuyển, sau đó cần có thêm bài thi để đánh giá năng lực thực của thí sinh và không có bất kỳ điểm cộng, điểm ưu tiên nào ở bài thi này... là đề xuất của TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT) sau hiện tượng điểm chuẩn tăng "phi mã" trong mùa tuyển sinh năm nay.

Hướng đổi mới thi THPT, tuyển sinh sau 2 năm điểm chuẩn tăng mạnh

Đặng Chung-Thiều Trang |

Hai năm nay, điểm chuẩn xét tuyển đại học dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT tăng “phi mã” ở nhiều ngành, nhiều trường. Không ít ý kiến cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm công bố phương án thi cử, tuyển sinh để thí sinh dự thi năm tới có thời gian chuẩn bị, tránh tâm lý hoang mang, lo lắng, cũng như việc dạy và học có thời gian thích ứng. Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bộ sẽ sớm công bố phương án để kỳ thi đi vào thực chất hơn, các trường cũng đánh giá tốt hơn năng lực thí sinh.

Tuyển sinh đại học Việt Nam đang đi ngược thế giới

GS.TS, Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân |

Chuyện học sinh đạt điểm tuyệt đối vẫn không đỗ đại học cho thấy quy trình đào tạo, tuyển sinh đại học của ta có vấn đề và đi ngược thế giới.