Thi khoa học kỹ thuật: Nhiều "thần đồng", sao khoa học vẫn chưa cất cánh?

Hoàng Văn Tùng - Giáo viên THPT tại Hà Tĩnh |

Theo nhiều chuyên gia, phần lớn trong số 12 đề tài giải nhất thi khoa học kỹ thuật học sinh năm nay đều đi tìm lời giải cho những bài toán rất hóc búa trong khoa học và cuộc sống, một số đề tài mang tầm luận án tiến sĩ hay dự án nghiên cứu chuyên sâu cấp bộ, cấp quốc gia.

Trước dư luận xôn xao về tính thực chất của cuộc thi khoa học kỹ thuật (KHKT) học sinh vừa diễn ra, TS Lê Văn Út - Trưởng Phòng Quản lý phát triển KH&CN, Trường ĐH Tôn Đức Thắng cho rằng với những đề tài mang tầm vĩ mô nói trên, nếu chúng ta có những “thần đồng” có thể bắt đầu làm nghiên cứu khoa học một cách chuyên nghiệp từ bậc THPT thì đúng là sự may mắn của cả dân tộc.

Không chỉ năm nay, mà nhiều năm trước đây, từ cuộc thi KHKT học sinh và thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc, đã xuất hiện các đề tài, dự án mà nếu thực sự học sinh phổ thông là tác giả, thì đó chỉ có thể là “thần đồng”, “thiên tài khoa học”.

Chỉ riêng đề tài nghiên cứu về bệnh ung thư, đang vô cùng hóc búa với nền y học thế giới, thì tại Việt Nam, hàng chục năm qua, đã có hàng trăm đề tài do học sinh đứng tên tác giả gửi dự thi KHKT.

Cuộc thi năm nay, dự án “Cải tiến peptit polybia-mp1 để ứng dụng trong điều trị ung thư” của nhóm học sinh Mai Thuỳ A. (Trường THPT Chuyên Lam Sơn) và Đỗ Đức T. (Trường THPT Hàm Rồng) tỉnh Thanh Hóa đạt giải nhất.

Năm 2016, dự án “Nghiên cứu khả năng gắn và tiêu diệt một số tế bào ung thư của kháng thể kháng nhân” của hai học sinh thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) đã giành giải ba tại Hội thi KHKT quốc tế - Intel ISEF tại Mỹ.

Đề tài “Chế tạo và nghiên cứu tính chất quang nhiệt của các đầu dò nano nhằm ứng dụng trong diệt tế bào ung thư” của học sinh Lê Hoàng B. và Lê Dương M. (lớp 10 Anh 1, trường THPT chuyên Hưng Yên) đạt giải tư cuộc thi KHKT quốc gia học sinh năm 2017-2018.

Ở các lĩnh vực khác cũng vậy, rất nhiều học sinh đứng tên các dự án mang tầm tiến sĩ, thậm chí là đề tài, dự án quốc gia.

Một nghịch lý là tại sao Việt Nam có nhiều “thần đồng” khoa học như vậy, nhưng nền KHKT của đất nước, vẫn chưa khởi sắc? Tại sao các chuyên gia, nhà nghiên cứu, giáo sư tiến sĩ khá đông đảo không có nhiều sáng chế, nghiên cứu có dấu ấn đột phá, mà đội ngũ học sinh phổ thông lại thể hiện những năng lực xuất chúng như vậy, dù các em chưa được học chuyên ngành, chưa được đào tạo về nghiên cứu khoa học?

Tất cả những vấn đề nói trên, cộng thêm thực tế các dự án của học sinh dự thi KHKT, dù thông qua tên đề tài thể hiện tầm vóc vĩ mô gây choáng váng nhưng không có khả năng ứng dụng, dư luận càng thêm hoang mang.

Bởi vì, học sinh không thể lý giải được vì sao bản thân không có kiến thức cơ bản, không được đào tạo chuyên ngành vẫn là chủ nhân của các đề tài “khủng” mang tầm chuyên gia hoàn toàn xa lạ với thực tế cuộc sống, học tập của các em?

Hoàng Văn Tùng - Giáo viên THPT tại Hà Tĩnh
TIN LIÊN QUAN

Học sinh thi khoa học kỹ thuật: Nhiều bất thường, cần xem xét bãi bỏ

QUANG ĐẠI |

Nhiều hiện tượng bất thường diễn ra xung quanh cuộc thi khoa học kỹ thuật học sinh trung học do chính những người “trong cuộc” phát hiện: Các đề tài, dự án xa lạ, quá tầm học sinh và rất nhiều “ngôi sao” biến mất sau khi được giải.

Học sinh thi Khoa học kỹ thuật: "Cuộc thi Quốc gia đề tài Quốc tế"

PHƯƠNG HẠNH |

Xoay quanh bài viết Học sinh thi Khoa học kỹ thuật: “Hãy dừng lại càng sớm càng tốt” đăng trên Báo Lao Động về cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh, rất nhiều bạn đọc gửi ý kiến nêu quan điểm cuộc thi chỉ là “hình thức” khi học sinh học thuộc tác phẩm của thầy cô giáo mang đi thi.

Thi khoa học kỹ thuật học sinh: Các sáng tạo của “thần đồng” đã đi đâu?

QUANG ĐẠI |

Những chủ nhân các đề tài, dự án sáng tạo khoa học kỹ thuật (KHKT) học sinh mà ngay cả các chuyên gia cũng cảm thấy “choáng”, nay ở đâu, làm gì, có phát huy được năng lực “thần đồng” hay không đang là băn khoăn chung của dư luận.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Học sinh thi khoa học kỹ thuật: Nhiều bất thường, cần xem xét bãi bỏ

QUANG ĐẠI |

Nhiều hiện tượng bất thường diễn ra xung quanh cuộc thi khoa học kỹ thuật học sinh trung học do chính những người “trong cuộc” phát hiện: Các đề tài, dự án xa lạ, quá tầm học sinh và rất nhiều “ngôi sao” biến mất sau khi được giải.

Học sinh thi Khoa học kỹ thuật: "Cuộc thi Quốc gia đề tài Quốc tế"

PHƯƠNG HẠNH |

Xoay quanh bài viết Học sinh thi Khoa học kỹ thuật: “Hãy dừng lại càng sớm càng tốt” đăng trên Báo Lao Động về cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh, rất nhiều bạn đọc gửi ý kiến nêu quan điểm cuộc thi chỉ là “hình thức” khi học sinh học thuộc tác phẩm của thầy cô giáo mang đi thi.

Thi khoa học kỹ thuật học sinh: Các sáng tạo của “thần đồng” đã đi đâu?

QUANG ĐẠI |

Những chủ nhân các đề tài, dự án sáng tạo khoa học kỹ thuật (KHKT) học sinh mà ngay cả các chuyên gia cũng cảm thấy “choáng”, nay ở đâu, làm gì, có phát huy được năng lực “thần đồng” hay không đang là băn khoăn chung của dư luận.