Thi giáo viên giỏi: Đừng vì vài “con sâu” mà hất đổ “nồi canh”

Bạn đọc Thanh Ny |

Dịch bệnh dần được khống chế, công việc trường lớp đang trở về với vòng quay vốn có. Trường tôi bắt đầu việc đăng ký các tiết dạy thao giảng và lên kế hoạch dự giờ trong học kỳ 1 và cả đăng ký thi giáo viên giỏi cấp trường.

Một lần nữa chủ đề “diễn” trong các tiết dạy có dự giờ như thi giáo viên giỏi, thanh tra, thao giảng, hội giảng lại được mọi người bàn tán xôn xao.

Tranh luận quanh chủ đề “Bỏ hay giữ thi giáo viên giỏi” đã nhận vô số ý kiến trái chiều, người khen kẻ chê. Và đại bộ phận giáo viên có lẽ vẫn đang mong chờ “bỏ” để cởi trói áp lực cho người thầy.

Thẳng thắn nhìn nhận, đánh giá về hội thi giáo viên giỏi các cấp, hiệu quả và ý nghĩa của phong trào này trong ngành giáo dục không phải là nhỏ. Chỉ có điều một vài đơn vị quá đặt nặng thành tích, một số thầy cô tham gia theo kiểu “đối phó” khiến tiêu cực nảy sinh gây bức xúc dư luận bởi học sinh được “mớm câu trả lời” và “tập dượt” vô số lần cho cùng một đơn vị kiến thức, kỹ năng.

Không phản ứng sao được khi tiết dạy nặng về “trình diễn” chẳng khác gì một “lớp kịch” được chuẩn bị công phu. Tất cả những biểu hiện lệch lạc đó như “giọt nước tràn ly” khiến người người ca thán “bỏ thi giáo viên giỏi”!

Tuy nhiên, chúng ta có nên “vơ đũa cả nắm” như thế? Xin đừng quy chụp tất cả các tiết dạy của giáo viên dự thi là “diễn kịch”… Xin đừng vội vàng phán xét “người thầy đang dạy học sinh dối trá”… Và xin đừng vì một vài “con sâu” mà hất đổ và dẹp bỏ một hội thi ý nghĩa…

Có bao giờ bạn được tham dự một tiết học bài bản, kỹ càng, chuyên sâu từ khâu nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết kế hoạt động học sinh, mày mò sáng tạo đồ dùng dạy học? Có bao giờ bạn tận hưởng một không khí sôi động, hứng thú, đầy nhiệt huyết của thầy và trò trong mấy chục phút lên lớp? Có bao giờ bạn lắng nghe lời thủ thỉ sau cửa lớp của học sinh “ước gì ngày nào cũng được học tiết dự giờ…”?

Dường như những điều đó chỉ có thể thành hiện thực trong các tiết thao giảng, thanh tra, dự giờ, hội giảng, hội thi. Lúc đó, cả thầy lẫn trò phải lao vào cuộc với một tâm thế mới và một động lực vô hình.

Còn bỏ thi giáo viên giỏi ư? Người thầy lại quay trở về với tâm lý an phận, ngại đổi mới, không muốn xào xáo thực tại và các tiết học lại quay về với quỹ đạo vốn có: soạn bài, lên lớp, hết tiết ra về…

Khi không còn thi thố, năng lực giáo viên sẽ bị cào bằng. Ai cũng như ai, người thầy nào cũng giỏi thì giáo viên sẽ mất đi động lực phấn đấu, động lực phát triển, động lực đổi mới. Không được tiếp thêm động lực, chất lượng giáo dục sẽ chẳng thể chuyển mình để chúng ta mơ mộng giáo dục nước nhà cất cánh!

Bởi vậy, xin đừng “vơ đũa cả nắm” để vội vàng dẹp bỏ một hội thi mà xuất phát điểm của nó chính là thúc đẩy giáo viên nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Chúng ta không thể vì một vài “con sâu” mà hất đổ cả “nồi canh”! Muốn vậy, hãy loại bỏ các biểu hiện tiêu cực để đưa hội thi, hội giảng trong giáo dục quay về với quỹ đạo ban đầu.

Bạn đọc Thanh Ny
TIN LIÊN QUAN

Nâng cao chất lượng giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên

Hải Anh |

Một trong những nội dung kế hoạch Phối hợp năm học 2020-2021 được ký kết giữa Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội và Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội là nâng cao chất lượng giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên.

Cô giáo hết lòng với sự nghiệp "trồng người" ở vùng cao

Kiều Anh |

Từ khi chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào thi đua “Nghìn việc tốt” cho đến nay, đã có không ít tấm gương “Người tốt việc tốt” trên khắp cả nước. Nhiều trong số họ là những thầy cô giáo, mang trên vai sứ mệnh trồng người mà xã hội tin tưởng trao cho.

Từ tháng 2.2020, không được “ép buộc” giáo viên thi giáo viên giỏi

T.VƯƠNG |

Việc thi giáo viên giỏi dựa trên sự tự nguyện của giáo viên; không ép buộc, không tạo áp lực cho giáo viên tham gia Hội thi.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Nâng cao chất lượng giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên

Hải Anh |

Một trong những nội dung kế hoạch Phối hợp năm học 2020-2021 được ký kết giữa Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội và Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội là nâng cao chất lượng giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên.

Cô giáo hết lòng với sự nghiệp "trồng người" ở vùng cao

Kiều Anh |

Từ khi chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào thi đua “Nghìn việc tốt” cho đến nay, đã có không ít tấm gương “Người tốt việc tốt” trên khắp cả nước. Nhiều trong số họ là những thầy cô giáo, mang trên vai sứ mệnh trồng người mà xã hội tin tưởng trao cho.

Từ tháng 2.2020, không được “ép buộc” giáo viên thi giáo viên giỏi

T.VƯƠNG |

Việc thi giáo viên giỏi dựa trên sự tự nguyện của giáo viên; không ép buộc, không tạo áp lực cho giáo viên tham gia Hội thi.