Thất nghiệp trong 6 tháng, lao động 46 tuổi vẫn có cơ hội việc làm

LƯƠNG HẠNH - MINH HÀ |

Trong diện bị cắt giảm nhân sự, anh Đoàn đột ngột thất nghiệp ở độ tuổi 46. Để trang trải cuộc sống, anh chạy xe ôm và nhận các công trình điện, nước... cải thiện thu nhập trong lúc tìm kiếm được việc làm mới.

Khó học được nghề mới

6 tháng trôi qua, anh Vũ Văn Đoàn (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) làm đủ các công việc như: Chạy xe ôm công nghệ, nhận sửa chữa các công trình điện, nước; lắp đặt mái tôn... trên địa bàn thành phố Hà Nội để có thu nhập, trang trải cuộc sống. Trước đây, anh Đoàn từng là nhân viên kĩ thuật của một công ty về thể thao.

Ở độ tuổi 46, anh bỗng trở thành lao động thất nghiệp khi công ty cắt giảm nhân sự. Đến Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (Cầu Giấy, Hà Nội) để nhận chế độ trợ cấp thất nghiệp, anh Đoàn tranh thủ tìm kiếm công việc mới.

Song, hầu hết các công ty đều chỉ tuyển lao động ở độ tuổi từ 18 đến dưới 30. Với đơn vị có tuyển dụng nhân sự trên 40 tuổi, đa số đều là lao động phổ thông, lao động giản đơn.

“Trước đây tôi tốt nghiệp một trường trung cấp kĩ thuật rồi đi làm ngay. Ở độ tuổi tôi bây giờ, rất khó để chuyển đổi ngành nghề khác hoặc học thêm nghề mới” – anh Đoàn tâm sự.

Cần lao động có tay nghề

Bà Vũ Thị Lý - Trưởng bộ phận nhân sự, Công ty Cổ phần Thương mại và Xuất nhập khẩu Hải Bình (TP. Hà Nội) cũng đang cần tuyển dụng 5 lao động cho vị trí nhân viên kỹ thuật, mức lương từ 8-10 triệu đồng/tháng.

Vị này đánh giá, công ty rất cần các nhân viên ở độ tuổi như anh Đoàn. Tuy nhiên, một điều kiện cần thiết là họ phải có tay nghề, kinh nghiệm, năng lực chuyên môn. Bởi ở độ tuổi này, doanh nghiệp sẽ khó có thể đào tạo lao động vào làm việc so với những lao động trẻ, mới ra trường.

"Lao động có tay nghề, có kinh nghiệm là đối tượng chúng tôi rất cần. Song, họ ít tiếp cận thông tin đại chúng, ít quan tâm mạng xã hội. Dù chúng tôi đã mất nhiều chi phí đăng tải tuyển dụng trên các trang thông tin nhưng vẫn không nhận được nhiều hồ sơ" - bà Lý nói.

Đã có hơn 19.000 lao động được giải quyết việc làm trong tháng 7.2023. Ảnh: Hà Hạnh.
Đã có hơn 19.000 lao động được TP. Hà Nội giải quyết việc làm trong tháng 7.2023. Ảnh: Hà Hạnh.

Thông tin từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP. Hà Nội, trong tháng 7.2023, thành phố đã giải quyết việc làm cho hơn 19.000 lao động.

Trong đó, có 2,4 nghìn lao động được tạo việc làm từ nguồn vốn ngân sách thành phố ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội với số tiền là 116,1 tỉ đồng; 1,6 nghìn lao động nhận được việc làm sau khi phỏng vấn tại các phiên, sàn giao dịch việc làm; 15,3 nghìn lao động được giải quyết việc làm qua hình thức xuất khẩu lao động, cung ứng dịch vụ việc làm của các doanh nghiệp và qua các hình thức khác.

Tính chung trong 7 tháng năm 2023, thành phố giải quyết việc làm cho trên 132 nghìn lao động, đạt 81,9% kế hoạch năm, và bằng 96,7% cùng kỳ năm 2022.

Bà Vũ Thị Thanh Liễu - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội. Ảnh: Văn Thắng.
Bà Vũ Thị Thanh Liễu - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội. Ảnh: Văn Thắng.

Theo bà Vũ Thị Thanh Liễu, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2023, toàn TP. Hà Nội có 43.574 người lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2022 (tăng 33.000 người).

Trong đó, số người có quyết định hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp là 42.892 người, tăng 31% so với cùng kỳ 2022 (tăng 32.678 người). Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp bình quân là 3.952.409 đồng/người/tháng.

Nguyên nhân chính khiến người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp là do doanh nghiệp, tổ chức giải thể, phá sản, thay đổi cơ cấu; hết hạn hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc; chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc trước thời hạn; người lao động bị xử lý kỷ luật, sa thải.

Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân do người lao động chuyển sang làm việc ở lĩnh vực mới hoặc chuyển sang cộng việc mới, hoặc cũng có những doanh nghiệp các tháng đầu năm gặp khó khăn nên giảm thời gian làm việc, giãn việc; khi họ áp dụng hình thức này thì nhiều lao động bị giảm thu nhập nên đã xin nghỉ việc.

Tại Hội nghị sơ kết ngành Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) 6 tháng đầu năm 2023, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Lê Văn Thanh cho biết, tính đến hết tháng 6.2023, lao động có việc làm là 51,2 triệu người, tăng 902 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động là 913,2 nghìn người, giảm 192,2 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

Thu nhập bình quân của người lao động là 7 triệu đồng/tháng, tăng 7,6%, tương ứng tăng 497.000 đồng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thu nhập bình quân của lao động nam 8 triệu đồng/tháng, lao động nữ 5,9 triệu đồng; thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị 8,5 triệu đồng/tháng, khu vực nông thôn 6,1 triệu đồng/tháng.

LƯƠNG HẠNH - MINH HÀ
TIN LIÊN QUAN

Lao động thất nghiệp nhọc nhằn tìm việc, doanh nghiệp vẫn “đỏ mắt” tìm nhân sự

LƯƠNG HẠNH - MINH HÀ |

Trong khi nhiều người lao động loay hoay đi tìm việc sau làn sóng sa thải, mất việc thì nhiều đơn vị, doanh nghiệp vẫn "đỏ mắt" tìm nhân sự.

Chuyển đổi số trong đào tạo nghề, giảm tỉ lệ thanh niên thất nghiệp

LƯƠNG HẠNH |

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cứ 10 thanh niên thì có 1 người bị thất nghiệp. Do đó, nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi số trong tất cả lĩnh vực, bao gồm cả giáo dục nghề nghiệp sẽ góp phần cải thiện khả năng làm việc và năng suất lao động của dân số trong độ tuổi lao động.

Hình thành văn hoá tuân thủ pháp luật, tránh trục lợi bảo hiểm thất nghiệp

NHÓM PV |

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đã trở thành “phao cứu sinh” cho người lao động bị giảm thu nhập, mất việc. Tuy nhiên, đã xảy ra tình trạng trục lợi từ quỹ. Để tìm ra giải pháp hạn chế tình trạng này, ngày 24.8, Báo Lao Động đã tổ chức Chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Cách nào hạn chế trục lợi bảo hiểm thất nghiệp”.

Bão Saola tiếp tục mạnh lên trong 24 giờ tới, giật trên cấp 17

AN AN |

Cơ quan khí tượng của Việt Nam nhận định bão Saola sẽ mạnh lên cấp 14 - 15, giật trên cấp 17 trong ngày mai 30.8.

Bắt được cá sấu nặng 14 kg trên sông ở Bạc Liêu

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu- Vào lúc 20h15 ngày 29.8, lực lượng tìm kiếm tại Thị trấn Phước Long (huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) đã bắt được con cá sấu trên kênh 30 tháng 4. Con cá sấu bắt được cân nặng 14kg. Đây là con cá sấu nổi trên sông gây xôn xao dư luận 2 ngày gần đây.

Mâu thuẫn với vợ, người đàn ông nhảy từ ga đường sắt trên cao xuống đường

Khánh Linh |

Sau khi cãi vã với vợ, người đàn ông đi thang cuốn lên ga đường sắt trên cao rồi bất ngờ nhảy xuống, rơi vào ôtô của người đi đường, tử vong.

Tin 20h: Nhiều lao động gần 40 tuổi bỏ việc trước làn sóng sa thải nhân sự

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 29.8: Chạy thử toàn tuyến Metro số 1 sau 10 năm khởi công; Sát ngày Rằm tháng 7, vàng mã ế khách chưa từng có; Chủ động xin nghỉ việc trước làn sóng sa thải nhân sự...

Thời gian đưa tuyến đường sắt Nhổn-Ga Hà Nội vào khai thác thương mại

Xuyên Đông |

Trao đổi với Báo Lao Động, đại diện Ban Quản lý Đường sắt Đô thị Hà Nội cho biết, dự kiến tuyến đường sắt Nhổn – Ga Hà Nội dự kiến sẽ khai thác thương mại từ 4.2024.

Lao động thất nghiệp nhọc nhằn tìm việc, doanh nghiệp vẫn “đỏ mắt” tìm nhân sự

LƯƠNG HẠNH - MINH HÀ |

Trong khi nhiều người lao động loay hoay đi tìm việc sau làn sóng sa thải, mất việc thì nhiều đơn vị, doanh nghiệp vẫn "đỏ mắt" tìm nhân sự.

Chuyển đổi số trong đào tạo nghề, giảm tỉ lệ thanh niên thất nghiệp

LƯƠNG HẠNH |

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cứ 10 thanh niên thì có 1 người bị thất nghiệp. Do đó, nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi số trong tất cả lĩnh vực, bao gồm cả giáo dục nghề nghiệp sẽ góp phần cải thiện khả năng làm việc và năng suất lao động của dân số trong độ tuổi lao động.

Hình thành văn hoá tuân thủ pháp luật, tránh trục lợi bảo hiểm thất nghiệp

NHÓM PV |

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đã trở thành “phao cứu sinh” cho người lao động bị giảm thu nhập, mất việc. Tuy nhiên, đã xảy ra tình trạng trục lợi từ quỹ. Để tìm ra giải pháp hạn chế tình trạng này, ngày 24.8, Báo Lao Động đã tổ chức Chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Cách nào hạn chế trục lợi bảo hiểm thất nghiệp”.