Thất học sẽ tái nghèo - đó không phải là mục tiêu xây dựng nông thôn mới

Thanh Hải |

Kon Tum - Trong số 12 giáo viên các điểm trường miền núi của huyện Kon Plông gửi đơn xin nghỉ việc, hiện đã có 10 người được giải quyết trong vòng 1 năm nay. Dù nghỉ với lý do gì thì cũng ảnh hưởng lớn đến việc dạy và học của địa phương, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số...

Như báo Lao Động đã liên tiếp phản ánh, từ năm đầu năm 2021, khi nhiều xã miền núi ở Kon Tum đạt chuẩn nông thôn mới thì học sinh vùng đó bị cắt chế độ hỗ trợ dành cho bán trú, các em đứng trước nguy cơ bỏ học.

Chỉ riêng ở huyện Kon Plông, năm học 2021-2022 có gần 1.000 em học sinh bị cắt chế độ bán trú, học trò đứt bữa, bỏ học khắp nơi. Vì vậy, Phòng giáo dục huyện, các điểm trường, thầy cô giáo phải kêu gọi các nhà hảo tâm, mạnh thường quân hỗ trợ gạo để động viên các em tiếp tục đến trường.

Năm 2022, tỉnh Kon Tum được phân bổ  hơn 700.000kg gạo để phân phát xuống cho các địa phương, học sinh vùng khó khăn, thiếu thốn, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Số lượng gạo này cấp phát cho học sinh trong 4 tháng học kỳ II năm học 2021-2022. Như vậy sẽ bớt đi cảnh khoai sắn độn với côn trùng, rau suối... trong bữa ăn của học sinh vùng cao ở Kon Tum nữa.

Tuy nhiên, sự hỗ trợ đó chỉ mới yên bề học sinh. Với giáo viên vùng khó khăn, khi xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, phần hỗ trợ khó khăn của giáo viên đứng bản cũng bị cắt, thu nhập chỉ còn 50%. Đó là lý do từ cuối năm 2020 đến nay, nhiều giáo viên vùng cao ở huyện Kon Plông, Kon Tum đã viết đơn xin nghỉ việc.

Ông Nguyễn Minh Cường – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kon Plông cho biết, các giáo viên nêu ra nhiều lý do xin nghỉ việc như lập gia đình ở xa, nhà có bố mẹ già, con nhỏ phải chăm sóc nuôi dưỡng. Số giáo viên khác có lý do sức khỏe không đảm bảo, trong khi địa bàn miền núi, nhiều năm trời cống hiến, đi dạy học xa nhà… nhưng nguyên nhân chính là bị cắt giảm 50% thu nhập do các xã lên nông thôn mới. Thực tế, cho thôi việc cùng lúc 10 giáo viên là là khó khăn của ngành giáo dục huyện, nhưng cái khó của giáo viên vùng cao, đứng bản, điểm trường miền núi còn lớn hơn nhiều.

Huyện Kon Plông của Kon Tum triển khai xây dựng nông thôn mới từ 2016. Đến nay, địa phương đã bê tông hóa được hơn 100km đường giao thông thông thôn, xây dựng mới 15 công trình thủy lợi, kiên cố hóa 15,2km kênh mương nội đồng. 100% xã có điện lưới quốc gia; xây dựng mới và sửa chữa, nâng cấp 10 trường học; xây mới, sửa chữa 49 nhà văn hóa và 51 khu thể thao thôn... Đây là thành tựu lớn đối với một huyện miền núi cao ở cực bắc Tây Nguyên. Tuy vậy, số hộ dân nghèo ở đây còn khá cao, xấp xỉ 15%.

Xây dựng nông thôn mới là Chương trình mục tiêu quốc gia, các giải pháp, nhiệm vụ trong thực hiện được triển khai phải đồng bộ và tạo sự lan tỏa tích cực trong cộng đồng dân cư, góp phần đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo, nhưng cũng yêu cầu phải bền vững.

Đạt tiêu chuẩn nông thôn mới mà hàng ngàn học sinh luôn đứng trước nguy cơ bỏ học vì đứt bữa thì chắc chắn là không thể bền vững được rồi. Nhờ được phân bổ gạo hỗ trợ theo đợt mà học sinh vùng cao ở Kon Plông đã tạm ổn định việc đến trường, nhưng hiện giáo viên lại rơi vào khó khăn đến mức bỏ việc thì nguy cơ trẻ con đứt đường đến trường lại luôn tiềm ẩn.

Nhà nước không thể "bao cấp" mãi, nhưng để ngành giáo dục gặp khó khăn, giáo viên phải nghỉ dạy bởi lương không đảm bảo chi tiêu cuộc sống ở vùng cao, học sinh thất học thì cần phải có ngay chính sách thay thế khi xã lên nông thôn mới, tiền hỗ trợ giáo dục miền núi bị cắt. Đi xin hỗ trợ của nhà hảo tâm hay chờ nhận gạo trợ cấp theo đợt là thiếu bền vững. Thất học là sẽ tái nghèo - đó không phải là mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Thanh Hải
TIN LIÊN QUAN

Có gạo hỗ trợ, học sinh Kon Tum sẽ ấm no đến trường

THANH TUẤN |

Kon Tum - Nhiều em học sinh ở tỉnh Kon Tum và phụ huynh vui mừng vì có đợt cấp phát gạo hỗ trợ năm học 2021-2022 nhằm giúp các em vững chân đến trường.

Bữa ăn nghèo khó của học sinh miền núi cao Kon Tum

THANH TUẤN |

Kon Tum - Năm học 2021-2022, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum có gần 1.000 em học sinh bị ngưng cấp chế độ bán trú sau khi xã đạt chuẩn Nông thôn mới, khiến nhiều em có nguy cơ bỏ học. Với đồng lương ít ỏi của mình, các thầy cô giáo quyên góp 10.000 đồng/tháng vào Quỹ khuyến học, cải thiện bữa ăn cho các em.

Cảnh báo nguy cơ học sinh vùng cao Kon Tum bỏ học

THANH TUẤN |

Ngày 12.11, ông Nguyễn Minh Cường - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum cho biết, năm học 2021-2022, toàn huyện có gần 1.000 em học sinh bị ngưng cấp chế độ bán trú theo Nghị định 116 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn.

Bữa cơm trắng với nhộng đất của học sinh vùng cao Kon Tum

THANH TUẤN |

Kon Tum – Bữa ăn trưa của các em học sinh ở điểm trường Kon Du, thuộc Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum có lá mì, cá suối và con nhộng đất. Những món ăn nghèo khó do chính cha mẹ hoặc các em tìm kiếm được trong rừng, đưa về nấu để mang theo đến trường.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Có gạo hỗ trợ, học sinh Kon Tum sẽ ấm no đến trường

THANH TUẤN |

Kon Tum - Nhiều em học sinh ở tỉnh Kon Tum và phụ huynh vui mừng vì có đợt cấp phát gạo hỗ trợ năm học 2021-2022 nhằm giúp các em vững chân đến trường.

Bữa ăn nghèo khó của học sinh miền núi cao Kon Tum

THANH TUẤN |

Kon Tum - Năm học 2021-2022, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum có gần 1.000 em học sinh bị ngưng cấp chế độ bán trú sau khi xã đạt chuẩn Nông thôn mới, khiến nhiều em có nguy cơ bỏ học. Với đồng lương ít ỏi của mình, các thầy cô giáo quyên góp 10.000 đồng/tháng vào Quỹ khuyến học, cải thiện bữa ăn cho các em.

Cảnh báo nguy cơ học sinh vùng cao Kon Tum bỏ học

THANH TUẤN |

Ngày 12.11, ông Nguyễn Minh Cường - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum cho biết, năm học 2021-2022, toàn huyện có gần 1.000 em học sinh bị ngưng cấp chế độ bán trú theo Nghị định 116 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn.

Bữa cơm trắng với nhộng đất của học sinh vùng cao Kon Tum

THANH TUẤN |

Kon Tum – Bữa ăn trưa của các em học sinh ở điểm trường Kon Du, thuộc Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum có lá mì, cá suối và con nhộng đất. Những món ăn nghèo khó do chính cha mẹ hoặc các em tìm kiếm được trong rừng, đưa về nấu để mang theo đến trường.