Thanh toán không tiếp xúc, phát triển chậm vì ít thẻ hay vì phí nhiều?

Thế Lâm |

Khoảng 5.500 cây xăng dầu của Petrolimex và các đại lý, đối tác sẽ chấp nhận thanh toán không tiếp xúc từ khách hàng đến đổ xăng. Khái niệm “thanh toán không tiếp xúc” hay “thanh toán một chạm”, chung quy lại đều là thanh toán không dùng tiền mặt.

Dùng thẻ tín dụng hay các loại thẻ khác có thể thanh toán qua máy POS được nhân viên bán hàng cầm theo bên mình nói chung tiện lợi. Phương thức này không phải là mới. Một số chuỗi bán lẻ hàng điện máy qua kênh online lâu nay, khi khách hàng yêu cầu “quẹt thẻ”, nhân viên giao hàng đến cùng với máy POS để khách hàng thanh toán không tiếp xúc, thanh toán một chạm.

Tuy nhiên, vướng mắc của việc thanh toán qua máy POS là phí. Bằng chứng là nhiều người có thẻ nhưng không quẹt thẻ tại nhiều nơi.

Khách hàng mua hàng tại các chuỗi lớn như Thế Giới Di Động, FPT Shop, Nguyễn Kim, Điện máy Chợ Lớn… thường quẹt thẻ tín dụng không phải tốn phí. Song với nhiều chuỗi, hệ thống nhỏ, khách hàng quẹt thẻ phải chịu phí, thường từ trên 1-3%, nên nhiều người không muốn, từ đó việc phát triển thanh toán không tiếp xúc hay thanh toán một chạm qua thẻ tín dụng quốc tế hay thẻ nội địa bị cản trở.

Anh M.T - chủ một chuỗi bán điện thoại với khoảng chục siêu thị tại TPHCM - cho biết, việc chưa mặn mà thanh toán qua thẻ tín dụng là vì phía ngân hàng đòi hỏi mức phí phải trả còn cao.

“Với mức phí như vậy, thay vì trả cho ngân hàng thì chuyển sang giảm trực tiếp cho người tiêu dùng sẽ có lợi hơn. Chứ khách hàng quẹt thẻ trả tiền đâu chịu mất phí từ 2-3%” - anh T nói.

Thị trường mua sắm, tiêu dùng có hàng chục nghìn thứ phải giao dịch và thanh toán. Nhưng ở nhiều địa phương và với nhiều hệ thống thương mại, việc thúc đẩy thanh toán không tiếp xúc/thanh toán một chạm vẫn chậm triển khai, khúc mắc đáng kể nhất là vấn đề mức phí phía ngân hàng đưa ra.

Đơn cử tại chuỗi của anh M.T, một khách hàng mua chiếc iPhone giá khoảng 25 triệu đồng (chưa phải là mẫu cao cấp nhất và đắt nhất), nếu quẹt thẻ phải chịu phí 2% thì phải mất tới 500.000 đồng. Vậy có khách nào hay chủ cửa hàng nào muốn trả khoản này?

Giả thiết, mỗi ngày hệ thống bán ra trong đó có 10 trường hợp thanh toán qua thẻ, có thể phải tốn đến 5 triệu đồng phí quẹt thẻ.

Anh T chỉ biết phía ngân hàng thu phí còn cao, còn ngân hàng phải chia sẻ phí với các tổ chức thẻ như thế nào thì anh không rõ lắm.

Tại các quốc gia có nền thanh toán không dùng tiền mặt phát triển, việc thanh toán bằng thẻ tín dụng không tiếp xúc và chỉ cần 1 chạm ở ngoài thị trường dường như là phương thức phổ biến nhất.

Tại Anh, người tiêu dùng thậm chí có thể thanh toán qua thẻ với các khoản chi tiêu nhỏ từ 1-2 bảng, nhưng hoàn toàn không phải tốn phí.

Vậy thì không chỉ có 5.500 cửa hàng xăng dầu của Petrolimex và các đại lý, đối tác. Còn rất nhiều loại dịch vụ, chi tiêu, giao dịch, thanh toán… trên thị trường Việt Nam hiện nay có thể thúc đẩy việc thanh toán không tiếp xúc hoặc 1 chạm, ngoài những điều kiện cần là phải có loại thẻ đáp ứng tính năng kỹ thuật công nghệ, người dùng phải sử dụng thẻ thanh toán, điều kiện đủ là vấn đề mấu chốt chính là mức phí.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Thanh toán không dùng tiền mặt thuận lợi đủ bề, người dân kỳ vọng nhân rộng

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

Chuyển đổi số là một chủ trương lớn mà Nhà nước và các cấp, các ngành đang nỗ lực thực hiện. Đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng, đặc biệt xu hướng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt hay thanh toán điện tử đang dần lên ngôi.

Ngày thẻ Việt Nam: Để thanh toán không dùng tiền mặt đến gần giới trẻ

Trà My |

“Tự tin mở lối” là chủ đề của Ngày thẻ Việt Nam lần thứ 2, diễn ra trong hai ngày 16-17.4.2022 tại Hà Nội.

TPHCM triển khai cửa hàng tự động, thanh toán không tiếp xúc

Ngọc Lê - Thanh Chân |

Trong thời gian TPHCM siết chặt các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, mô hình “Cửa hàng tự động – Thanh toán không tiếp xúc" đã được triển khai nhằm hỗ trợ đưa thực phẩm bình ổn giá đến tay người dân cũng như hỗ trợ lực lượng tuyến đầu trong việc phân phối lương thực thực phẩm thiết yếu.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Thanh toán không dùng tiền mặt thuận lợi đủ bề, người dân kỳ vọng nhân rộng

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

Chuyển đổi số là một chủ trương lớn mà Nhà nước và các cấp, các ngành đang nỗ lực thực hiện. Đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng, đặc biệt xu hướng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt hay thanh toán điện tử đang dần lên ngôi.

Ngày thẻ Việt Nam: Để thanh toán không dùng tiền mặt đến gần giới trẻ

Trà My |

“Tự tin mở lối” là chủ đề của Ngày thẻ Việt Nam lần thứ 2, diễn ra trong hai ngày 16-17.4.2022 tại Hà Nội.

TPHCM triển khai cửa hàng tự động, thanh toán không tiếp xúc

Ngọc Lê - Thanh Chân |

Trong thời gian TPHCM siết chặt các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, mô hình “Cửa hàng tự động – Thanh toán không tiếp xúc" đã được triển khai nhằm hỗ trợ đưa thực phẩm bình ổn giá đến tay người dân cũng như hỗ trợ lực lượng tuyến đầu trong việc phân phối lương thực thực phẩm thiết yếu.