Thận trọng nhảy việc, chuyển ngành

MINH HỒNG |

Trở thành một nhân viên kinh doanh, chị Dung sẵn sàng cất tấm bằng đại học chuyên ngành IT - công nghệ thông tin. Trong bối cảnh thị trường nhiều biến động, nhảy việc với chị vừa là thách thức, vừa là cơ hội và đòi hỏi người lao động cần thận trọng thích nghi.

Sẵn sàng nhảy việc

Khảo sát ý kiến của hơn 1.000 người lao động và 500 doanh nghiệp ở lĩnh vực sản xuất của Navigos Group mới công bố cho thấy, phần lớn người lao động trong ngành này đối mặt với việc cắt giảm 30-50% lương.

Theo thống kê, có 58% người lao động bị cắt giảm 30-50% tổng lương, 34% bị cắt giảm 10% tổng lương, 6% người lao động bị cắt giảm 10-30% tổng lương.

60% người lao động chọn cắt giảm chi phí sinh hoạt để ứng phó khó khăn, 37% làm thêm bên ngoài và chỉ có 3% chọn cách tăng ca nhiều hơn để tăng thu nhập.

Người lao động cũng chọn cách nâng cao kỹ năng và tay nghề để duy trì lợi thế cạnh tranh. Phần lớn người lao động chọn nâng cao kỹ năng quản lý (39%), kỹ năng quản lý tài chính (29%) và kỹ năng ứng dụng công nghệ vào sản xuất (24%).

Trong những năm gần đây, thị trường lao động liên tục “dậy sóng” khi chịu tác động của đại dịch COVID-19. Tình trạng các doanh nghiệp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh; bị cắt giảm đơn hàng, dẫn đến phải người lao động bị giảm việc, nghỉ việc, rơi vào cảnh thất nghiệp.

Không chỉ dừng lại ở tình trạng bị sa thải, người lao động cũng sẵn sàng rời bỏ ngành nghề, chuyển đổi cách thức làm việc và đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với nhà tuyển dụng.

Sau 4 năm theo học chuyên ngành Báo chí tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, anh Minh Long (Hà Nội) hiện làm một content creator (người sáng tạo nội dung). Trong quá trình theo học tại đây, anh Long ý thức được việc tiếp thu nhiều kiến thức thực tế sẽ giúp ích nhiều trong tương lai. Anh đã bắt đầu đi làm ngay từ cuối năm nhất đại học.

“Tôi từng được nhận vào nhiều vị trí thực tập, làm cộng tác viên tại một số tòa soạn báo chí. Mỗi một chỗ làm lại cho tôi một kinh nghiệm để bổ trợ, giúp ích cho công việc hiện tại” - anh Long bộc bạch.

Theo anh Long, khi quyết định chuyển ngành, việc đầu tiên cần làm là tìm hiểu kỹ về lĩnh vực mới mà bản thân muốn tham gia. Bên cạnh đó, cần phải thu lượm những kiến thức, kinh nghiệm từ công việc cũ; xác nhận những vấn đề ở công việc hiện tại là do kỹ năng, thái độ hay các yếu tố khách quan để đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất.

“Vì còn trẻ nên với tôi, việc chuyển ngành không phải lãng phí. Thay vào đó là quá trình không ngừng hoàn thiện bản thân, cho đến khi tìm được một môi trường phù hợp với mong muốn và nhu cầu của bản thân” - anh Long nói.

Dễ dàng thích nghi

Chị Đàm Thị Thùy Dung (SN 1996, Hải Phòng) đang là chuyên viên kinh doanh của Công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ SECOM. Trước đây, chị Dung theo học chuyên ngành Công nghệ thông tin tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam.

Khoảng thời gian đi làm sau khi ra trường, chị Dung không đủ kiên trì để theo đuổi đúng ngành mình đã học. Hơn nữa, chị nhận ra, lĩnh vực làm kinh doanh mới thực sự là niềm đam mê phù hợp với bản thân. Không bó buộc bản thân trong một khuôn khổ về việc làm, chị Dung tự tìm cho mình một lối đi khác với chuyên ngành học ban đầu để phát triển bản thân. Đến nay, chị đã gắn bó với nghề kinh doanh được 4 năm.

Chị Dung gác lại bằng đại học chuyên ngành IT để trở thành nhân viên kinh doanh. Ảnh: Minh Hồng.
Chị Dung gác lại bằng đại học chuyên ngành IT để trở thành nhân viên kinh doanh. Ảnh: Minh Hồng

“Tôi cảm thấy hoàn toàn thoải mái với quyết định hiện tại của mình. Trước kia do không muốn lãng phí 4 năm học và công việc ổn định, tôi vẫn đi làm dù thấy không thực sự phù hợp với yêu cầu và tính chất công việc trong ngành IT. Dũng cảm chuyển ngành đã giúp tôi tìm thấy đam mê thực sự của mình” - chị Dung chia sẻ.

MINH HỒNG
TIN LIÊN QUAN

Thị trường biến động nhanh do người lao động "nhảy việc"

LƯƠNG HẠNH |

Đi cùng cơ hội, người lao động phải chấp nhận bấp bênh và rủi ro khi chọn "nhảy việc". Đó cũng là nguyên nhân khiến thị trường lao động năm 2022-2023 biến đổi rất nhanh.

Trào lưu nhảy việc, tăng lương của lao động Nhật Bản

Thảo Phương |

Theo thống kê, cứ 3 công nhân Nhật Bản thì có một người được tăng lương từ 10% trở lên sau khi chuyển nơi làm việc.

Thích nhảy việc, thích bật sếp và "nỗi oan ức" của Gen Z

Nhóm PV |

Chỉ cần gõ từ khoá "Gen Z" trên Google, chúng ta dễ dàng nhận được hàng trăm triệu kết quả liên quan. Trong đó, cụm từ "Gen Z thích nhảy việc" cũng là một trong những từ khoá có lượt tìm kiếm cao và được nhiều người quan tâm. Vô số những câu chuyện "dở khóc dở cười" khi Gen Z đi làm khiến Gen Z gắn liền với những biệt danh "thích nhảy việc", "thích bật sếp". Vậy lí do thực sự khiến Gen Z nhảy việc là gì?

Đại hội Công đoàn Viettel: Vì Viettel to đẹp hơn, con người hạnh phúc hơn

Đức Mạnh |

Đại hội Công đoàn Viettel nhiệm kỳ 2023 - 2028 bắt đầu diễn ra từ hôm nay đến ngày 24.8.2023. Đây là sự kiện quan trọng để đánh giá kết quả và định hướng hoạt động cho tổ chức công đoàn của Viettel.

Gần 300 công nhân may ngừng việc tập thể vì công ty nợ lương

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sáng 23.8, gần 300 công nhân Công ty May Thiên Thành FiveStar (đóng ở Khu công nghiệp Đại Kim, xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn) đã ngừng việc tập thể để yêu cầu công ty thanh toán tiền lương.

10 ngày để phá đá, dọn đường vụ sạt lở núi Ba Thê ở An Giang

NHÓM PV |

Bên trong khu vực sạt lở đá tại núi Ba Thê (thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang), địa phương đang tiến hành phá đá, dọn đường để đảm bảo an toàn cho người dân khi lưu thông qua đây. Dự báo sẽ phải mất từ 7 - 10 ngày mới có thể di dời xong số đá này.

Phớt lờ lệnh cấm, phố cà phê đường tàu vẫn tìm cách đón khách

NHÓM PV |

Dù đã có lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra và chốt chặn ở các cửa vào, nhưng chủ các hàng quán vẫn tìm cách "móc nối" đưa người dân, du khách vào khu vực cà phê đường tàu (Hoàn Kiếm, Hà Nội) để chụp ảnh, đi dạo bên trong, gây mất an toàn.

HLV Hoàng Anh Tuấn: U23 Việt Nam tập trung cho trận bán kết với U23 Malaysia

Thanh Vũ |

Huấn luyện viên Hoàng Anh Tuấn của U23 Việt Nam cho biết, mục tiêu của U23 Việt Nam lúc này là hướng đến trận bán kết với U23 Malaysia.

Thị trường biến động nhanh do người lao động "nhảy việc"

LƯƠNG HẠNH |

Đi cùng cơ hội, người lao động phải chấp nhận bấp bênh và rủi ro khi chọn "nhảy việc". Đó cũng là nguyên nhân khiến thị trường lao động năm 2022-2023 biến đổi rất nhanh.

Trào lưu nhảy việc, tăng lương của lao động Nhật Bản

Thảo Phương |

Theo thống kê, cứ 3 công nhân Nhật Bản thì có một người được tăng lương từ 10% trở lên sau khi chuyển nơi làm việc.

Thích nhảy việc, thích bật sếp và "nỗi oan ức" của Gen Z

Nhóm PV |

Chỉ cần gõ từ khoá "Gen Z" trên Google, chúng ta dễ dàng nhận được hàng trăm triệu kết quả liên quan. Trong đó, cụm từ "Gen Z thích nhảy việc" cũng là một trong những từ khoá có lượt tìm kiếm cao và được nhiều người quan tâm. Vô số những câu chuyện "dở khóc dở cười" khi Gen Z đi làm khiến Gen Z gắn liền với những biệt danh "thích nhảy việc", "thích bật sếp". Vậy lí do thực sự khiến Gen Z nhảy việc là gì?