Tham nhũng, lãng phí “biến hình” và những con số… biết nói

LÊ PHI LONG |

Đoàn giám sát tối cao của Quốc hội vừa cho biết con số thống kê về lãng phí trong lĩnh vực công giai đoạn 2016-2021. Theo đó, phát hiện và xử lý 12.640 vụ vi phạm các quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ; lập dự toán sai chế độ, sai đối tượng, sai tiêu chuẩn định mức gần 2.553 tỉ đồng.

Trong 6 năm, từ 2016 đến 2021 phát hiện có 3.845 cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước lãng phí, sai chế độ với số tiền 883,2 tỉ đồng; có 8.580 dự án thực hiện chậm tiến độ; các dự án hoàn thành không sử dụng được hoặc có vi phạm pháp luật bị đình chỉ, hủy bỏ là 78.285 dự án…

Những con số thống kê trên không hề nhỏ, qua đó mới thấy, tham nhũng, lãng phí gây hậu quả khủng khiếp như thế nào đối với sự phát triển của đất nước và chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Điển hình mới đây nhất là vụ việc liên quan đến kit test xét nghiệm của Công ty Việt Á, mặc dù đang trong quá trình điều tra mở rộng nhưng hàng chục lãnh đạo, cán bộ, doanh nhân, tướng tá đã vướng vòng lao lý với số tiền “hoa hồng” rất lớn; rồi hoàng loạt cán bộ cấp cao “vào lò”, hàng loạt lãnh đạo địa phương đứng trước vành móng ngựa…

Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI nêu rõ, “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...”.

Đến Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII một lần nữa khẳng định, “tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước.”

Theo đánh giá chung, hành vi tham nhũng, tiêu cực rất đa dạng, phức tạp và biến tướng ngày càng tinh vi, khó phát hiện.

Nếu như trước đây, tham nhũng chỉ đơn giản là hành vi “ăn cắp vặt”, nhận “phong bì”, lợi ích vật chất nhỏ, tính chất riêng lẻ, đơn giản, manh mún, thì nay tham nhũng đã “biến hình”; khoản tiền tham nhũng ngày càng lớn hơn, hành vi có tính cấu kết, nhiều vụ có tổ chức, có biểu hiện “nhóm lợi ích”, “lợi ích nhóm” ngày càng chặt chẽ, khép kín, có sức mạnh “lũng đoạn” các quyết sách của cả tập thể, tổ chức.

Chính vì vậy, việc rà soát, bổ sung, hoàn thiện thể chế phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, nhất là cơ chế kiểm soát quyền lực trong các lĩnh vực, hoạt động dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực đóng vai trò rất quan trọng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “công tác phòng, chống tham nhũng vẫn không ngừng, không nghỉ, thậm chí ngày càng quyết liệt hơn, ngày càng có hiệu quả cao hơn và thêm nhiều bài học quý, nhiều kinh nghiệm tốt hơn… Thời gian tới phải làm mạnh hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, hiệu quả cao hơn nữa, không ngừng, không nghỉ và chỉ có tiến lên… Đây là vì sự nghiệp chung, không thể không làm, cắt một vài cành sâu để cứu cả cây, làm rất quyết liệt, nhưng nhân văn, nhân đạo, rất có lý, có tình, tâm phục, khẩu phục... Nhiệm vụ sắp tới còn nặng nề, khó khăn, không được chủ quan và mong mỏi của nhân dân vẫn là phải tiếp tục cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng không được dừng”...

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đã nhấn mạnh, thực trạng lãng phí trong các cơ quan nhà nước và trong xã hội còn rất nghiêm trọng. Tham nhũng, lãng phí biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, vẫn chưa được khắc phục triệt để, có mặt còn diễn biến nghiêm trọng hơn.

Chính vì vậy, việc thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh theo chủ trương của Bộ Chính trị là một quyết định đúng đắn, kịp thời, qua đó tạo sự thống nhất từ Trung ương đến địa phương và kỳ vọng sẽ khắc phục được tình trạng “trên nóng dưới lạnh”; thể hiện quyết tâm đấu tranh phòng, chống “giặc nội xâm”, chống lợi ích nhóm, chống những biểu hiện suy thoái, tham nhũng ở địa phương.

Dân tin, với quyết tâm đó nạn tham nhũng, lãng phí sẽ từng bước bị đẩy lùi, để không còn phải xót xa về “những con số biết nói”.

LÊ PHI LONG
TIN LIÊN QUAN

Xử lý tiêu cực tham nhũng: Chỗ nào rõ thì xử lý nghiêm, xử lý ngay

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Phản ánh những vụ việc tham nhũng trong lĩnh vực y tế, ngoại giao vừa qua, cử tri huyện Hoà Vang, TP.Đà Nẵng bày tỏ sự bức xúc. Bởi, trong khi người người nhà nhà đi chống dịch thì một số cá nhân, tổ chức lại lợi dụng để trục lợi.

Lãng phí trong đầu tư không thể phủi bỏ trách nhiệm

LÊ PHI LONG |

Báo Lao Động vừa có bài phản ánh về việc lãng phí đất đai và tài sản trên đất liên quan đến Trung tâm hội nghị Hàm Rồng, TP.Thanh Hóa. Sau một thời gian bị bỏ không, nhiều hạng mục bị xuống cấp, đổ sập gây lãng phí tài sản nhà nước và giá trị sử dụng không đúng như mục đích ban đầu.

"Sách giáo khoa mới đội giá, không dùng được sách cũ là rất lãng phí"

Tường Vân |

Bỏ qua câu chuyện sách giáo khoa mới lớp 3,7 và 10 tăng giá cao gấp 2-3 lần so với sách cũ, điều kiến phụ huynh e ngại là việc sử dụng sách giáo khoa mới hiện nay lãng phí, không có tính tiết kiệm vì học xong không thể sử dụng cho các năm học tiếp theo.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Xử lý tiêu cực tham nhũng: Chỗ nào rõ thì xử lý nghiêm, xử lý ngay

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Phản ánh những vụ việc tham nhũng trong lĩnh vực y tế, ngoại giao vừa qua, cử tri huyện Hoà Vang, TP.Đà Nẵng bày tỏ sự bức xúc. Bởi, trong khi người người nhà nhà đi chống dịch thì một số cá nhân, tổ chức lại lợi dụng để trục lợi.

Lãng phí trong đầu tư không thể phủi bỏ trách nhiệm

LÊ PHI LONG |

Báo Lao Động vừa có bài phản ánh về việc lãng phí đất đai và tài sản trên đất liên quan đến Trung tâm hội nghị Hàm Rồng, TP.Thanh Hóa. Sau một thời gian bị bỏ không, nhiều hạng mục bị xuống cấp, đổ sập gây lãng phí tài sản nhà nước và giá trị sử dụng không đúng như mục đích ban đầu.

"Sách giáo khoa mới đội giá, không dùng được sách cũ là rất lãng phí"

Tường Vân |

Bỏ qua câu chuyện sách giáo khoa mới lớp 3,7 và 10 tăng giá cao gấp 2-3 lần so với sách cũ, điều kiến phụ huynh e ngại là việc sử dụng sách giáo khoa mới hiện nay lãng phí, không có tính tiết kiệm vì học xong không thể sử dụng cho các năm học tiếp theo.