Thái Nguyên: Bất chấp hiểm nguy người dân liều mình băng qua cầu cấm

KIÊN NGUYỄN |

Cầu Trà Vườn (TP Thái Nguyên) có tuổi đời hơn 60 năm và được xây dựng cho tàu hỏa chạy qua nhưng hàng chục năm nay người dân vẫn bất chấp nguy hiểm liều mình băng qua mỗi ngày trong khi cây cầu đang có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng.

Xuống cấp nghiêm trọng

Mỗi ngày có cả nghìn lượt người cùng phương tiện của xã Đồng Liên và khu vực lân cận đi qua cầu đường sắt Trà Vườn để buôn bán, học tập.

Theo quan sát của phóng viên trong ngày 21.11, ngoài phần đường ray cho tàu hỏa chạy qua thì hành lang chỗ rộng nhất trên cây cầu chưa tới 1m, chỗ hẹp cũng chỉ vừa một người đi qua.

Hơn 60 năm qua, cầu Trà Vườn trở thành cầu dân sinh bất đắc dĩ. Ảnh: Kiên Nguyễn
Hơn 60 năm qua, cầu Trà Vườn trở thành cầu dân sinh bất đắc dĩ với nhiều hiểm nguy rình rập. Ảnh: Kiên Nguyễn

Những tấm bê tông mỏng phủ trên mặt cầu để đi lại, phục vụ quá trình tuần tra bảo dưỡng có chiều dài chừng 1m, trong khi hành lang cầu là nan gỗ với chiều dài hơn 0,5m. Tất cả đều đã có dấu hiệu xuống cấp theo thời gian.

Trên hành lang nhiều nan gỗ đã biến mất và xuất hiện mục nát để lại một khoảng trống rộng, rất dễ khiến người đi bộ trượt chân xuống.

Cầu Trà Vườn xây dựng chỉ để phục vụ cho tàu hỏa lưu thông nên hệ thống lan can cầu làm được thiết kế khá mỏng và thấp. Theo thời gian chúng đang có những dấu hiệu han gỉ xuống cấp, thậm chí có thể rơi gãy bất cứ khi nào.

Trực tiếp đi bộ qua cây cầu Trà Vườn, phóng viên đã cảm nhận được độ rung lắc nhất định đặc biệt là mỗi khi có đoàn người đi xe máy chạy qua. Rung lắc sẽ mạnh hơn mỗi khi có đoàn tàu chở hàng đi qua.

Bất chấp nguy hiểm rình rập

Cầu Trà vườn có biển cấm người và phương tiện đi qua nhưng nhiều người dân vẫn lựa chọn qua cầu Trà Vườn bởi tuyến đường này ngắn và nhanh chóng hơn so với việc phải lưu thông qua con đường khác xa hơn cả chục km.

Chị Vũ Thị Thái, xóm Đồng Tân, xã Đồng Liên cho biết, mọi người đều biết cây cầu này không dành cho người, xe máy đi qua và chỉ phục vụ tàu hỏa nhưng đây là đường gần nhất rồi, bao năm qua mọi người vẫn đi lại.

"Nhiều lúc cũng thấy nguy hiểm đấy, nhất là trời tối hoặc mỗi khi có tàu hỏa đi qua nhưng cũng tặc lưỡi thôi. Trong khu xóm của chúng tôi, chợ thì không có, mà đi qua cây cầu này thì có đầy đủ, chợ, trường, công ty làm việc" - chị Thái cho hay.

Biển báo ở 2 đầu cầu ghi rõ, cấm các loại xe: xe ngưa, xe máy, xe đạp, đi trên cầu. Ảnh: Kiên Nguyễn
Biển báo ở 2 đầu cầu ghi rõ, cấm các loại xe: Xe ngựa, xe máy, xe đạp, đi trên cầu. Ảnh: Kiên Nguyễn

Vừa phải chật vật đẩy xe qua chỗ nan gỗ bị gãy thủng trên cầu, chị Nguyễn Thị Hương, xóm Toàn Thắng 1, xã Đồng Liên chia sẻ, ngày đi lại mấy lần, nếu vào thành phố mà đi qua Đập Ba Đa thì xa hơn cả chục km rất bất tiện lắm, mất thời gian.

Cũng theo chị Hương: "Tôi và nhiều người khác đã bị ngã ở cây cầu này rồi. Những nan gỗ trên hành lang cầu đã mục và gãy rất nhiều đi rất nguy hiểm, nhưng vì cuộc sống mưu sinh nên mình vẫn chấp nhận đi qua.”

Cây cầu này cũng là nơi đi lại thường xuyên của nhiều em học sinh giữa xã Đồng Liên và khu vực Điềm Thụy (Phú Bình). Các em nhỏ chân yếu tay mềm lại đi học giờ vắng nên những nguy cơ tai nạn, mất an toàn là rất cao.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Tạ Văn Phin - Chủ tịch UBND xã Đồng Liên, TP Thái Nguyên, cho biết, việc người dân đi qua cầu cấm là có, biết là nguy hiểm nhưng người dân vẫn phải đi, bởi đây là đường gần nhất để người người dân giao thương."

"Chính quyền địa phương cũng đã thường xuyên tuyên truyền cho người dân về sự nguy hiểm của cây cầu, đồng thời đề nghị với các cấp cao hơn về tình trạng này, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có phương án xử lý.

Chúng tôi mong muốn có phương án cải tạo cầu để người dân đi lại được an toàn hơn hoặc có cây cầu mới để người dân qua trung tâm thành phố cho thuận tiện", ông Phin cho hay.

Một số hình ảnh được phóng viên ghi lại:

Hành lang đường hẹp, thế nhưng hằng ngày vẫn có hàng nghìn phương tiện lưu thông qua đây. Ảnh: Kiên Nguyễn
Hành lang đường hẹp, thế nhưng hằng ngày vẫn có hàng nghìn phương tiện lưu thông qua đây. Ảnh: Kiên Nguyễn
Nhiều nan gỗ có dấu hiệ biến mất, để lại khoảng trống rộng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho người tham gia giao thông. Ảnh: Kiên Nguyễn
Nhiều nan gỗ bị gãy để lại khoảng trống rộng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn. Ảnh: Kiên Nguyễn

Dù biết là nguy hiểm, thế nhưng ngày nào chị Thái cũng liều mình băng qua cây cầu này. Ảnh: Kiên Nguyễn
Dù biết là nguy hiểm nhưng ngày nào chị Thái cũng liều mình băng qua cây cầu này. Ảnh: Kiên Nguyễn
Những nan gỗ có dấu hiệu mục theo thời gian, việc người dân hằng ngày vẫn liều mình đi qua cầu Trà Vườn, không khác gì đánh cược với tính mạng của mình. Ảnh: Kiên Nguyễn
Nhiều chỗ trên mặt cầu đã không còn nguyên vẹn. Ảnh: Kiên Nguyễn
Chị Nguyễn Thị Hương dù đã nhiều lần bị ngã khi đi qua cây cầu này, thế nhưng vì cuộc sống chị vẫn chấp nhận đi qua đây. Ảnh: Kiên Nguyễn
Chị Nguyễn Thị Hương đã nhiều lần bị ngã khi đi qua cầu Trà Vườn. Ảnh: Kiên Nguyễn
Hành lang đường nhỏ, hẹp nên việc 2 xe tránh nhau cũng vô cùng khó khăn. Ảnh: Kiên Nguyễn
Hành lang đường nhỏ, hẹp nên việc 2 xe tránh nhau cũng vô cùng khó khăn. Ảnh: Kiên Nguyễn
KIÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Liều mình bơi ra giữa sông, cứu thành công nạn nhân đuối nước

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Một người đàn ông vừa liều mình bơi ra giữa sông Sêrêpốk, cứu sống thành công người phụ nữ đuối nước.

Dân liều mình "làm xiếc" trên con đường nghìn tỉ dang dở

Phong Quang |

Thái Nguyên - Hơn 9,5km đường Bắc Sơn kéo dài trị giá tới 2.000 tỉ đồng do Doanh nghiệp tư nhân Xuân Trường làm chủ đầu tư với kỳ vọng sẽ mở ra một không gian phát triển mới cho TP. Nhưng đến nay, phát triển đâu chưa thấy, người dân thì vẫn hàng ngày liều mình làm xiếc để băng qua con đường nghìn tỉ dang dở này.

Lũ cuốn trôi đường, trẻ thơ vượt hiểm nguy đi bộ đến trường

THANH TUẤN |

Kon Tum - Cơn bão số 9 năm 2020 cuốn trôi đường, hơn năm qua, các em học sinh ở xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum phải lội suối hoặc đi cheo leo bên hố sâu bờ vực để đến trường học chữ.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Liều mình bơi ra giữa sông, cứu thành công nạn nhân đuối nước

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Một người đàn ông vừa liều mình bơi ra giữa sông Sêrêpốk, cứu sống thành công người phụ nữ đuối nước.

Dân liều mình "làm xiếc" trên con đường nghìn tỉ dang dở

Phong Quang |

Thái Nguyên - Hơn 9,5km đường Bắc Sơn kéo dài trị giá tới 2.000 tỉ đồng do Doanh nghiệp tư nhân Xuân Trường làm chủ đầu tư với kỳ vọng sẽ mở ra một không gian phát triển mới cho TP. Nhưng đến nay, phát triển đâu chưa thấy, người dân thì vẫn hàng ngày liều mình làm xiếc để băng qua con đường nghìn tỉ dang dở này.

Lũ cuốn trôi đường, trẻ thơ vượt hiểm nguy đi bộ đến trường

THANH TUẤN |

Kon Tum - Cơn bão số 9 năm 2020 cuốn trôi đường, hơn năm qua, các em học sinh ở xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum phải lội suối hoặc đi cheo leo bên hố sâu bờ vực để đến trường học chữ.