Thái Bình: Vận hành thuỷ nông cẩu thả, nhà dân ngập lụt, mất trắng thuỷ sản

TRUNG DU |

Thái Bình - Quá trình vận hành đóng/mở cống Bồng He lấy nước làm đất vụ mùa 2022, cán bộ Xí nghiệp Khai thác Công trình thuỷ lợi huyện Tiền Hải (thường gọi Xí nghiệp thuỷ nông huyện) đã chủ quan, không giám sát chặt chẽ dẫn đến lượng nước từ sông Hồng qua cống đổ vào đồng quá lớn.

Hậu quả đã gây ngập lụt cục bộ, làm ảnh hưởng, thiệt hại lớn đến nhiều diện tích trồng cây màu, nuôi thuỷ sản của nhân dân xã Nam Hồng (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình).

Cống Bồng He hiện vẫn đang trong giai đoạn thi công dự án xử lý cấp bách, chưa được đại diện chủ đầu tư là Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình NNPT&NT tỉnh Thái Bình bàn giao  chính thức mà mới chỉ bàn giao tạm thời cho Xí nghiệp thuỷ nông quản lý, vận hành. Ảnh: T.D
Cống Bồng He. Ảnh: T.D

Vận hành cống cẩu thả gây ngập lụt cho dân

Vừa qua, Báo Lao Động nhận được ý kiến phản ánh, kiến nghị của đại diện các hộ nuôi trồng thuỷ sản tại khu vực phía trong chân đê biển số 5, thuộc địa phận 2 thôn Đông Biên Nam và Tam Bảo (xã Nam Hồng, huyện Tiền Hải) về việc: Vào chiều tối ngày 30.6.2022, toàn bộ diện tích ao đầm, vườn của các hộ dân này đã bất ngờ bị nước dâng gây ngập lụt, úng, khiến cây màu úng, chết, tôm cá nuôi theo nước bơi đi hết.

Hình ảnh ao, đầm nuôi tôm của hộ ông Cường bị ngập lụt từ tối đến đêm 30.6. Ảnh: NDCC
Hình ảnh ao, đầm nuôi tôm của hộ ông Nguyễn Ngọc Cường bị ngập lụt từ tối đến đêm 30.6. Ảnh: NDCC
Không chỉ chân đê, các diện tích trong khu dân cư tại xóm 4, thôn Đông Biên Nam cũng bị nước dâng gây ngập úng. Ảnh: NDCC
Không chỉ chân đê, các diện tích trong khu dân cư tại xóm 4, thôn Đông Biên Nam cũng bị nước dâng gây ngập úng. Ảnh: NDCC

Ông Nguyễn Ngọc Cường (trú xóm 4, thôn Đông Biên Nam, xã Nam Hồng) cho biết, gia đình ông được UBND xã Nam Hồng cho đấu thầu hơn 1.300m2 đất ao, đầm để nuôi thuỷ sản, trồng cây cối.

Gia đình thả tổng cộng khoảng 25 vạn con tôm giống, sau 3 tháng nuôi tiêu tốn cỡ 800kg thức ăn. Chuẩn bị đến ngày thu hoạch thì chiều 30.6, nước từ sông Hồng do cán bộ thuỷ nông mở cống Bồng He mở lấy nước vào làm đất vụ mùa 2022 dâng quá lớn, không tiêu thoát, phân phối kịp đã khiến toàn bộ ao đầm, vườn tược bị ngập hơn nửa mét trong nhiều giờ đồng hồ, tôm cá gần như mất sạch.

Theo ông Cường, 1 vạn con tôm giống lúc mua về có giá 800.000 đồng, còn 800kg thức ăn cho tôm có giá 32.000 đồng/1 cân. Như vậy, tính riêng tiền mua giống và thức ăn chăn nuôi, gia đình ông Cường đã mất trắng khoảng trên 45 triệu đồng chưa kể giá trị cây màu trồng trên vườn bị úng, chết và công chăm sóc, cho tôm ăn của 5-6 người trong vòng 3 tháng trời.

 
 
Không chỉ tôm nuôi dưới ao đi hết, cây cối trên vườn cũng chết vì úng. Ảnh: T.D

"Ở đây, rõ ràng là do sự tắc trách, thiếu giám sát, thiếu trách nhiệm của cán bộ thuỷ nông trong việc vận hành cống gây ra sự cố. Nếu cống lớn, phai cống to và nước ngoài sông Hồng đang dâng cao thì anh chỉ mở ở mức nào đó thôi và phải theo dõi liên tục. Đằng này anh mở toang cống ra, bỏ đi 1 chỗ thì hỏi làm sao không ngập?" - ông Cường bức xúc.

Cùng với ông Cường, ngày 1.7, có 5 hộ dân nuôi trồng khác cùng hoàn cảnh tương tự đã có đơn thư gửi UBND xã Nam Hồng, HTX Dịch vụ nông nghiệp xã để kiến nghị, yêu cầu hỗ trợ, đền bù cho phần diện tích bị ảnh hưởng bởi sự việc.

Trao đổi với PV Lao Động, ông Phạm Văn Điệt - Chủ tịch UBND xã Nam Hồng - xác nhận, Xí nghiệp thuỷ nông huyện chỉ đạo mở cống Bồng He lấy nước làm đất vụ mùa 2022. Do nước đầu nguồn từ sông Hồng và cửa cống lớn, lượng nước chảy qua cống vào đồng nhanh, các cống nhỏ nội đồng thoát không kịp dẫn đến ngập lụt cục bộ cho các hộ dân thuộc xóm 4 thôn Đông Biên Nam và xóm 7 thôn Tam Bảo. Cá biệt có 5 hộ gia đình nuôi tôm ở chân đê có ao nuôi bị ngập từ 0,3 m đến 0,5m.

"Ngay sau khi nhận được tin báo của dân, tôi đã thông tin cho cán bộ Xí nghiệp thuỷ nông huyện có biện pháp hạ thấp phai cống để hạn chế lượng nước đổ vào đồng. Tiếp đó, tôi cùng cán bộ Công an xã, lãnh đạo HTX Dịch vụ nông nghiệp xã và ban thôn xuống ghi nhận, kiểm tra hiện trường sự việc, yêu cầu các hộ nuôi trồng đắp cao bờ vùng để bảo vệ tài sản" - ông Điệt cho biết thêm.

Ngày 4.7, trên cơ sở tổng hợp ý kiến kiến nghị của các hộ dân, UBND xã Nam Hồng đã làm báo cáo sự việc gửi UBND huyện Tiền Hải, Phòng NNPT&NT huyện, Xí nghiệp thuỷ nông huyện đề nghị xem xét giải quyết cho nhân dân.

Chưa kiểm đếm thiệt hại để đền bù, hỗ trợ cho dân

Ngày 7.7, ông Đỗ Văn Trịnh - Phó Chủ tịch UBND huyện Tiền Hải- đã ký văn bản gửi Phòng NNPT&NT huyện, Xí nghiệp thuỷ nông huyện chỉ đạo khẩn trương xem xét, tham mưu giải quyết kiến nghị của UBND xã Nam Hồng và các hộ dân bị ảnh hưởng do sự cố ngập lụt ngày 30.6.

Nội dung chỉ đạo của UBND huyện Tiền Hải.
Nội dung chỉ đạo của UBND huyện Tiền Hải.

Đến ngày 12.7, tại trụ sở UBND xã Nam Hồng, đại diện lãnh đạo các đơn vị nói trên đã về và có buổi làm việc với ban lãnh đạo xã để thống nhất, đề ra phương án khắc phục hậu quả sự việc.

Tuy nhiên, từ đó đến nay đã 1 tuần trôi qua, Xí nghiệp thuỷ nông huyện Tiền Hải, Phòng NNPT&NT huyện vẫn chưa trực tiếp xuống hiện trường để ghi nhận, kiểm tra, kiểm đếm diện tích nuôi trồng, tài sản thiệt hại cho các hộ dân khiến người dân vô cùng bức xúc.

 
Đến nay, chưa có bất cứ cán bộ nào về thực hiện đo đạc, kiểm đếm, xác định thiệt hại cho dân. Ảnh: T.D

Trao đổi với PV Lao Động, cả ông Phạm Quang Tuấn - Giám đốc Xí nghiệp thuỷ nông huyện Tiền Hải và ông Phạm Văn Vang - Trưởng Phòng NNPT&NT huyện đều hứa hẹn, xác nhận sẽ sớm có giải pháp pháp, biện pháp để giải quyết tình hình. Trong khi đó biện pháp cụ thể là gì, cách thức thực hiện ra sao đến nay vẫn là một dấu hỏi lớn.

Trả lời PV Lao Động, ông Đỗ Thanh Tùng - Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Nam Thái Bình (đơn vị phụ trách, quản lý hoạt động Xí nghiệp thuỷ nông huyện Tiền Hải - PV) - cho rằng, lỗi thuộc về phía xí nghiệp huyện. Xí nghiệp phải tự có biện pháp giải quyết, đền bù thoả đáng, hài hoà cho dân, công ty không liên quan, không có trách nhiệm.

TRUNG DU
TIN LIÊN QUAN

Thái Bình: Ngư dân trúng đậm cá khoai lưới, thu hàng chục triệu 1 ngày

TRUNG DU |

Thái Bình - Mấy ngày vừa qua, người dân làm nghề chài lưới, vươn khơi bám biển ở thôn Đông Biên Nam (xã Nam Hồng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) tỏ ra rất phấn khởi vì được mùa cá khoai sau nhiều tháng trời biển khá ít cá, tôm...

Công nhân thuỷ nông Hà Nội được nhận lương, xúc động cảm ơn báo Lao Động

Việt Lâm- Thùy DUng |

Sau phản ánh của báo Lao Động, các công nhân Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển thủy lợi sông Đáy đã nhận được những đồng lương mà họ bị nợ trong thời gian qua.

Sở NN&PTNT Hà Nội chủ trì tháo gỡ khó khăn cho các Công ty thuỷ nông

Việt Lâm |

Ngày 24.7, ông Nguyễn Chí Hải - Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thủy lợi Sông Tích cho biết, ngày 23.7, UBND TP.Hà Nội đã có văn bản số 461/TB-VP, thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền về các khó khăn, vướng mắc trong việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi năm 2021 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Thái Bình: Ngư dân trúng đậm cá khoai lưới, thu hàng chục triệu 1 ngày

TRUNG DU |

Thái Bình - Mấy ngày vừa qua, người dân làm nghề chài lưới, vươn khơi bám biển ở thôn Đông Biên Nam (xã Nam Hồng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) tỏ ra rất phấn khởi vì được mùa cá khoai sau nhiều tháng trời biển khá ít cá, tôm...

Công nhân thuỷ nông Hà Nội được nhận lương, xúc động cảm ơn báo Lao Động

Việt Lâm- Thùy DUng |

Sau phản ánh của báo Lao Động, các công nhân Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển thủy lợi sông Đáy đã nhận được những đồng lương mà họ bị nợ trong thời gian qua.

Sở NN&PTNT Hà Nội chủ trì tháo gỡ khó khăn cho các Công ty thuỷ nông

Việt Lâm |

Ngày 24.7, ông Nguyễn Chí Hải - Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thủy lợi Sông Tích cho biết, ngày 23.7, UBND TP.Hà Nội đã có văn bản số 461/TB-VP, thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền về các khó khăn, vướng mắc trong việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi năm 2021 trên địa bàn thành phố Hà Nội.