Thái Bình: Hàng ngàn hecta nuôi trồng ngao bị ảnh hưởng vì thiếu cát

TRUNG DU |

Gần 2 tháng nay, người nuôi trồng ngao ở các xã Đông Minh, Nam Cường, Nam Thịnh của huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) lâm vào tình cảnh khốn khó vì thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cát biển dùng để cải tạo bãi, đầm cũng như làm thức ăn cho ngao sinh trưởng, phát triển.

Phản ánh đến Báo Lao Động, rất nhiều hộ nuôi ngao tại các xã này - cho biết: Gần 2 tháng qua, do chủ trương của các cấp, ngành về việc tạm dừng hoạt động các phương tiện tàu thuyền ra khu vực cồn Thủ hút, lấy cát chở về đất liền, hàng ngàn hecta nuôi trồng ngao bao gồm cả diện tích ươm ngao giống ở vùng đầm phía trong đê biển và vùng nuôi ngao thương phẩm bên ngoài đê bị ảnh hưởng nặng nề, gây tổn hại lớn về kinh tế.

Hàng trăm hecta ươm ngao giống phía trong đê biển ở xã Nam Cường (huyện Tiền Hải, Thái Bình) cũng đang thiếu cát trầm trọng. Ảnh: T.D
Hàng trăm hecta ươm ngao giống phía trong đê biển ở xã Nam Cường (huyện Tiền Hải, Thái Bình) cũng đang thiếu cát trầm trọng. Ảnh: T.D
Ông Tâm (trú xã Nam Trung, huyện Tiền Hải) - một người nổi tiếng nuôi ngao thành công lâu năm, chia sẻ: "Mỗi năm chúng tôi cần 2 - 3 lần tưới cát phủ lên bề mặt đáy đầm, bãi để cải tạo môi trường ẩn nấp, đồng thời là nguồn thức ăn cho ngao. Trước đến nay chúng tôi vẫn mua cát từ tàu thuyền chở ngoài biển về, nay đột ngột thiếu hụt nguồn cát này nên trở tay không kịp. Vừa rồi không có cát, kết hợp nắng nóng kéo dài, hàng vạn ngao con mới thả của gia đình tôi bị chết, thiệt hại lên đến hàng tỉ đồng".
Hình ảnh ngao con mới thả đã chết trắng vỏ của gia đình ông Tâm. Ảnh: NDCC
Vẫn theo ông Tâm, với đặc tính của con ngao, nếu không có nguồn cát bổ sung kịp thời, ngao sẽ bị chết hàng loạt hoặc chậm phát triển, còi cọc, lâu được thu hoạch và giá trị dinh dưỡng, kinh tế cũng không được đảm bảo. Hiện nay, vùng đầm ươm ngao giống ở hai xã Nam Cường và Nam Thịnh khoảng 200 hecta, vùng bãi bồi cửa biển nuôi ngao thương phẩm ở ngay xã Nam Thịnh là từ 2000-3000 hecta, mỗi một lần cải tạo 1 hecta đầm (tưới cát) cần từ 300 - 400 m3 cát mặn tự nhiên.
Nếu tình trạng thiếu hụt cát kéo dài thêm, con ngao sẽ chết hoặc còi cọc, chậm phát triển. Ảnh: NDCC
Nếu tình trạng thiếu hụt cát kéo dài thêm, con ngao sẽ chết hoặc còi cọc, chậm phát triển. Ảnh: NDCC
Theo tìm hiểu của PV Lao Động, sở dĩ nguồn cát mặn phục vụ nuôi trồng ngao bị thiếu hụt nghiêm trọng bởi gần 2 tháng qua, hoạt động khai thác cát trên biển của hàng chục chủ tàu bị yêu cầu dừng.

Ông Bùi Kiên Quyết - Chủ tịch UBND xã Nam Thịnh (huyện Tiền Hải) - cho hay: "Chúng tôi biết là nhu cầu về cát của bà con là rất lớn, nhất là thời tiết nắng nóng. Nhưng thứ nhất do ở khu vực biển của địa phương chưa được cấp quy hoạch mỏ cát tập trung để nuôi ngao, chủ phương tiện tàu thuyền thì chưa thực hiện đăng ký, đăng kiểm và một số thủ tục cần thiết để hoạt động nên các cấp, ngành yêu cầu tạm dừng khai thác cát".

Những con tàu này dùng để khai thác cát biển phục vụ nuôi trồng ngao, nay đã nằm im tại bến từ gần 2 tháng qua do chưa đủ thủ tục theo quy định. Ảnh: T.D
Những con tàu này dùng để khai thác cát biển phục vụ nuôi trồng ngao, nay đã nằm im tại bến từ gần 2 tháng qua do chưa đủ thủ tục theo quy định. Ảnh: T.D
Còn đại diện lãnh đạo Đồn Biên phòng Cửa Lân (Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thái Bình) cho biết: "Lực lượng biên phòng dù rất muốn tạo điều kiện để bà con nuôi ngao có cát phục vụ nuôi trồng ngao, tuy nhiên do điều kiện cần và đủ cho việc khai thác cát trên biển hiện nay chưa đảm bảo quy định pháp luật, còn nhiều bất cập nên chúng tôi cũng rất khó xử lý. Các phương tiện tàu thuyền hầu hết là hoán cải, chưa làm thủ tục đăng ký, đăng kiểm, nhiều lái tàu chưa có bằng lái phù hợp...".

Thông tin với PV, ông Bùi Tuấn Anh - Phó Chủ tịch UBND huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) - cho biết: "Về việc này huyện cũng đã nắm được và đang khẩn trương phối hợp với các cấp, ngành liên quan tìm hướng giải pháp tạm thời cũng như về lâu dài. Cái khó lớn nhất là trước nay tại địa phương chưa có điểm mỏ cát biển nào được quy hoạch, cấp phép chuyên để phục vụ nuôi trồng ngao. Từ trước đến nay thì các chủ tàu hầu hết khai thác cát tự phát, mang về bán cho người nuôi ngao, các điều kiện về phương tiện, con người chưa đảm bảo đúng các quy định của pháp luật".

TRUNG DU
TIN LIÊN QUAN

Tiền Hải-Thái Bình: Người dân gần cầu Trà Lý khốn khổ vì "bão cát"

TRUNG DU |

Hàng chục năm qua, người dân xã Tây Lương (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) sinh sống gần khu vực chân cầu Trà Lý (cây cầu nối huyện Tiền Hải với huyện Thái Thụy, bắc qua sông Trà Lý) nhiều lần kêu cứu vì thường xuyên phải sống chung với bụi bẩn, ô nhiễm từ hoạt động vận chuyển vật liệu xây dựng từ các bến bãi đặt ở hai bên mố cầu.

Thái Bình: Dự án giải phóng mặt bằng nhanh kỷ lục do dân tự nguyện hiến đất

TRUNG DU |

Một dự án xây dựng tuyến đường liên xã có tổng chiều dài 5,5km, với số vốn đầu tư gần 35 tỉ đồng ở huyện Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình) đạt kỷ lục tại quê lúa cho đến thời điểm hiện tại - là dự án đạt tiến độ giải phóng mặt bằng nhanh nhất. Chỉ trong vòng 1 tuần, gần 100% hộ dân thuộc 3 xã có dự án đi qua đều đồng thuận hiến đất, làm đường.

Thái Thụy - Thái Bình: Dân khổ sở vì "binh đoàn" xe tải hoành hành

TRUNG DU |

Từ hơn 1 tháng nay, người dân các xã Thụy Quỳnh, thị trấn Diêm Điền và Thụy Hà (huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) đã và đang hàng ngày phải chịu đựng tình trạng các đoàn xe chở cát san lấp đi qua địa bàn gây ô nhiễm khói bụi, nguy cơ mất an toàn giao thông.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Tiền Hải-Thái Bình: Người dân gần cầu Trà Lý khốn khổ vì "bão cát"

TRUNG DU |

Hàng chục năm qua, người dân xã Tây Lương (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) sinh sống gần khu vực chân cầu Trà Lý (cây cầu nối huyện Tiền Hải với huyện Thái Thụy, bắc qua sông Trà Lý) nhiều lần kêu cứu vì thường xuyên phải sống chung với bụi bẩn, ô nhiễm từ hoạt động vận chuyển vật liệu xây dựng từ các bến bãi đặt ở hai bên mố cầu.

Thái Bình: Dự án giải phóng mặt bằng nhanh kỷ lục do dân tự nguyện hiến đất

TRUNG DU |

Một dự án xây dựng tuyến đường liên xã có tổng chiều dài 5,5km, với số vốn đầu tư gần 35 tỉ đồng ở huyện Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình) đạt kỷ lục tại quê lúa cho đến thời điểm hiện tại - là dự án đạt tiến độ giải phóng mặt bằng nhanh nhất. Chỉ trong vòng 1 tuần, gần 100% hộ dân thuộc 3 xã có dự án đi qua đều đồng thuận hiến đất, làm đường.

Thái Thụy - Thái Bình: Dân khổ sở vì "binh đoàn" xe tải hoành hành

TRUNG DU |

Từ hơn 1 tháng nay, người dân các xã Thụy Quỳnh, thị trấn Diêm Điền và Thụy Hà (huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) đã và đang hàng ngày phải chịu đựng tình trạng các đoàn xe chở cát san lấp đi qua địa bàn gây ô nhiễm khói bụi, nguy cơ mất an toàn giao thông.