Thái Bình: Đình chỉ hoạt động xưởng tái chế nhựa không phép ô nhiễm

TRUNG DU |

Liên quan vụ việc hàng ngàn m2 đất thuộc hành lang thoát lũ đê Trà Lý, đoạn qua xã Tân Phong (huyện Vũ Thư, Thái Bình) bị chiếm dụng, "hô biến" thành xưởng tái chế nhựa không phép, gây ô nhiễm môi trường mà Báo Lao Động đã phản ánh, cơ quan chức năng đã vào cuộc kiểm tra, xử lý.

Ngày 12.10, thông tin từ UBND huyện Vũ Thư (Thái Bình) cho biết, sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh từ dư luận về việc cơ sở tái chế phế liệu tiến hành sản xuất gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân; thực hiện chỉ đạo của HĐND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình, UBND huyện Vũ Thư đã chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND xã Phúc Thành, UBND xã Tân Phong tổ chức làm việc với cơ sở sơ chế phế liệu của hộ gia đình ông Bùi Văn Tùy tại khu vực giáp ranh hai xã Phúc Thành và Tân Phong. 

 
 
Bên trong cơ sở sản xuất nhếch nhác, bẩn thỉu. Ảnh: T.D

Kết quả kiểm tra cho thấy, cơ sở tiến hành hoạt động sản xuất sơ chế phế liệu (bao bì xác rắn, dây bạt nhựa đã qua sử dụng) qua quá trình băm, giặt, rửa sau đó đóng bao thành phẩm bán lại cho các cá nhân có nhu cầu.

Hoạt động sản xuất của cơ sở nằm tại khu vực giáp ranh giữa hai xã Tân Phong và Phúc Thành, trên phần diện tích đất nông nghiệp của UBND xã quản lý, nằm trong hành lang bảo vệ đê điều, không có hợp đồng thuê khoán đất.

Cơ sở này hoạt động sản xuất khi chưa có thủ tục hành chính về đầu tư được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, cho phép hoạt động sản xuất; không có giấy phép đăng ký kinh doanh, chưa có thủ tục hành chính về môi trường, đất đai theo quy định.

 
 
Nước thải chưa qua xử lý tuồn ra sông Trà Lý. Ảnh: T.D

Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất sơ chế phế liệu của cơ sở cũng chưa đảm bảo vệ sinh môi trường, nước thải chưa được xử lý triệt để và xả trực tiếp ra sông Trà Lý qua 3 cửa xả; chất thải sau sản xuất gồm vụn bạt được thu gom đóng bao, tuy nhiên chưa được thu gom triệt để vẫn còn hiện tượng xả thải theo đường ống chảy trực tiếp ra sông Trà Lý; việc xử lý chất thải phế liệu chưa được đảm bảo môi trường, không có mái che chắn, nước mưa chảy tràn qua khu vực sản xuất kéo theo vụn phế liệu chảy ra sông Trà Lý gây ô nhiễm môi trường.

UBND huyện Vũ Thư đã chỉ đạo dừng ngay hoạt động sản xuất của cơ sở sơ chế phế liệu trong khu đất thuộc hành lang đê do UBND xã quản lý.

Trường hợp cơ sở có nhu cầu hoạt động thì phải thực hiện các thủ tục đầu tư, đất đai, môi trường, các thủ tục có liên quan và chỉ được triển khai thực hiện khi hoàn thiện các thủ tục nêu trên theo đúng quy định của pháp luật.

 
Theo ghi nhận, hiện nay cơ sở đã dừng hoạt động. Ảnh: T.D

Chiều 12.10, theo ghi nhận của PV Lao Động, hiện cơ sở sơ chế phế liệu nói trên của hộ ông Tùy đã dừng hoạt động, tuy nhiên máy móc, vật tư thiết bị vẫn chưa được gia đình ông này chuyển ra khỏi khu vực vi phạm.

Ông Nguyễn Hữu Ngạn - Chủ tịch UBND xã Tân Phong, cho biết: "Theo chỉ đạo của UBND huyện, đến nay chúng tôi đã yêu cầu dừng hoạt động sản xuất đối với cơ sở vi phạm. Do hộ ông Tùy chưa tìm được quỹ đất mới ở nơi khác để tiếp tục sản xuất nên chắc phải mất thời gian khoảng mấy tháng để có thể di dời, vận chuyển đồ đạc, máy móc, nguyên liệu ra khỏi diện tích vi phạm".

TRUNG DU
TIN LIÊN QUAN

Công an vào cuộc vụ múc trộm hàng nghìn khối đất ngoài đê ở Thái Bình

TRUNG DU |

Liên quan vụ việc hàng nghìn khối đất canh tác nằm trên hành lang thoát lũ, bảo vệ đê sông Trà Lý đoạn qua xã Vũ Đông (TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình) bị múc trộm chuyển đi tiêu thụ mà Báo Lao Động đã phản ánh, UBND TP.Thái Bình đã có những chỉ đạo, yêu cầu làm rõ, xử lý nghiêm.

Hàng chục người gia cố hơn 20 mét đê biển bị xói, lở do bão ở Thái Bình

TRUNG DU |

Khoảng hơn 50 người và hàng trăm khối cát, máy móc, cọc tre đã được Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Tiền Hải và xã Nam Hồng (tỉnh Thái Bình) huy động khẩn trương để gia cố, đắp lại hơn 20 mét phía trong vệ đê biển số 5 bị sạt, lở do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 7.

Thái Bình: Xưởng tái chế nhựa “mọc” trên đất ngoài đê

TRUNG DU |

Nhiều năm trở lại đây, một cơ sở sản xuất nhựa tái chế trái phép ngang nhiên “mọc” lên, tồn tại trên diện tích gần 3000 m2 đất phía ngoài đê sông Trà Lý (đoạn qua xã Tân Phong, huyện Vũ Thư, Thái Bình) gây ô nhiễm môi trường, xả thải trực tiếp xuống lòng sông nhưng không bị xử lý.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Công an vào cuộc vụ múc trộm hàng nghìn khối đất ngoài đê ở Thái Bình

TRUNG DU |

Liên quan vụ việc hàng nghìn khối đất canh tác nằm trên hành lang thoát lũ, bảo vệ đê sông Trà Lý đoạn qua xã Vũ Đông (TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình) bị múc trộm chuyển đi tiêu thụ mà Báo Lao Động đã phản ánh, UBND TP.Thái Bình đã có những chỉ đạo, yêu cầu làm rõ, xử lý nghiêm.

Hàng chục người gia cố hơn 20 mét đê biển bị xói, lở do bão ở Thái Bình

TRUNG DU |

Khoảng hơn 50 người và hàng trăm khối cát, máy móc, cọc tre đã được Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Tiền Hải và xã Nam Hồng (tỉnh Thái Bình) huy động khẩn trương để gia cố, đắp lại hơn 20 mét phía trong vệ đê biển số 5 bị sạt, lở do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 7.

Thái Bình: Xưởng tái chế nhựa “mọc” trên đất ngoài đê

TRUNG DU |

Nhiều năm trở lại đây, một cơ sở sản xuất nhựa tái chế trái phép ngang nhiên “mọc” lên, tồn tại trên diện tích gần 3000 m2 đất phía ngoài đê sông Trà Lý (đoạn qua xã Tân Phong, huyện Vũ Thư, Thái Bình) gây ô nhiễm môi trường, xả thải trực tiếp xuống lòng sông nhưng không bị xử lý.