Thái Bình: Cần sớm di dời trạm trộn bê tông "chui" gây ô nhiễm

TRUNG DU |

Hơn một năm qua, một trạm trộn bê tông quy mô lớn nằm giáp chân cầu Hiệp, thuộc địa phận thôn Bến Hiệp (xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) ngang nhiên xây dựng, hoạt động không phép trên hành lang thoát lũ, bảo vệ đê sông Luộc... nhưng đến nay vẫn chưa bị xử lý dứt điểm.

Vừa qua, PV Lao Động nhận được phản ánh của một số người dân thôn Bến Hiệp (xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) về việc hơn 1 năm qua họ luôn phải chung sống với khói bụi, ô nhiễm và tiếng ồn từ hoạt động của một trạm trộn bê tông lớn đóng trên địa bàn.

 
Trạm trộn rộng hàng ngàn m2 nằm sát mép sông Luộc...
 
Khu nhà điều hành, lán trại bên trong trạm trộn được xây dựng kiên cố. Ảnh: T.D

Tiến hành xác minh phản ánh, theo ghi nhận nhận thực tế của PV, trạm trộn bê tông này được lắp đặt hoành tráng, xây dựng với quy mô lớn trên nền diện tích khoảng hơn 7.000m2 với tường rào cao bao quanh. Ở ngay ngay lối vào bên tay phải là một khu nhà điều hành, hiện tại hoạt động sản xuất đang diễn ra rầm rộ, tiếng máy móc trộn bê tông ầm ỹ cả khu sản xuất.

Đáng chú ý, toàn bộ diện tích lắp đặt, xây dựng trạm trộn này nằm hoàn toàn trên hành lang thoát lũ, bảo vệ đê sông Luộc, giáp chân cầu Hiệp (nối tỉnh Thái Bình với tỉnh Hải Dương).

 
3 quả xilo cỡ lớn được chủ trạm lắp đặt khi chưa được cấp phép để trộn bê tông. Ảnh: T.D

Một người dân (đề nghị giấu tên) sinh sống cạnh khu vực trạm trộn bê tông bức xúc: "Trạm bê tông này có hơn 1 năm nay, hoạt động liên tục không kể thời gian, có khi làm cả ban đêm. Trong quá trình hoạt động, trạm trộn đã gây ra khói bụi mù mịt, khiến nhiều gia đình sống xung quanh không dám mở cửa. Đặc biệt tiếng ồn từ máy móc phát ra chát chúa, rất khó chịu, mất ăn mất ngủ.

Bên cạnh đó, các đoàn xe tải, xe bồn của trạm bê tông này chạy ra vào, qua lại liên tục đã khiến tuyến đường đê ít nhiều bị xuống cấp nghiêm trọng".

 
 
Xe bồn trọng tải lớn liên tục ra, vào trạm trộn bê tông không phép gây khói bụi, ô nhiễm. Ảnh: T.D

Ngày 7.10, trao đổi với PV Lao Động, ông Nguyễn Đình Thiệu - Chủ tịch UBND xã Quỳnh Giao (huyện Quỳnh Phụ) - cho hay: "Trạm trộn bê tông này đúng là đã hoạt động trên địa bàn đã được hơn 1 năm, nhưng đến nay vẫn chưa được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép, phê duyệt hồ sơ về đất đai, xây dựng và môi trường".

"Chúng tôi đã phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của huyện xuống kiểm tra và đã nhiều lần xử phạt theo thẩm quyền đối với công ty nhưng đến nay vẫn chưa xử lý triệt để. Huyện vẫn đang chỉ đạo các phòng ban chuyên môn và xã kiên quyết xử lý vi phạm, yêu cầu chủ vi phạm dừng hoạt động, tiến hành tháo dỡ, di dời máy móc, thiết bị, trả lại nguyên trạng đất đai", ông Thiệu cho biết thêm.

 
Báo cáo của UBND xã Quỳnh Giao với UBND huyện Quỳnh Phụ về xây dựng, hoạt động của trạm trộn bê tông không phép.

Theo tài liệu do UBND xã Quỳnh Giao cung cấp, ngày 14.7.2021, UBND huyện Quỳnh Phụ có văn bản số 768/UBND-TNMT yêu cầu xã Quỳnh Giao kiểm tra, xử lý, báo cáo về việc lập, hoạt động trạm, cơ sở trộn bê tông khi chưa được cấp thẩm quyền cho phép.

Ngày 25.7.2021, UBND xã Quỳnh Giao có văn bản số 33/BC-UBND báo cáo UBND huyện sau khi tiến hành kiểm tra thủ tục, quá trình hoạt động của trạm trộn bê tông này. Theo đó, trạm trộn bê tông vi phạm thuộc sở hữu của ông Nguyễn Đức Phấn (trú thôn Tiên Cầu, xã Quỳnh Trang, huyện Quỳnh Phụ). Cho đến nay ông Phấn chưa xuất trình được bất cứ giấy tờ, thủ tục nào liên quan đến hoạt động của trạm.

Trước đó, ngày 9.11.2020, UBND xã Quỳnh Giao đã kết hợp với Hạt quản lý đê điều huyện Quỳnh Phụ lập biên bản vi phạm hành chính đối với ông Phấn về hành vi tự ý lắp dựng 3 quả xilo làm trạm trộn bê tông khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.

Hạt quản lý đê điều huyện Quỳnh Phụ ngay sau đó cũng đã ra quyết định số 02/QĐ-DC về việc đình chỉ hành vi vi phạm hành chính đối với ông Phấn vì lắp dựng trạm trộn bê tông không phép trên bãi sông cách chân đê phía sông 130 mét.

Tuy nhiên, gần 1 năm trôi qua kể từ khi UBND xã Quỳnh Giao và Hạt quản lý đê điều huyện Quỳnh Phụ tiến hành kiểm tra, lập biên bản, đình chỉ nhưng trạm trộn không phép vẫn vô tư hoạt động gây bức xúc dư luận.

TRUNG DU
TIN LIÊN QUAN

Thái Bình: Hàng ngàn khối đất ngoài đê bị múc trộm đưa đi tiêu thụ

TRUNG DU |

Một hộ dân ở xã Vũ Đông (TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình) được chính quyền địa phương cho thuê gần 20.000m2 đất bãi bồi ngoài đê sông Trà Lý để phục vụ canh tác, sản xuất nông nghiệp. Vậy nhưng, người này lại ngang nhiên dùng máy múc, tự ý đào xúc hàng ngàn m3 đất chuyển đi tiêu thụ bằng đường thủy, phá vỡ mặt bằng, xâm phạm đê điều, để lại những khoảng nước rộng như ao, hồ.

"Cát tặc" lại ngang nhiên, rầm rộ "rút ruột" sông Hồng ở địa phận Thái Bình

TRUNG DU |

Thời gian vừa qua, PV Lao Động liên tục nhận được phản ánh của bạn đọc về tình trạng khai thác cát trái phép tái diễn rầm rộ, trắng trợn trên tuyến sông Hồng qua địa phận tỉnh Thái Bình. Nghiêm trọng nhất phải kể đến những đoạn sông Hồng chạy qua các xã Hồng An (huyện Hưng Hà), xã Vũ Đoài (huyện Vũ Thư) và xã Nam Hồng (huyện Tiền Hải)...

Thái Bình: Xưởng tái chế nhựa “mọc” trên đất ngoài đê

TRUNG DU |

Nhiều năm trở lại đây, một cơ sở sản xuất nhựa tái chế trái phép ngang nhiên “mọc” lên, tồn tại trên diện tích gần 3000 m2 đất phía ngoài đê sông Trà Lý (đoạn qua xã Tân Phong, huyện Vũ Thư, Thái Bình) gây ô nhiễm môi trường, xả thải trực tiếp xuống lòng sông nhưng không bị xử lý.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Thái Bình: Hàng ngàn khối đất ngoài đê bị múc trộm đưa đi tiêu thụ

TRUNG DU |

Một hộ dân ở xã Vũ Đông (TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình) được chính quyền địa phương cho thuê gần 20.000m2 đất bãi bồi ngoài đê sông Trà Lý để phục vụ canh tác, sản xuất nông nghiệp. Vậy nhưng, người này lại ngang nhiên dùng máy múc, tự ý đào xúc hàng ngàn m3 đất chuyển đi tiêu thụ bằng đường thủy, phá vỡ mặt bằng, xâm phạm đê điều, để lại những khoảng nước rộng như ao, hồ.

"Cát tặc" lại ngang nhiên, rầm rộ "rút ruột" sông Hồng ở địa phận Thái Bình

TRUNG DU |

Thời gian vừa qua, PV Lao Động liên tục nhận được phản ánh của bạn đọc về tình trạng khai thác cát trái phép tái diễn rầm rộ, trắng trợn trên tuyến sông Hồng qua địa phận tỉnh Thái Bình. Nghiêm trọng nhất phải kể đến những đoạn sông Hồng chạy qua các xã Hồng An (huyện Hưng Hà), xã Vũ Đoài (huyện Vũ Thư) và xã Nam Hồng (huyện Tiền Hải)...

Thái Bình: Xưởng tái chế nhựa “mọc” trên đất ngoài đê

TRUNG DU |

Nhiều năm trở lại đây, một cơ sở sản xuất nhựa tái chế trái phép ngang nhiên “mọc” lên, tồn tại trên diện tích gần 3000 m2 đất phía ngoài đê sông Trà Lý (đoạn qua xã Tân Phong, huyện Vũ Thư, Thái Bình) gây ô nhiễm môi trường, xả thải trực tiếp xuống lòng sông nhưng không bị xử lý.