Tâm sự của học sinh lớp 9 về những ngày học online: Con rất áp lực, ám ảnh

Đặng Chung |

Trong hoàn cảnh bất ngờ phải chuyển đổi phương thức dạy học từ trực tiếp sang trực tuyến do ảnh hưởng của dịch bệnh, cả cô và trò đều có những bỡ ngỡ và gặp không ít khó khăn.

Mới đây, Nguyễn Thu Thảo - một học sinh đang học lớp 9 ở Hà Nội – đã viết thư gửi giáo viên chủ nhiệm của mình, chia sẻ cảm xúc hiện tại của em và các bạn khi mỗi ngày dành 10 tiếng cho việc học online, luyện đề thi trên hệ thống ôn tập trực tuyến của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Các em chỉ có thời gian buổi trưa để ăn uống, chợp mắt một chút. Buổi tối thường phải thức đến hơn 0h để làm xong bài tập. Việc học online, học qua truyền hình lúc đầu là hứng thú, nhưng nay khiến các em mệt và bị ám ảnh.

Khi đọc lá thư của học sinh, giáo viên đã rất tâm tư và quyết định chia sẻ lá thư này.

Không thể phủ nhận việc dạy và học trực tuyến đang là lựa chọn tối ưu với ngành giáo dục trong giai đoạn này, nhưng giáo viên cho rằng hiệu quả của nó chưa thể bằng dạy học trực tiếp. Việc thúc ép và kỳ vọng quá nhiều vào việc học online, trong khi mới ở giai đoạn để cả cô và trò làm quen với nó, sẽ gây áp lực cho cả học sinh và giáo viên.

 
Giáo viên chia sẻ tâm sự của học sinh liên quan đến việc học trực tuyến. Ảnh: Giáo viên cung cấp

Dưới đây là lá thư của học sinh lớp 9, nói lên cảm xúc về những ngày học online trong mùa dịch:

“Đúng là mới đầu khi được học online thì bọn con rất hứng thú vì được tiếp xúc với cách học mới, đặc biệt là qua công nghệ. Học online có rất nhiều cái lợi, giúp cho con mở mang tầm nhìn, có nhiều kỹ năng mới có thể ứng dụng cho cuộc sống thường nhật.

Nhưng càng ngày càng phải học thêm nhiều môn, điều đó đồng nghĩa với việc bài tập nhiều hơn mà thời gian làm bài tập lại ít hơn. Con thì phải dạy sớm để học đến tận tối muộn. Cả ngày ngoài việc ăn, ngủ, học và 1 tiếng tập thể dục, thì con không còn thời gian để làm việc gì khác.

Việc học đối với con ngày càng trở nên áp lực và đôi khi nó biến thành nỗi ám ảnh. Nhiều lúc con có chút thời gian nghỉ cuối tuần nhưng trong đầu vẫn không thể không nghĩ đến số bài tập về nhà vẫn đang chờ con.

Những lúc như thế thì tâm trạng rất tệ, ám ảnh không còn muốn học bất cứ cái gì.

Những thi đua thành tích trong việc học online càng ép bọn con phải vào guồng học và đang dần mất đi thời gian cho bản thân mình.

Có quá nhiều bài phải làm cũng như áp lực và kỳ vọng từ nhà trường, gia đình. Con hoàn toàn hiểu rằng lớp 9 là một năm quan trọng nhưng con cũng mong muốn nhà trường có thể hiểu cho những áp lực của bọn con, để con có thể thoải mái hơn với việc học, cũng như có nhiều thời gian hơn cho những việc khác như nấu ăn, thể thao.

Con cho rằng thời gian này tuy là một quãng thời gian khó khăn, nhưng đó cũng là một cơ hội đáng quý để có thể dành thời gian nhiều hơn bên gia đình, thỏa sức với niềm đam mê riêng của mình.

Thực sự thì đôi khi con cảm thấy bất công vì mặc dù đây là nghỉ thay cho nghỉ hè, nhưng nghỉ hè bọn con có thời gian để học nấu ăn, làm bánh, tập edit video hay thư giãn. Nhưng kỳ nghỉ này cho con quá nhiều áp lực, thậm chí còn nhiều hơn cả khi đi học bình thường.

Con hoàn toàn hiểu rằng các cô cũng vì mong muốn cho bọn con được vào trường tốt và đạt được nguyện vọng của mình, nhưng đối với con việc học sẽ hiệu quả hơn khi bọn con có tâm trạng thoải mái đối với việc học, có thêm thời gian để hoàn thành bài tập trau chuốt hơn.

Cũng vì thế mà con mong rằng, chúng con sẽ được tạo điều kiện để thực hiện việc học song song với việc thư giãn, bổ sung kỹ năng mềm cho mình”.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Lịch trở lại trường: Địa phương đầu tiên thông báo cho học sinh đi học lại

Đặng Chung |

Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau đã quyết định cho học sinh lớp 9 và 12 đi học trở lại từ tuần sau, sau khi địa phương này xác định thuộc nhóm có nguy cơ thấp về dịch bệnh COVID-19.

Xét tốt nghiệp, tuyển sinh bằng điểm học bạ: Lo ngại thiếu khách quan

Bích Hà |

Tình huống xấu nhất, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp thì kỳ thi THPT quốc gia 2020 sẽ không thể diễn ra. Một trong những giải pháp được đưa ra là xét tốt nghiệp THPT cho học sinh và các trường đại học tuyển sinh bằng điểm học bạ. Nếu trường hợp này xảy ra, cả học sinh và các trường đại học đều có những lo ngại về tính khách quan và công bằng.

Người lạ vào phá học online: Giáo viên cần có kỹ năng điều hành lớp học

Đặng Chung |

Theo ông Nguyễn Sơn Hải - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GDĐT), để ngăn chặn các hiện tượng người lạ vào phá lớp học, tạo môi trường sạch để học sinh học tập, ngoài phần mềm tốt thì giáo viên cần được tập huấn để có các kỹ năng điều hành và xử lý tình huống xảy ra trong một lớp học trực tuyến.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Lịch trở lại trường: Địa phương đầu tiên thông báo cho học sinh đi học lại

Đặng Chung |

Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau đã quyết định cho học sinh lớp 9 và 12 đi học trở lại từ tuần sau, sau khi địa phương này xác định thuộc nhóm có nguy cơ thấp về dịch bệnh COVID-19.

Xét tốt nghiệp, tuyển sinh bằng điểm học bạ: Lo ngại thiếu khách quan

Bích Hà |

Tình huống xấu nhất, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp thì kỳ thi THPT quốc gia 2020 sẽ không thể diễn ra. Một trong những giải pháp được đưa ra là xét tốt nghiệp THPT cho học sinh và các trường đại học tuyển sinh bằng điểm học bạ. Nếu trường hợp này xảy ra, cả học sinh và các trường đại học đều có những lo ngại về tính khách quan và công bằng.

Người lạ vào phá học online: Giáo viên cần có kỹ năng điều hành lớp học

Đặng Chung |

Theo ông Nguyễn Sơn Hải - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GDĐT), để ngăn chặn các hiện tượng người lạ vào phá lớp học, tạo môi trường sạch để học sinh học tập, ngoài phần mềm tốt thì giáo viên cần được tập huấn để có các kỹ năng điều hành và xử lý tình huống xảy ra trong một lớp học trực tuyến.