Tài xế xe ôm công nghệ chạy hơn 10 tiếng vẫn không đủ lo cho gia đình

Nhật Minh |

Trước đây, xe ôm công nghệ hay shipper được nhiều người lựa chọn bởi không cần bằng cấp. Nhưng hiện nay, nhiều tài xế than trời vì thu nhập giảm, nhiều người phải bỏ nghề vì vất vả.

8h sáng, anh Đặng Trần Hoàng (47 tuổi, Tây Hồ) mở điện thoại lên để chờ những cuốc xe ôm đầu tiên trong ngày. Anh Hoàng cho biết, trước đây, anh chỉ chạy xe ôm 7-8 tiếng đã kiếm được gần 1 triệu đồng mỗi ngày. Nhưng giờ đây, dù tăng thời gian hoạt động lên, anh vẫn không đủ tiền lo cho gia đình.

“Càng ngày mức độ cạnh tranh của nghề xe ôm công nghệ càng cao vì nhiều người làm nên tôi cũng gặp khó khăn, mỗi ngày làm việc hơn 10 tiếng ngoài đường” - anh Hoàng than thở.

Dù đã tăng thời gian hoạt động nhưng anh Hoàng vẫn không thể chạy quá nhiều chuyến trong ngày bởi cản trở về tuổi tác, sức khỏe.

“Hiện tại, mỗi ngày tôi nhận khoảng 20 cuốc xe ôm, bên cạnh đó còn nhận giao hàng để kiếm thêm thu nhập” - anh Hoàng chia sẻ.

Nhiều khi, anh Hoàng phải chấp nhận chạy những cung đường xa hơn để đón khách bởi khu vực lân cận có nhiều tài xế cạnh tranh. Anh Hoàng thường chạy thêm những ngày cuối tuần để tăng thu nhập nhưng điều đó khiến anh ít thời gian dành cho gia đình hơn.

“Tôi cũng phải tính dần tới việc đổi nghề để có nhiều thời gian bên cạnh vợ và các con hơn” - anh Hoàng cho hay.

Hiện nay, có nhiều xe ôm công nghệ nhận giao hàng để kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Nhật Minh
Hiện nay, có nhiều xe ôm công nghệ nhận giao hàng để kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Nhật Minh

Sau đại dịch COVID-19, công ty gặp nhiều khó khăn nên anh Trần Hữu Tùng (29 tuổi, Nam Từ Liêm) nghỉ việc và đổi qua chạy xe ôm công nghệ.

Anh Tùng cho biết, thời gian đầu, mỗi ngày, anh có thể kiếm từ 500 - 600.000 đồng, ngày cao điểm có thể lên tới 800.000 đồng. Nhưng giờ đây, tiền công mỗi ngày của anh Tùng giảm gần một nửa so với lúc đầu.

“Đây là nghề không cần bằng cấp, dễ dàng nên ai cũng có thể chạy để kiếm thêm thu nhập. Xe ôm công nghệ ngày càng nhiều nên chúng tôi cũng khó kiếm khách” - anh Tùng lý giải.

Xe ôm công nghệ ngày càng nhiều khiến mức độ cạnh tranh cao. Ảnh: Nhật Minh
Xe ôm công nghệ ngày càng nhiều khiến mức độ cạnh tranh cao. Ảnh: Nhật Minh

Qua hơn 2 năm chạy xe ôm công nghệ, anh Tùng cảm thấy đây là công việc khó thăng tiến, không ổn định và dần mắc nhiều bệnh xương, khớp.

“Dù là công việc ai cũng có thể làm nhưng không phải ai cũng trụ được lâu, tôi có vài người bạn trong nghề, giờ họ đã đổi việc khác” - anh Tùng tâm sự.

Anh Tùng cho biết, giờ đây, thu nhập của nghề này phụ thuộc nhiều vào chiết khấu, chi phí liên quan và sự cạnh tranh giữa các hãng. Anh Tùng cho hay, trong thời gian tới, anh sẽ tìm công việc đúng chuyên ngành để phát triển và có mức lương ổn định.

Nhiều xe ôm công nghệ phải di chuyển tới những bến xe để chờ khách. Ảnh: Nhật Minh
Nhiều xe ôm công nghệ phải di chuyển tới những bến xe để chờ khách. Ảnh: Nhật Minh

Vũ Hải (20 tuổi, Quảng Bình) hiện là sinh viên năm 3 chọn công việc tài xế giao đồ ăn để làm thêm vào những thời gian rảnh. Vũ Hải cho biết, có những ngày bỏ bữa trưa để kịp giao đồ ăn cho khách bởi buổi trưa là giờ cao điểm, phải nhận đơn liên tục.

Mỗi ngày, Vũ Hải kiếm được từ 90.000 - 100.000 đồng, số tiền đủ cho Vũ Hải chi trả các chi phí cá nhân và sinh hoạt hàng tháng.

Vào giờ cao điểm, các tài xế giao đồ ăn phải nhận đơn liên tục. Ảnh: Nhật Minh
Vào giờ cao điểm, các tài xế giao đồ ăn phải nhận đơn liên tục. Ảnh: Nhật Minh

Tuy nhiên, Vũ Hải chỉ coi đây là công việc làm thêm để trang trải cuộc sống khi còn đang đi học chứ không có ý định gắn bó lâu dài.

“Mình chỉ tranh thủ chạy vài tiếng buổi trưa để kiếm thêm thu nhập chứ không dám chạy nhiều vì sẽ mệt và ảnh hưởng tới việc học” - Hải nói.

Ngoài ra, Vũ Hải cho biết, những người làm xe ôm công nghệ, tài xế giao hàng cũng dễ gặp những rủi ro như lừa đảo, cướp giật hay bị bom hàng.

Tính tới đầu năm 2024, hệ thống xe ôm công nghệ hãng Be và Grab ghi nhận có khoảng 300.000 tài xế mỗi hãng, một hãng xe ôm công nghệ mới xuất hiện thời gian gần đây là Xanh SM Bike cũng có khoảng hơn 90.000 tài xế.

Trong khi đó, theo một nghiên cứu giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam cùng Trung tâm Tư vấn Sức khỏe và Phát triển Cộng đồng công bố vào cuối năm 2021, Việt Nam đã có khoảng 200.000 tài xế công nghệ của Grab xuất hiện trên 46 tỉnh, thành. Vào đầu năm 2021, hãng xe ôm công nghệ Be cũng mới chỉ có hơn 100.000 tài xế hoạt động.

Như vậy, trong vòng 3 năm trở lại đây, số lượng xe ôm công nghệ đang tăng mạnh và ngày càng có nhiều thương hiệu ra đời khiến tỉ lệ cạnh tranh cao.

Nhật Minh
TIN LIÊN QUAN

Khách không đội mũ bảo hiểm, tài xế xe ôm công nghệ có bị phạt không?

Hồng Diệp |

Nếu tài xế xe ôm công nghệ chấp nhận chở khách không đội mũ bảo hiểm thì có thể bị xử phạt lên tới hàng trăm nghìn đồng.

“Nếu còn trẻ, thay vì làm xe ôm công nghệ, tôi sẽ chọn làm công nhân…”

Xuyên Đông |

Nhiều xe ôm công nghệ chia sẻ, nếu còn trẻ, thay vì đi làm xe ôm công nghệ, họ sẽ chọn làm công nhân.

Xe ôm công nghệ ngậm ngùi nhìn người khác được thưởng Tết

Xuyên Đông |

Nhiều xe ôm công nghệ chia sẻ, dịp Tết đến xuân về họ ngậm ngùi vì không có thưởng Tết.

Tạm giữ xe tự chế đưa đón học sinh ở Hải Phòng sau phản ánh của Lao Động

Hà Vi |

Hải Phòng - Sau phản ánh của Báo Lao Động về tình trạng xe tự chế đưa đón học sinh hoạt động hàng ngày, tiềm ẩn nguy cơ cao gây mất an toàn giao thông ở xã Thuận Thiên (huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng), cơ quan chức năng đã làm việc với chủ phương tiện, lập hồ sơ vi phạm hành chính, tạm giữ xe, tháo dỡ mái che trên xe để xử lý theo quy định pháp luật.

Nga hạ gục xe tăng Abrams thứ hai ở Ukraina

Ngọc Vân |

Xe tăng Abrams thứ hai và xe rà phá bom mìn ở Ukraina được cho là đã bị Nga hạ gục.

450 hộ dân ở Vân Đồn khốn khổ vì quy hoạch treo

Đoàn Hưng |

Được phê duyệt gần 8 năm nay, nhưng Khu đô thị Hải Đăng, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh vẫn chưa thể triển khai, khiến 450 hộ dân sinh sống trên địa bàn bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Thêm hàng trăm thợ xây tố cáo Giám đốc Công ty Hưng Phát cắt liên lạc, nợ lương

Nhóm PV Tây Bắc |

Hoà Bình - Liên quan đến vụ việc Công ty TNHH Thương mại và Phát triển xây dựng Hưng Phát (Công ty Hưng Phát) “xù” lương hơn 100 người lao động trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, Báo Lao Động tiếp tục nhận được tố cáo của 14 nhóm thợ xây (khoảng 200 người) về hành vi có dấu hiệu lừa đảo, chậm trả tiền công nhân của doanh nghiệp này.

Hình ảnh đường hơn 700 tỉ đồng nối 2 quận ở Hà Nội trước một tháng thông xe

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Đường Lê Quang Đạo kéo dài đang gấp rút hoàn thành để thông xe vào tháng 4, tăng tính kết nối giữa quận Nam Từ Liêm với Hà Đông, giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông cho khu vực.

Khách không đội mũ bảo hiểm, tài xế xe ôm công nghệ có bị phạt không?

Hồng Diệp |

Nếu tài xế xe ôm công nghệ chấp nhận chở khách không đội mũ bảo hiểm thì có thể bị xử phạt lên tới hàng trăm nghìn đồng.

“Nếu còn trẻ, thay vì làm xe ôm công nghệ, tôi sẽ chọn làm công nhân…”

Xuyên Đông |

Nhiều xe ôm công nghệ chia sẻ, nếu còn trẻ, thay vì đi làm xe ôm công nghệ, họ sẽ chọn làm công nhân.

Xe ôm công nghệ ngậm ngùi nhìn người khác được thưởng Tết

Xuyên Đông |

Nhiều xe ôm công nghệ chia sẻ, dịp Tết đến xuân về họ ngậm ngùi vì không có thưởng Tết.