Tái tạo rừng từ hành động trả lại từng khóm hoa, giọt nước

Thanh Hải |

Trong chuỗi sự kiện kích cầu du lịch dịp lễ 30.4, 1.5, sáng 24.4, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã phối hợp với Hội Hoa lan Việt Nam tổ chức chương trình “Đưa hoa lan về rừng” nhằm phục vụ du khách đến tham quan các thắng cảnh trên địa bàn.

Việc làm ngược, "đưa củi về rừng" này đang là phong trào mạnh mẽ ở nhiều địa phương cả nước, còn mang ý nghĩa, thông điệp quan trọng hơn - đó là hành động cụ thể để bảo vệ hệ sinh thái rừng tự nhiên.

Tại sự kiện lần này, Hội Hoa lan Việt Nam cam kết sẽ tặng cho Kon Tum hơn 20.000 cá thể lan các loại để phát triển trong các khu rừng trên địa bàn. Thông qua đó, nhằm bảo tồn nguồn gien một số giống lan quý hiếm và phục vụ phát triển kinh tế từ lan.

Toàn bộ cá thể lan đó, huyện sẽ đưa lên trồng, phát triển tại khu rừng ở Khu căn cứ cách mạng Tỉnh ủy, các điểm du lịch sinh thái để vừa bảo tồn, vừa phục vụ khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm.

Phong lan từng là đặc sản, có nhiều ở các cánh rừng nhiệt đới, độ ẩm cao. Nhưng rồi, phong lan đã bị khai thác đến cạn kiệt, thậm chí nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng. Khi có cầu ắt có cung. Người dân bản địa khai thác lan để phục vụ người chơi ở miền xuôi, đô thị.

Mặt khác, phong lan cũng suy giảm dần bởi cây gỗ lớn bị khai thác, chặt hạ do nạn phá rừng, lấy gỗ, đốt rừng, lấn đất làm dự án... Không chỉ lan mà bất cứ sinh vật rừng nào bị mất đi, cùng sẽ đứt gãy chuỗi mắt xích trong hệ sinh thái tự nhiên, mất rừng.

Quảng Nam là địa phương đi đầu và thay đổi rất nhanh về nhận thức này. Bởi vậy, mấy năm gần đây, các huyện miền núi Quảng Nam đồng loạt kêu gọi, triển khai rầm rộ phong trào "đưa gỗ về rừng" - nghĩa là tập trung trồng cây bản địa, cây gỗ lớn, dần hạn chế và tiến tới giảm dần diện tích trồng cây keo lá tràm.

Các nhà chuyên môn về lâm nghiệp đã phân tích, cảnh báo rất nhiều về mặt trái của trồng rừng sản xuất. Dù các địa phương đều đã quy hoạch 3 loại rừng, gồm: Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất, tuy nhiên, việc quản lý lỏng lẻo, hiện tượng xâm lấn rừng phòng hộ, biến rừng phòng hộ thành rừng sản xuất để trồng keo xảy ra phổ biến. Người dân chạy theo lợi ích trước mắt để ồ ạt trồng cây keo mà phá vỡ quy tắc này. Ở Tây Nguyên còn có hiện tượng lấn rừng để lấy đất làm nông nghiệp, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng để làm các dự án kinh tế khác...

Hậu quả mất rừng tự nhiên mà người dân miền núi vùng duyên hải đang gánh chịu là sạt lở, trôi làng, chết người, hư hỏng hạ tầng nghiêm trọng mỗi mùa mưa bão. Người Tây Nguyên đang trả giá khi nạn hạn hán, mất mùa, đói nghèo đang tái diễn...

Vì vậy, phong trào trồng cây bản địa, trồng cây gỗ lớn để trả gỗ về rừng như Quảng Nam, hay đưa hoa phong lan trở về rừng không chỉ có giá trị thực tiễn mà còn có ý nghĩa quan trọng, nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng, tái tạo hệ sinh thái rừng tự nhiên.

Có rừng thì nguồn nước sẽ được bảo vệ và gìn giữ bền vững. Vì vậy, dù trồng một cây gỗ bản địa, tặng một khóm lan, một giọt nước... lại cho rừng còn là hành động kêu gọi cộng đồng hướng đến việc yêu thiên nhiên, bảo vệ rừng một cách bền vững nhất.

Thanh Hải
TIN LIÊN QUAN

Đưa hoa lan về rừng để phục vụ khách du lịch đến Kon Tum

THANH TUẤN |

Kon Tum - Sáng 24.4, huyện Tu Mơ Rông phối hợp với Hội Hoa lan Việt Nam, Hội Hoa lan tỉnh tổ chức chương trình “Đưa hoa lan về rừng” nhằm phục vụ du khách đến tham quan các thắng cảnh trên địa bàn.

Ổn định, cải thiện đời sống nhờ trồng rừng gỗ lớn

PHI LONG - HỮU LIỀU |

Quảng Bình - Nhiều năm trở lại đây, trồng rừng lấy gỗ đang là xu hướng phát triển bền vững được nhiều người dân ở vùng núi thuộc tỉnh Quảng Bình thực hiện, đem lại hiệu quả kinh tế cũng như bảo vệ sinh thái, rừng phòng hộ đầu nguồn.

Đắk Nông trồng rừng đạt 139% kế hoạch

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Năm 2021, nhờ triển khái tốt kế hoạch, tỉnh Đắk Nông đã trồng được hơn 1.390ha, đạt 139% kế hoạch, góp phần sớm trả lại màu xanh cho rừng.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Đưa hoa lan về rừng để phục vụ khách du lịch đến Kon Tum

THANH TUẤN |

Kon Tum - Sáng 24.4, huyện Tu Mơ Rông phối hợp với Hội Hoa lan Việt Nam, Hội Hoa lan tỉnh tổ chức chương trình “Đưa hoa lan về rừng” nhằm phục vụ du khách đến tham quan các thắng cảnh trên địa bàn.

Ổn định, cải thiện đời sống nhờ trồng rừng gỗ lớn

PHI LONG - HỮU LIỀU |

Quảng Bình - Nhiều năm trở lại đây, trồng rừng lấy gỗ đang là xu hướng phát triển bền vững được nhiều người dân ở vùng núi thuộc tỉnh Quảng Bình thực hiện, đem lại hiệu quả kinh tế cũng như bảo vệ sinh thái, rừng phòng hộ đầu nguồn.

Đắk Nông trồng rừng đạt 139% kế hoạch

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Năm 2021, nhờ triển khái tốt kế hoạch, tỉnh Đắk Nông đã trồng được hơn 1.390ha, đạt 139% kế hoạch, góp phần sớm trả lại màu xanh cho rừng.