Sử dụng tên nước ngoài đặt tên trường học, đúng hay sai?

QUANG ĐẠI |

Quy định hiện hành không cấm sử dụng tên người nước ngoài đặt tên trường học ở Việt Nam, tuy nhiên cũng chưa có quy định cụ thể, chi tiết.

Tại Hà Tĩnh, vừa qua dư luận phản ánh một ngôi trường tư thục có tên danh nhân nước ngoài. Cụ thể, năm 2018, tỉnh Hà Tĩnh cho phép thành lập Trường Tiểu học - Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Albert Einstein. Cơ sở giáo dục này hoạt động theo loại hình trường tư thục với tên tiếng Anh là Albert Einstein School.

Việc sử dụng tên người nước ngoài để đặt tên trường học là hiện tượng mới ở Hà Tĩnh và nhiều địa phương khác. Lâu nay, các trường học thường được đặt tên theo các danh nhân của đất nước hoặc địa phương, hoặc gắn với các địa danh, sự kiện tiêu biểu.

Thời mở cửa, tại các đô thị lớn xuất hiện nhiều trường học đặt tên trường bằng tên người nước ngoài, từ ngữ nước ngoài.

Trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều trường quốc tế ra đời, như Trường quốc tế Nhật Bản (JIS); Trường phổ thông quốc tế Việt Nam (VIS); Trường quốc tế Hà Nội (HIS); Trường song ngữ quốc tế Hà Nội Academy, Trường phổ thông liên cấp quốc tế Việt Úc Hà Nội, Trường quốc tế Global, Trường quốc tế ParkCity (ISPH)…

Điều này dẫn đến những băn khoăn của dư luận, bởi vì việc đặt tên trường học có ý nghĩa rất quan trọng đối với văn hóa, lịch sử của địa phương cũng như đối với sự giáo dục thế hệ trẻ.

Năm 2020, cử tri TPHCM kiến nghị lên Quốc hội: "Cử tri đề nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát các văn bản quy định về việc đặt tên cho các trường học quốc tế, khách sạn, nhà hàng, chung cư,… là tên nước ngoài khi mà hiện nay số lượng tên nước ngoài được đặt cho các địa điểm trên rất nhiều".

Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã có Công văn số 1832 ngày 15.5.2020 giải đáp kiến nghị của cử tri, dẫn lại các quy định và Điều lệ nhà trường do Chính phủ, Bộ GDĐT, Bộ LĐTBXH ban hành. Theo đó, một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan không quy định cụ thể về việc đặt tên trường.

Đối với cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, Điều 29, Nghị định 86/2018 quy định: “Tên riêng của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không được đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của cơ sở giáo dục đã đăng ký, với tên của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư; không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam”.

Sau đó, trong một số Điều lệ nhà trường phổ thông mới ban hành vào năm 2020, Bộ GDĐT quy định về việc đặt tên trường học như sau: “Việc đặt tên riêng của trường phải bảo đảm rõ ràng, minh bạch, không gây hiểu sai về tổ chức và hoạt động của nhà trường; phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc”.

Như vậy, quy định về việc đặt tên trường học đã cụ thể hơn, tuy nhiên tiêu chí “phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc” cũng như việc sử dụng từ ngữ nước ngoài để đặt tên trường không được hướng dẫn chi tiết.

Tên trường học là linh hồn của nhà trường, có ý nghĩa về nhiều mặt. Hiện tượng nhiều trường tư thục sử dụng tên, từ ngữ nước ngoài để đặt tên trường học cần được quy định cụ thể, chi tiết, tránh để xảy ra những bất cập và hệ lụy.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Phú Thọ tiếp tục chấn chỉnh, tránh lạm thu ở trường học

Minh Chuyên |

Phú Thọ - Nhằm tránh tình trạng lạm thu, Sở GDĐT yêu cầu tiếp tục chấn chỉnh công tác quản lý thu, sử dụng các khoản thu trong các cơ sở giáo dục.

Bình Dương: Trường học chưa mở, trẻ em mướt mồ hôi luyện chữ ở phòng trọ

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Đến thời điểm này, các trường học vẫn chưa mở lại, giáo viên không có việc làm. Trẻ em vất vả học tập, vạ vật ở các dãy trọ nhỏ hẹp. Phụ huynh đến nhà máy sản xuất không an tâm khi bỏ mặc con ở nhà.

Trường học đóng cửa, phụ huynh thấy "may" khi là lao động tự do

Bảo Hân |

Hà Nội- Là lao động tự do, thu nhập bấp bênh, nhưng anh Vũ Huấn (37 tuổi, trú thôn Nhuế, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, TP.Hà Nội) lại cảm thấy may mắn trong thời gian này, bởi nhờ vậy, anh có thể chủ động nghỉ làm để trông hai con trai đang phải học online.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Phú Thọ tiếp tục chấn chỉnh, tránh lạm thu ở trường học

Minh Chuyên |

Phú Thọ - Nhằm tránh tình trạng lạm thu, Sở GDĐT yêu cầu tiếp tục chấn chỉnh công tác quản lý thu, sử dụng các khoản thu trong các cơ sở giáo dục.

Bình Dương: Trường học chưa mở, trẻ em mướt mồ hôi luyện chữ ở phòng trọ

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Đến thời điểm này, các trường học vẫn chưa mở lại, giáo viên không có việc làm. Trẻ em vất vả học tập, vạ vật ở các dãy trọ nhỏ hẹp. Phụ huynh đến nhà máy sản xuất không an tâm khi bỏ mặc con ở nhà.

Trường học đóng cửa, phụ huynh thấy "may" khi là lao động tự do

Bảo Hân |

Hà Nội- Là lao động tự do, thu nhập bấp bênh, nhưng anh Vũ Huấn (37 tuổi, trú thôn Nhuế, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, TP.Hà Nội) lại cảm thấy may mắn trong thời gian này, bởi nhờ vậy, anh có thể chủ động nghỉ làm để trông hai con trai đang phải học online.