“Sống lại” nghề làm đầu lân thủ công ở phố Hội

HOÀNG VINH |

Gần đến dịp Trung Thu thì không khí tại các làng nghề chế tác sản phẩm đầu lân tại Hội An lại càng thêm nhộn nhịp để cung cấp các sản phẩm cho địa phương và nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
Quan trọng nhất để hình thành một con lân đẹp là khâu vẽ. Ảnh: Hoàng Vinh
Quan trọng nhất để hình thành một con lân đẹp là khâu vẽ. Ảnh: Hoàng Vinh
Anh Nguyễn Hưng đang trang trí lên đầu lân.
Anh Nguyễn Hưng đang trang trí lên đầu lân. Ảnh: Hoàng Vinh
Một đầu lân sau khi hoàn thiện.
Một đầu lân sau khi hoàn thiện. Ảnh: Hoàng Vinh

Những ngày này, cơ sở sản xuất đầu lân của anh Nguyễn Hưng (SN 1973, trú tổ 8, thôn Trảng Kèo, xã Cẩm Hà, TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam) nhộn nhịp hơn hẳn bởi không khí sản xuất và mua bán. Theo nghề gần 30 năm, sản phẩm đầu lân chủ yếu bán vào dịp Tết Trung thu nhưng cơ sở của gia đình anh Hưng làm đầu lân, mặt nạ và lồng đèn quanh năm. 

Mỗi con lân, mặt nạ đều làm hoàn toàn theo phương pháp thủ công nên mỗi sản phẩm đều chứa đựng cái hồn, vẻ đẹp khác nhau, tùy theo tâm trạng và cảm xúc của người làm. Điều quan trọng nhất để hình thành một con lân đẹp là khâu vẽ, sơn màu lên những chi tiết của con lân, mặt nạ. “Thần thái” của con lân nằm ở đôi mắt. Lân mạnh mẽ, lân hung dữ, lân hiền lành… đều thể hiện qua ánh mắt. Còn điểm nhấn của mặt nạ chính là nụ cười rộng rãi, phóng khoáng. Nhờ có năng khiếu vẽ hoa văn, chịu khó học hỏi, tìm tòi thay đổi mẫu mã nên sản phẩm đầu lân truyền thống của cơ sở anh Hưng luôn đắt khách.

Để hoàn thành một chiếc đầu lân thì tốn ít nhất khoảng 4 ngày. Và giá bán mỗi chiếc đầu lân nhỏ là từ 70.000 - 100.000 đồng/cái, đầu lân trung thì 250.000 - 400.000 đồng/cái, loại lớn giá từ 700.000 đến 900.000 đồng/cái. Có những đầu lân được đặt từ 5 triệu - 6,5 triệu đồng/cái. Còn giá mỗi chiếc mặt nạ và mặt nạ ông địa có giá từ 50.000 - 70.000 đồng/cái.

Tính trung bình, mỗi năm nhà anh sản xuất và bán được chừng 2.000 đầu lân nhỏ và khoảng 500 - 600 đầu lân lớn. Cùng khoảng 1.000 mặt nạ ông địa các loại, cung cấp cho bạn hàng khắp nơi từ Nam ra Bắc. Thế nên mỗi năm gia đình anh thu nhập khoảng hơn 200 triệu đồng từ nghề này. Chính vì vậy, nghề làm đầu lân trở thành nguồn thu nhập chính cho gia đình.

Để làm được sản phẩm đầu lân, ngay từ sau Tết Nguyên đán, anh đi mua tre và thuê nhân công làm khuôn, vót tre, chuẩn bị dụng cụ để làm. Đối với đầu lân nhỏ thì để hoàn thiện được nó cần có 3 công đoạn. Đầu tiên là đắp cốt, sau đó đợi khô rồi gỡ, đến công đoạn dán và sơn hoàn thiện. Còn với đầu lân lớn thì công đoạn hoàn thiện nó dài hơn, đầu tiên là làm vành, tiếp đến là đan mây, dán vải sau đó vẽ và dán lông.

Những năm gần đây, nghề làm đầu lân có phần phai nhạt, anh Hưng đã hình thành mô hình du lịch cộng đồng đối với cơ sở đầu lân. Hằng tuần, cơ sở của anh đón những đoàn du khách nước ngoài đến tham quan và trải nghiệm với công việc làm đầu lân, vẽ mặt nạ và làm đèn lồng, qua đó góp phần phát triển du lịch địa phương cũng như quảng bá được các sản phẩm của mình với bạn bè thế giới.

Đối với anh Hưng, giờ đây, nghề làm đầu lân ngoài thu nhập thì đây chính là niềm đam mê để gắn bó với nghề. Đam mê đó được chuyển hóa thành những công đoạn, những nét vẽ trên những chiếc đầu lân, qua đó đem lại niềm vui cho trẻ em vào dịp Trung thu và gợi nhớ nhiều kỷ niệm thời thơ ấu.

HOÀNG VINH
TIN LIÊN QUAN

Khám phá làng nghề từ “ế dài cổ” bỗng kiếm hơn trăm triệu mỗi mùa Trung Thu

LINH TRANG - ANH PHÚ |

Tìm về làng Ông Hảo (Liêu Xá, Yên Mỹ, Hưng Yên) vào ngày đầu tháng 8 Âm Lịch, những cơ sở sản xuất đồ chơi Trung Thu tại đây nhộn nhịp từ sáng sớm đến tối muộn để kịp hoàn thiện những chuyến hàng cuối cùng. Làng nghề này nổi tiếng với các sản phẩm là trống gỗ, mặt nạ và đầu lân. Sau một thời gian dài bị "lãng quên", trống làng Ông Hảo bỗng "sống dậy", có mặt từ Bắc vào Nam, đem lại nguồn thu nhập cả trăm triệu cho các hộ sản xuất.

Làng chuồn chuồn tre lớn nhất Hà Thành “cất cánh” đón Rằm Trung thu

Trường Hùng |

“Bay vừa” là cách nói đầy ý nhị của người dân làng nghề sản xuất chuồn chuồn tre Thạch Xá (xã Thạch Xá, Thạch Thất, Hà Nội) về những tháng bán chậm, trong đó tháng 8 âm lịch. Cũng như câu ca dao “Chuồn chuồn bay vừa thì râm”, chữ “ bay vừa” ở đây còn có nghĩa “bán bình thường”, bán không nhiều cũng không ít trong dịp Rằm Trung thu năm nay.

Nghệ nhân cuối cùng làm tàu thủy bằng sắt tây chạy “ầm ầm” trong Rằm Trung thu

Trường Hùng |

Sinh trưởng trong một gia đình làm nghề thiếc nên ngay từ nhỏ nghệ nhân Nguyễn Văn Mạnh Hùng (P. Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội) đã được ông bà bố mẹ dạy nghề làm đồ chơi trung thu, trong đó có tàu thủy bằng sắt tây. Đã hơn 40 năm qua đi trước những thăng trầm việc làm loại đồ chơi dân gian này nơi đây ngày càng mai một dần, hiện nay chỉ còn ông Hùng là người cuối cùng làm loại đồ chơi này.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Khám phá làng nghề từ “ế dài cổ” bỗng kiếm hơn trăm triệu mỗi mùa Trung Thu

LINH TRANG - ANH PHÚ |

Tìm về làng Ông Hảo (Liêu Xá, Yên Mỹ, Hưng Yên) vào ngày đầu tháng 8 Âm Lịch, những cơ sở sản xuất đồ chơi Trung Thu tại đây nhộn nhịp từ sáng sớm đến tối muộn để kịp hoàn thiện những chuyến hàng cuối cùng. Làng nghề này nổi tiếng với các sản phẩm là trống gỗ, mặt nạ và đầu lân. Sau một thời gian dài bị "lãng quên", trống làng Ông Hảo bỗng "sống dậy", có mặt từ Bắc vào Nam, đem lại nguồn thu nhập cả trăm triệu cho các hộ sản xuất.

Làng chuồn chuồn tre lớn nhất Hà Thành “cất cánh” đón Rằm Trung thu

Trường Hùng |

“Bay vừa” là cách nói đầy ý nhị của người dân làng nghề sản xuất chuồn chuồn tre Thạch Xá (xã Thạch Xá, Thạch Thất, Hà Nội) về những tháng bán chậm, trong đó tháng 8 âm lịch. Cũng như câu ca dao “Chuồn chuồn bay vừa thì râm”, chữ “ bay vừa” ở đây còn có nghĩa “bán bình thường”, bán không nhiều cũng không ít trong dịp Rằm Trung thu năm nay.

Nghệ nhân cuối cùng làm tàu thủy bằng sắt tây chạy “ầm ầm” trong Rằm Trung thu

Trường Hùng |

Sinh trưởng trong một gia đình làm nghề thiếc nên ngay từ nhỏ nghệ nhân Nguyễn Văn Mạnh Hùng (P. Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội) đã được ông bà bố mẹ dạy nghề làm đồ chơi trung thu, trong đó có tàu thủy bằng sắt tây. Đã hơn 40 năm qua đi trước những thăng trầm việc làm loại đồ chơi dân gian này nơi đây ngày càng mai một dần, hiện nay chỉ còn ông Hùng là người cuối cùng làm loại đồ chơi này.