Sợ “thẳng lưng”, chọn sống “gù” thì dạy được gì cho học sinh?

Thế Lâm |

Câu “tiên học lễ, hậu học văn” mãi mãi là phương châm của ngành giáo dục. Ở đời hay ở các môi trường công việc đều thế, học làm người trước khi học bao thứ khác. Nghĩa là, học sống “thẳng lưng” trước thay vì phải “gù”…

Câu phát ngôn “ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ thành khuyết tật” của cựu Trưởng phòng khảo thí Diệp Thị Hồng Liên tại phiên tòa xét xử sơ thẩm 15 bị cáo trong vụ án gian lận điểm thi THPT năm 2018 ở tỉnh Hòa Bình đã thực sự gây sốc dư luận trong hai ngày qua.

Chính vì không chịu sống “thẳng lưng” nên Liên mới phải xộ khám, ra tòa vì những sai phạm động trời cách đây hai năm.

Chính vì không chịu sống “thẳng lưng” cho nên mới có tới 15 bị cáo đa phần trong ngành giáo dục tại Hòa Bình mới phải đứng trước vành móng ngựa thay vì vị trí của họ có thể là trên bục giảng…

Câu phát ngôn ấy cho thấy một kiểu tư duy sẵn sàng từ bỏ cách sống “thẳng lưng” giữ gìn nhân cách làm người để sống “gù” lưng phạm tội vì những lợi lộc. Cái lợi trước mắt, nhưng bây giờ cũng đã phải trả giá trước pháp luật và cả về mặt dư luận xã hội. Cái lợi ngắn hạn nhưng tác hại vô lường đối với các bị cáo và những người thân của họ. Bởi do chính họ chứ không ai khác, đã không chịu học trọn vẹn bài học làm người “tiên học lễ”, hoặc trước các cám dỗ, lợi lộc nên đã từ bỏ bài học này.

Một người làm nghề giáo không dám sống “thẳng lưng” thì làm sao có thể dạy dỗ học trò bài học về làm người, làm một công dân tốt, làm những điều đúng pháp luật và có ích cho xã hội?

Tất nhiên, đây chỉ là phát ngôn, quan điểm của một cá nhân đơn lẻ chứ không đại diện cho tất cả những người làm nghề giáo, vốn luôn là một nghề cao quí “trồng” người. Nhưng qua đó, cũng thấy được một nỗi đau, là có một số người làm nghề giáo đã không thoát được các cám dỗ, các áp lực về lợi lộc và vật chất cho nên đã sa ngã. Kiểu như “ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ thành khuyết tật”, sẽ thiệt thòi.

Nếu bị cáo Liên và các bị cáo còn lại biết sống “thẳng lưng” và dám sống “thẳng lưng” thì họ đã không trở thành bị cáo phải đứng trước vành móng ngựa.

Và bây giờ, đối mặt với các bản án, họ sẽ có rất nhiều thời gian sắp tới trong trại giam để suy ngẫm về những hành vi vi phạm mà mình đã làm, suy ngẫm về việc nên sống “thẳng lưng” và hậu quả của việc chọn lựa sai lầm sống “gù” lưng để tránh “khuyết tật”.

Nhưng trên hết, chính vì họ không chịu học hết bài học làm người “tiên học lễ” về rèn luyện nhân cách, cho nên bây giờ họ sẽ có nhiều thời gian “rảnh rỗi” hơn để học lại một lần nữa bài học này bên trong song sắt trại giam.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Vụ gian lận điểm thi: Cái chống lưng, cái lưng gù

Anh Đào |

Vì tin là có cả Trưởng phòng A83, tin là “có chống lưng rồi lo gì” nên các bị cáo “yên tâm phạm tội”. Lời bao biện “Ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ thành khuyết tật”, vì thế, thật ra cũng có cái lý của nó, chỉ có điều đó là một cái lý xấu xa.

“Ai cũng gù, thẳng lưng là khuyết tật”: Khi điều đúng bị coi là khuyết tật

Anh Linh |

"Ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ thành khuyết tật" là câu nói của bị cáo Diệp Thị Hồng Liên (cựu trưởng phòng khảo thí) tại phiên tòa xét xử sơ thẩm 15 bị cáo trong vụ án gian lận điểm thi THPT năm 2018 tại Hòa Bình. “Thẳng lưng” được hiểu là những điều đúng, điều tốt, những người tốt mà lại bị coi là dị biệt, là khuyết tật thì quá đau xót.

Xét xử vụ sửa điểm ở Hòa Bình: Ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ khuyết tật

Việt Dũng |

Bị cáo Diệp Thị Hồng Liên (nguyên Trưởng phòng khảo thí) cho rằng, không chỉ đạo và không có vụ lợi cá nhân trong việc nâng điểm cho thí sinh kỳ thi THPT quốc gia 2017-2018.

Gia tăng hoạt động giết mổ heo lậu vào dịp Tết

Nhóm PV |

TPHCM - Mặc dù đã được Báo Lao Động nhiều lần phản ánh về tình trạng giết mổ heo lậu, sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý, nhưng các điểm giết mổ lậu trên địa bàn phường 12, Quận Gò Vấp (TPHCM) vẫn tái vi phạm, hoạt động giết mổ heo lậu càng nhộn nhịp hơn vào những ngày cận Tết.

Gặp gỡ ông đồ ngoại quốc mong muốn lan toả văn hoá Việt

Linh Trang - Việt Anh |

Hình ảnh ông đồ già trong thơ Vũ Đình Liên, bên cạnh những chữ thư pháp uyển chuyển đã trở nên thân thuộc với người dân Việt Nam mỗi dịp Tết đến. Năm nay, tại Hà Nội có sự xuất hiện của những ông đồ vô cùng đặc biệt đang tất bật để trao chữ dịp đầu xuân năm mới.

Hoàn thiện hạ tầng giao thông, tạo sức bật cho Hà Nội phát triển

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc phát triển và đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông. Để góp phần giảm ùn tắc giao thông, thành phố tập trung đẩy mạnh phát triển một hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại, đa dạng, xứng tầm với vị thế trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của cả nước.

Những bệnh nhi chạy thận xuyên Tết

NGUYỄN LY - PHƯƠNG NGÂN |

TPHCM - Tết là khoảng thời gian sum họp bên gia đình, người thân. Điều tưởng chừng đơn giản đó, nhưng lại là mong ước xa xỉ của những đứa trẻ mang trong mình căn bệnh suy thận mãn vì phải chạy thận xuyên Tết.

7 sự kiện thể thao quan trọng trong năm 2023

Thanh Vũ |

Thể thao thế giới được kỳ vọng sẽ diễn ra sôi nổi trong năm 2023, trong đó 2 sự kiện nhận nhiều sự quan tâm của người hâm mộ Việt Nam là World Cup nữ 2023 và Asian Cup 2023.

Vụ gian lận điểm thi: Cái chống lưng, cái lưng gù

Anh Đào |

Vì tin là có cả Trưởng phòng A83, tin là “có chống lưng rồi lo gì” nên các bị cáo “yên tâm phạm tội”. Lời bao biện “Ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ thành khuyết tật”, vì thế, thật ra cũng có cái lý của nó, chỉ có điều đó là một cái lý xấu xa.

“Ai cũng gù, thẳng lưng là khuyết tật”: Khi điều đúng bị coi là khuyết tật

Anh Linh |

"Ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ thành khuyết tật" là câu nói của bị cáo Diệp Thị Hồng Liên (cựu trưởng phòng khảo thí) tại phiên tòa xét xử sơ thẩm 15 bị cáo trong vụ án gian lận điểm thi THPT năm 2018 tại Hòa Bình. “Thẳng lưng” được hiểu là những điều đúng, điều tốt, những người tốt mà lại bị coi là dị biệt, là khuyết tật thì quá đau xót.

Xét xử vụ sửa điểm ở Hòa Bình: Ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ khuyết tật

Việt Dũng |

Bị cáo Diệp Thị Hồng Liên (nguyên Trưởng phòng khảo thí) cho rằng, không chỉ đạo và không có vụ lợi cá nhân trong việc nâng điểm cho thí sinh kỳ thi THPT quốc gia 2017-2018.