Số - mạng trong tay ai?

Nguyễn Quân |

Năm 2016, người ta công bố bắt đầu cuộc cách mạng 4.0 với đặc trưng và mục đích là kết nối, liên thông ba thế giới: Thế giới vật lý tự nhiên - thế giới sinh học con người và thế giới số hóa mạng ảo. Thực ra, nó chỉ là bước tiếp theo đầy tham vọng của những gì diễn ra ào ạt, nhuần khắp xã hội loài người từ những năm 1990.

1. Tuy nhiên, trong quan điểm nhận thức luận của tôi, đây là cuộc cách mạng đảo lộn sâu sắc, triệt để nhất của tiến hóa nhân văn, vì nó không chỉ “đánh vào”, biến cải hạ tầng vật lý của tồn tại mà còn biến cải cả phần hồn, siêu lý và sinh lý của con người. Chính thế mà nảy sinh bóng ma nỗi khiếp sợ loài người tự diệt vong bị robot và AI thay thế hoặc nô dịch.

Sở dĩ như vậy, bởi con người là một sinh thể nhận thức mà cuộc cách mạng thông tin, số hóa này đang thay đổi cơ sở sinh học của hoạt động nhận thức, cơ chế lý hóa sinh của hoạt động tinh thần - thứ mà con người hằng tin rằng nó là bất khả xâm phạm, bất diệt mà tạo hóa tặng riêng cho duy nhất giống người.

Khác với cách mạng năng lượng hơi nước, điện, nguyên tử, cách mạng vật liệu và cơ khí chỉ tác động chung quanh cơ thể ở thể lý, cách mạng thông tin lần này tác động thẳng vào cơ thể mỗi cá nhân và đáng sợ nhất là tác động vào cả thể ý, tức vào tâm trí linh hồn mọi/mỗi cá thể. Nếu tâm hồn, số mạng của tôi gồm lý trí, khoái lạc, tình cảm và ý chí là các hệ xử lý thông tin và  kết quả của  chúng thì rõ ràng cuộc cách mạng thông tin đang xâm nhập, lũng đoạn, biến đổi tâm hồn trí tuệ tình cảm, khoái lạc của cá nhân tôi, có thể biến tôi thành một thứ người gì khác mà tôi không khước từ, chống trả được. Thông tin số hóa đang quyết định số mạng tôi mà tôi không “biết”!

80% thông tin ta tiếp nhận, xử lý, bao gồm cả ký ức và tưởng tượng là thông tin  thị giác và 80% hay hơn nữa của lượng thông tin này là thông tin được số hóa không phải thông tin thị giác thực/ truyền thống nữa. Theo dòng suy đoán này,  bạn sẽ thấy tâm trí, tâm hồn tức số mạng mình đang được định đoạt bởi cơn hồng thủy thông tin thị giác số hóa. Thượng đế không còn cứu được ta như đối với các thế hệ cha ông ta cách nay chỉ vài chục năm.

Nude 4.0. Tranh: Nguyễn Quân
Nude 4.0. Tranh: Nguyễn Quân

2. Nhưng may thay, cơn sóng thần hủy diệt ấy lại chui lọt gọn vào một thiết bị nhỏ xinh trong lòng bàn tay bạn nên mỗi cá nhân vẫn còn cơ hội tham gia định đoạt phần nào số mạng của mình.

Cơ sở hạ tầng của nhận thức thị giác là sự nhìn. Cơ chế nhìn gồm ba yếu tố: Chủ  thể sinh học - đối  tượng nhìn - môi trường nhìn. Mà ba thứ này đã, đang đảo lộn hết cả khiến cho con người 4.0 thay đổi cả “thế  giới  quan” lẫn “nhân sinh quan”.

Sự nhìn sinh học được cải thiện đáng kể nhờ y học chữa trị được hầu hết các bệnh  quang học thị giác và thần kinh thị giác. Các thiết bị trợ thị vô cùng hiệu quả và phổ dụng tạo ra sự nhìn ngoại thể siêu việt cho mọi người chỉ có trong huyễn tưởng của các thế hệ  trước. Trường  nhìn mở rộng vô  tận. Các năng lực  nhìn: Phân biệt màu, độ phân giải, kích thước vi mô và vĩ mô, cường độ ánh sáng... tăng mạnh không tưởng.

Điều này không xảy ra với các giác quan khác: Tai, mũi, lưỡi, da vẫn như xưa, chỉ có con mắt là khác hẳn! Hai thói quen nhìn mới là nhìn khi ta chuyển động nhiều hơn khi tĩnh tại và nhìn từ mọi chiều không gian lập thể và đồng hiện.

Tôi vòng vo trên vũ trụ mà ngắm sông Cửu Long, chui vào mạch máu xem một hồng cầu và từ trong mắt con cá nhìn kẻ đi câu. Đối tượng nhìn cũng phần lớn đang chuyển động quá  nhanh - quá nguy hiểm, phần lớn chúng phát ánh sáng nền vào mắt tôi.

Tôi có thể nhìn thấy 99,9% tất cả sinh vật, vũ trụ vi mô và vĩ mô của tôi lớn gấp triệu lần của bố mẹ tôi. Môi trường nhìn của tôi đa dạng kỳ thú và hiểm hóc vô cùng: Trong đêm tối, dưới đáy đại dương, trong mọi màu sắc, ngoài cực tím và cực đỏ trong lò lửa và giữa các khớp tế bào thần kinh. Nửa trái đất không bao giờ ngủ. Chiếu sáng đô thị làm ô nhiễm môi trường nhìn, thay đổi  khí hậu và và nhịp sinh học. Tác động đảo lộn sâu sắc nhất của sự nhìn 4.0 là sức mạnh logic của ngôn ngữ hình ảnh. Khi đồ họa hóa tư duy, nó áp đảo văn tự và lời nói khi trình hiện tốt hơn mọi quan hệ nhân quả, mọi cấu trúc và quá trình.

3. Cuối cùng, tai họa và hạnh phúc lớn nhất của những hình ảnh và sự nhìn kể trên là thế giới ảo - vương quốc của thị giác số hóa được toàn cầu hóa và cá nhân hóa mà tôi đang nắm trong tay đây. Với hai giác quan nghe - nhìn, thế giới ảo là thực hơn 80%. Nó là một thế giới tinh thần song song với thế giới vốn có. Mỗi người có một thế thân nghe nhìn (chưa sờ, nếm, ngửi được) trong đó và thế thân này liên thông với phần xác và phần hồn vốn có.

Ở đây sự nhìn, hình ảnh không chỉ thị uy sức mạnh tư duy mà còn khuếch trương năng lượng tạo khoái lạc, gây tình cảm và kích hoạt ý chí: Sự ham hiểu biết, ý chí chinh phục, chiếm hữu tiềm tàng, khoái cảm sex là thực, ta chảy nước dãi khi nhìn món ăn, cảm thấy êm dịu hay sảng khoái, mê mẩn một cô đào như vốn thế. Đồng thời, có những dạng tình cảm mới xuất hiện như sự thần tượng cuồng si, xúc cảm fan thể thao, ám ảnh bạo lực và tình dục... đều là thật 80%.

Nếu thế thân của tôi sống hết mình ở đó, nó hoàn toàn có thể hạnh phúc và bất hạnh trên net/mạng. Và vì nó liên thông với xác và hồn ngoài net/mạng nên tôi đây cũng hạnh phúc và bất hạnh theo! Tôi lạc quan tin rằng sự nhìn 4.0 và thế giới số - mạng là điều tuyệt vời, làm cho cuộc sống thú vị phong phú và giàu nhân tính hơn chứ không phải ngược lại như kẻ bi quan lo sợ. Phát triển mỹ thuật và nghệ thuật thị giác những thập niên qua chứng thực điều đó.

Nếu trước cách mạng thông tin, số hóa mỹ thuật tác động thay đổi sự nhìn của con người thì lần này ngược lại, sự nhìn thay đổi làm thay đổi tận gốc rễ ngôn ngữ biểu hiện và các giá trị thẩm mỹ thị giác. Ở diện hẹp, nó làm nảy nở các trường phái, phong cách đa dạng ở điêu khắc và hội họa. Đặc biệt mạnh mẽ là design, trở nên một nghề trụ cột bao phủ, tạo hình hài cho mọi ngóc ngách môi trường vật lý và tinh thần.

Từ toàn thể một đại đô thị đến những đồ dùng trên bàn, những họa tiết li ti trên mảnh nội y đều thấm đẫm các giá trị thẩm mỹ. Ở diện rộng, nó sinh ra các môn nghệ thuật mới như sắp đặt, video, đa phương tiện, trình diễn, land art, street art... Nó cũng khiến cho nghệ thuật vừa bao trùm không gian vừa tan hòa vào sinh hoạt đời sống, trở thành đại chúng trong công nghệ giải trí, văn hóa, du lịch, nghỉ dưỡng và giáo dục của toàn dân. Đời sống mỗi/mọi người thời 4.0 đang giàu thẩm mỹ hơn.

Tuy nhiên, bạn sẽ bỏ lỡ các giá trị mà cuộc cách mạng này mang lại nếu để mình lệ thuộc hay làm con tin cho nó. Ngược lại, nếu chủ động làm chủ nó, yêu thương nó, nắm số - mạng mình trong tay, chắc chắn bạn sẽ được hạnh phúc dang tay chào đón.

Nguyễn Quân
TIN LIÊN QUAN

Danh hiệu Gia đình văn hóa: Còn hình thức và lãng phí

Vương Trần |

Khẳng định việc trao danh hiệu gia đình văn hoá nhiều trường hợp rất phản cảm, trong làng ma tuý tràn lan vẫn gắn biển làng văn hoá, đại biểu Nguyễn Mai Bộ cho biết vừa qua ông đã từ chối nhận danh hiệu gia đình văn hoá.

“Di sản văn hóa phi vật thể không thuộc về quốc gia hay nhân loại”

HẢI NGỌC |

Về cách gọi “Di sản văn hóa phi vật thể thế giới” hay “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”, sáng 3.1, tại tọa đàm Công ước 2003 về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể do Viện văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam tổ chức, TS. Frank Proschan, cựu cán bộ Chương trình cao cấp của UNESCO một lần nữa nói rõ: “Di sản văn hóa phi vật thể thuộc về cộng đồng, và chỉ duy nhất thuộc về cộng đồng. Di sản văn hóa phi vật thể không thuộc về quốc gia, nhà nước, dân tộc, hay nhân loại cũng như toàn thế giới”.

TS. Frank Proschan "nói lại cho rõ" về nhầm lẫn Di sản văn hóa phi vật thể

Hải Minh |

Di sản văn hóa phi vật thể thuộc về cộng đồng, và chỉ duy nhất thuộc về cộng đồng. Di sản văn hóa phi vật thể không thuộc về quốc gia, nhà nước, dân tộc, hay nhân loại cũng như toàn thế giới” - TS. Frank Proschan nhấn mạnh.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Danh hiệu Gia đình văn hóa: Còn hình thức và lãng phí

Vương Trần |

Khẳng định việc trao danh hiệu gia đình văn hoá nhiều trường hợp rất phản cảm, trong làng ma tuý tràn lan vẫn gắn biển làng văn hoá, đại biểu Nguyễn Mai Bộ cho biết vừa qua ông đã từ chối nhận danh hiệu gia đình văn hoá.

“Di sản văn hóa phi vật thể không thuộc về quốc gia hay nhân loại”

HẢI NGỌC |

Về cách gọi “Di sản văn hóa phi vật thể thế giới” hay “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”, sáng 3.1, tại tọa đàm Công ước 2003 về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể do Viện văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam tổ chức, TS. Frank Proschan, cựu cán bộ Chương trình cao cấp của UNESCO một lần nữa nói rõ: “Di sản văn hóa phi vật thể thuộc về cộng đồng, và chỉ duy nhất thuộc về cộng đồng. Di sản văn hóa phi vật thể không thuộc về quốc gia, nhà nước, dân tộc, hay nhân loại cũng như toàn thế giới”.

TS. Frank Proschan "nói lại cho rõ" về nhầm lẫn Di sản văn hóa phi vật thể

Hải Minh |

Di sản văn hóa phi vật thể thuộc về cộng đồng, và chỉ duy nhất thuộc về cộng đồng. Di sản văn hóa phi vật thể không thuộc về quốc gia, nhà nước, dân tộc, hay nhân loại cũng như toàn thế giới” - TS. Frank Proschan nhấn mạnh.