Sinh viên được chu cấp 5-7 triệu đồng, cuối tháng vẫn phải "cầu cứu" bố mẹ

Minh Hương |

Được bố mẹ chu cấp 5-7 triệu đồng mỗi tháng, nhiều sinh viên tại các trường đại học vẫn thấy không đủ chi tiêu. Và vật giá tăng là một trong những nguyên nhân khiến túi tiền của sinh viên "bay" nhanh hơn.

Mỗi tháng, Đỗ Minh Châu - sinh viên năm 2 trường Đại học FPT TP.HCM được bố mẹ chu cấp 5 triệu đồng. Số tiền này, Minh Châu dành 1,5 - 1,7 triệu đồng cho tiền thuê trọ; còn lại là tiền thức ăn, mua đồ dùng cá nhân, xăng xe, liên hoan...

5 triệu đồng/tháng bằng với tiền lương cơ bản của đa số công nhân làm việc ở nhà máy. Nếu chia 5 triệu đồng cho 30 ngày, mỗi ngày, nữ sinh có số tiền khoảng 166.000 đồng.

Năm đầu đại học, Minh Châu đi làm thêm để giảm số tiền bố mẹ phải gửi cho mình. Sau đó, dịch khiến thành phố giãn cách xã hội, cô nghỉ hẳn công việc làm thêm ở quán trà sữa.

Đỗ Minh Châu -
Đỗ Minh Châu - sinh viên năm 2 Trường Đại học FPT TP.HCM - thuyết trình tại lớp.

"Thời điểm đó, em đi làm lương cũng được 2-3 triệu đồng/tháng, bố mẹ chỉ phải gửi thêm 2 triệu đồng nữa là đủ chi tiêu. Hiện em không đi làm thêm nên có những tháng vẫn bị âm tiền sinh hoạt" - Minh Châu nói.

Chia sẻ về việc hụt chi tiêu, Minh Châu cho biết, khi giá xăng tăng, mỗi tuần tốn khoảng 200.000 đồng tiền xăng xe do quãng đường từ nhà trọ đến trường 10km. Kèm theo đó là giá thực phẩm tăng cao, nếu tự nấu ăn, mỗi bữa cũng tốn 30.000 - 35.000 đồng, còn ăn bên ngoài, một suất cơm thấp nhất cũng 35.000 đồng.

Đó là chưa kể những tháng có sinh nhật bạn, tiền thuốc men nếu ốm đau. "Như tháng vừa rồi, em có mấy cuộc sinh nhật bạn, vậy là hết luôn tiền ăn của cả tháng" - Minh Châu chia sẻ.

Những lúc ví cạn tiền, nữ sinh viên không còn cách nào khác phải "cầu cứu" bố mẹ; không thì phải ăn tạm mì tôm.

"Em rất muốn đi làm thêm để chi tiêu thoải mái hơn nhưng chương trình học của em rất "nặng" nên không có thời gian. Các bạn của em được bố mẹ gửi 5-7 triệu đồng/tháng, đến cuối tháng vẫn hết tiền. Em nghĩ sinh viên có ít tiêu ít, có nhiều tiêu nhiều, không tránh được cảnh thiếu trước hụt sau" - Minh Châu cho hay.

Trần Quốc Lâm - sinh viên năm nhất Học viện Hàng không Việt Nam (TP.HCM) - được bố mẹ chi 5 triệu đồng mỗi tháng. Ngoài ra, Lâm còn được chị gái hỗ trợ thêm 2 triệu đồng để chi tiêu thoải mái hơn.

Quê ở tỉnh Gia Lai, năm đầu lên thành phố, điều gì cũng có thể khiến Quốc Lâm choáng ngợp. Quốc Lâm kể, tháng đầu tiên đến TP.HCM nhập học, Lâm đã tiêu tốn của gia đình 15 triệu đồng, trong đó có 5 triệu đồng để sắm các vật dụng cần thiết như bếp gas, nệm, chăn, bát, chậu... Còn lại, Quốc Lâm dùng cho việc ăn uống, đến rạp chiếu phim, tụ tập cùng bạn mới.

"Những tháng đầu, em tiêu của bố mẹ khá nhiều. Thường cứ 20 ngày là em đã hết sạch tiền. Đến nay, em đã biết cách chi tiêu hơn, mỗi tháng tốn khoảng 7 triệu đồng" - Quốc Lâm nói.

Theo Quốc Lâm, giá thực phẩm ở thành phố rất đắt đỏ, bó rau khoảng 3 gram đã 10.000 đồng, cá khoảng 80.000 đồng/kg, gia vị cũng đắt hơn ở quê. Trước đây, vật giá ở mức bình thường, nếu tự nấu ăn, Quốc Lâm còn thể tiết kiệm được tiền đến cuối tháng không phải ăn mì tôm.

"Tháng nào có việc phát sinh, trong túi không còn nghìn nào, em đều gọi điện nhờ bố mẹ gửi thêm 500.000 - 1 triệu đồng để trang trải" - Lâm cho hay.

Chu cấp cho sinh viên bao nhiêu tiền một tháng là đủ?

Bạn đọc có thể bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề này qua email của Báo Lao Động: toasoan@laodong.com.vn.

Minh Hương
TIN LIÊN QUAN

Sinh viên chi tiêu mỗi tháng bao nhiêu là đủ?

ANH THƯ |

Mới đây, các diễn đàn dậy sóng với chủ đề "Sinh viên chi tiêu một tháng bao nhiêu là đủ?". Với những sinh viên ở các tỉnh lên thành phố lớn để học tập, việc chi tiêu ra sao cũng là một vấn đề phải chú tâm.

"Trợ cấp" cho sinh viên: 3 triệu một tháng là ít hay nhiều?

LƯƠNG HẠNH |

Với những sinh viên vừa xa gia đình, đến các thành phố lớn thuê trọ để sinh sống và học tập, tiền "trợ cấp" có vai trò cực kì quan trọng. Song, số tiền "trợ cấp" này còn phụ thuộc vào điều kiện của kinh tế của mỗi gia đình.

Sinh viên sư phạm tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc vẫn thất nghiệp, vì sao?

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa) |

Cầm tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc trên tay, nhiều sinh viên sư phạm đành ngậm ngùi đi làm việc khác hoặc dạy kèm, sống qua ngày, chờ cơ hội do tỉnh không tổ chức thi tuyển giáo viên.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Sinh viên chi tiêu mỗi tháng bao nhiêu là đủ?

ANH THƯ |

Mới đây, các diễn đàn dậy sóng với chủ đề "Sinh viên chi tiêu một tháng bao nhiêu là đủ?". Với những sinh viên ở các tỉnh lên thành phố lớn để học tập, việc chi tiêu ra sao cũng là một vấn đề phải chú tâm.

"Trợ cấp" cho sinh viên: 3 triệu một tháng là ít hay nhiều?

LƯƠNG HẠNH |

Với những sinh viên vừa xa gia đình, đến các thành phố lớn thuê trọ để sinh sống và học tập, tiền "trợ cấp" có vai trò cực kì quan trọng. Song, số tiền "trợ cấp" này còn phụ thuộc vào điều kiện của kinh tế của mỗi gia đình.

Sinh viên sư phạm tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc vẫn thất nghiệp, vì sao?

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa) |

Cầm tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc trên tay, nhiều sinh viên sư phạm đành ngậm ngùi đi làm việc khác hoặc dạy kèm, sống qua ngày, chờ cơ hội do tỉnh không tổ chức thi tuyển giáo viên.