Sẽ xử lý nghiêm vụ "hô biến" đất công thành đất tư ở Tuyên Quang

Phong Quang |

Tuyên Quang - Theo nhận định của ông Lưu Bình Nhưỡng - Phó trưởng Ban Dân nguyện, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thì đây là một vụ việc hết sức nghiêm trọng, cần giao cho cơ quan điều tra nếu xét thấy có dấu hiệu tội phạm. Đồng thời phải có cơ chế bảo vệ người tố cáo sai phạm.

Như Lao Động đã phản ánh về vụ việc 76 hộ dân tại xã Phúc Ứng (Sơn Dương, Tuyên Quang) đã làm đơn kiến nghị gửi Ban Dân nguyện, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tố cáo cán bộ địa chính xã đã hô biến hơn 2ha đất của HTX Nông nghiệp Phúc Ứng thành đất sở hữu tư.

Người dân càng bức xúc hơn khi bằng cách nào đó vào năm 2013, nhiều lô đất đã được UBND huyện Sơn Dương cấp sổ đỏ và công khai chuyển nhượng.

Trao đổi với PV về vụ việc này, ông Lưu Bình Nhưỡng - Phó trưởng Ban Dân nguyện, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, người dân tố cáo là rất có cơ sở, họ tố cáo là để để đòi lại đất cho nhà nước chứ không phải quyền lợi cá nhân.

Theo ông Nhưỡng: "Đây không phải là khiếu nại và việc tố cáo này tương đương với tố giác tội phạm. Vì vậy, các cơ quan chức năng phải thanh tra toàn bộ sự việc để xử lý vấn đề người dân tố cáo.

Cần giao thẳng cho cơ quan điều tra nếu xét thấy có dấu hiệu tội phạm để tiến hành điều tra từ đầu. Cùng với đó, Hội đồng nhân dân từ cấp xã đến cấp tỉnh và Đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang cũng cần vào cuộc để giám sát chặt chẽ quá trình xử lý vụ việc này".

Nhiều nhà xây kiến cố đã được mọc lên trên khu đất của HTX Phúc Ứng, nhiều trong số đó đã được cấp sổ đỏ.
Nhà xưởng xây kiến cố được mọc lên trên khu đất của HTX Phúc Ứng, nhiều trong số đó đã được cấp sổ đỏ.

"Trong khi hiện nay chúng ta đang khuyến khích phát triển kinh tế tập thể, kinh tế HTX. Vì vậy, chính quyền và cán bộ thực thi công vụ cần có thái độ tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền và tài sản Nhà nước đã giao cho HTX quản lý.

Những vụ việc thế này phải làm đến nơi đến chốn và khen thưởng, bảo vệ người dân đã thực sự mạnh dạn tố cáo một số cá nhân thực hiện hành vi này" - ông Nhưỡng nhận định.

Thông tin tới PV, ông Giang Tuấn Anh - Chủ tịch UBND huyện Sơn Dương cho biết, ngay sau khi có phản ánh, UBND huyện đã chỉ đạo cán bộ xuống nắm tình hình và nhận thấy kiến nghị của người dân là có cơ sở phải xem xét giải quyết.

Ngày 7.7, UBND huyện Sơn Dương ra quyết định thành lập tổ công tác do một phó chánh thanh tra huyện làm trưởng đoàn trực tiếp xác minh nội dung tố cáo. Thời gian kiểm tra là 30 ngày, sau đó sẽ báo cáo các nội dung để có hình thức xử lý.

Ông Giang Tuấn Anh cũng khẳng định: "Trường hợp phản ánh là đúng và việc cấp chứng nhận quyền sử dụng đất có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước sẽ xử lý trách nhiệm các cá nhân liên quan. Nếu có dấu hiệu hình sự sẽ kiên quyết chuyển cơ quan điều tra theo quy định của pháp lật".

Nhận định về vụ việc này, Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng VP Luật sư Tinh thông luật cho rằng, đất đai là loại tài sản đặc biệt của quốc gia. Do đó, những hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng đất sẽ bị xử lý nghiêm.

Căn cứ Điều 229 Bộ luật Hình sự 2015 thì việc lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn để giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định của pháp luật có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Theo luật sư Bình: "Những vi phạm trong công tác đăng ký đất đai, cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất... là nhóm vấn đề còn nhiều tồn tại, hạn chế và là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng khiếu kiện, tố cáo gia tăng, gây bất ổn cho xã hội".

Phong Quang
TIN LIÊN QUAN

Tuyên Quang: Âm thầm "hô biến" hơn 2ha đất công thành đất tư

Phong Quang |

Tuyên Quang - 76 hộ dân thôn Khuân Khê, xã Phúc Ứng (Sơn Dương) đồng thuận làm đơn kiến nghị gửi Ban Dân nguyện của Quốc hội tố cáo những khuất tất trong quản lý đất đai của chính quyền. Một số cán bộ xã âm thầm biến hơn 2ha đất công của HTX Nông nghiệp thành đất sở hữu tư, cấp bìa đỏ và công khai chuyển nhượng.

Làm luật trên đất công: Công an, thanh tra vào cuộc sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngay sau khi Báo Lao Động phản ánh về thực trạng “làm luật”, hô biến đất nông nghiệp thành bãi kinh doanh trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, Chủ tịch UBND quận đã có chỉ đạo thanh tra, công an vào cuộc xử lý nghiêm vụ việc.

Thông tin về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Nam - Phó Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm khẳng định, ngay sau khi nắm được nội dung báo phản ánh, lãnh đạo quận đã chỉ đạo cho phòng Tài nguyên Môi trường và UBND phường Mễ Trì xác minh vụ việc.

Về nội dung báo phản ánh tình trạng một số cá nhân “làm luật” với cán bộ phường để “hô biến” nhiều diện tích đất nông nghiệp nằm dọc tuyến đường Cương Kiên, (phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm) thành các khu đất kinh doanh, thậm chí được xây dựng, đổ bê tông trong thời gian dài, ông Đinh Xuân Tâm, cán bộ quản lý xây dựng phường Mễ Trì cho rằng, việc sử dụng sai mục đích đất ở đây hoàn toàn do người dân sinh sống quanh khu vực tự ý phát sinh dù năm nào phường cũng tổ chức các đợt cưỡng chế. Dù khẳng định không có dấu hiệu bảo kê, biến đất nông nghiệp thành đất kinh doanh trái phép, tuy nhiên trước đó, chính những người dân kinh doanh trái phép trên khu đất này lại khẳng định nhờ “làm luật” đúng cửa và đều tay, nên trước mỗi lần kiểm tra đều được cán bộ phường thông báo trước để chủ động thu dọn.

Theo nguồn tin của Lao Động, sáng nay ngày 22.6.2022, lãnh đạo UBND phường Mễ Trì đã yêu cầu cán bộ địa chính tên L (nhân vật được đề cập trong phóng sự đã đăng tải) giải trình các nội dung liên quan. Lao Động sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Cận cảnh việc “làm luật”, hô biến đất nông nghiệp thành bãi kinh doanh

NHÓM PV |

Hà Nội - Trên mặt đường Cương Kiên (Nam Từ Liêm, Hà Nội), một loạt diện tích đất nông nghiệp được quây tôn để kinh doanh bãi đỗ xe, kho xưởng, quán ăn... Bằng cách "làm luật" với cơ quan chức năng và chính quyền địa phương, đất nông nghiệp được "hô biến" trở thành đất kinh doanh như thế nào?

Nhiều dự án chợ ở Hà Nội "nằm trên giấy", dân phải buôn bán dưới lòng đường

Nhóm phóng viên |

Có mặt tại dự án chợ dân sinh Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội), phóng viên Báo Lao Động ghi nhận một nghịch cảnh, dự án đã giải phóng xong mặt bằng nhưng chỉ quây tôn, bỏ không hàng chục năm. Trong khi đó, tiểu thương, người dân vẫn ngày ngày buôn bán dưới lòng đường, tiềm ẩn tai nạn giao thông.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Dự kiến tháo dỡ Câu lạc bộ golf Đồi Cù Đà Lạt vào ngày mai

Mai Hương |

Việc tháo dỡ Câu lạc bộ golf Đồi Cù (TP Đà Lạt) dự kiến được thực hiện vào khoảng 9h ngày 11.6.

Khoảnh khắc công an lao mình xuống dòng nước lũ cứu người

Lam Thanh |

Hà Giang - Thấy một người dân bị dòng nước lũ cuốn đi, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường đã lao xuống kịp thời cứu nạn.

Liên thông điện tử thủ tục Đăng ký khai sinh - thường trú - bảo hiểm y tế

Vương Trần |

Ngày 10.6, Chính phủ ban hành Nghị định số 63/2024/NĐ-CP quy định việc thực hiện liên thông điện tử 2 nhóm thủ tục hành chính: Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi; đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết mai táng phí, tử tuất.

Tuyên Quang: Âm thầm "hô biến" hơn 2ha đất công thành đất tư

Phong Quang |

Tuyên Quang - 76 hộ dân thôn Khuân Khê, xã Phúc Ứng (Sơn Dương) đồng thuận làm đơn kiến nghị gửi Ban Dân nguyện của Quốc hội tố cáo những khuất tất trong quản lý đất đai của chính quyền. Một số cán bộ xã âm thầm biến hơn 2ha đất công của HTX Nông nghiệp thành đất sở hữu tư, cấp bìa đỏ và công khai chuyển nhượng.

Làm luật trên đất công: Công an, thanh tra vào cuộc sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngay sau khi Báo Lao Động phản ánh về thực trạng “làm luật”, hô biến đất nông nghiệp thành bãi kinh doanh trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, Chủ tịch UBND quận đã có chỉ đạo thanh tra, công an vào cuộc xử lý nghiêm vụ việc.

Thông tin về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Nam - Phó Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm khẳng định, ngay sau khi nắm được nội dung báo phản ánh, lãnh đạo quận đã chỉ đạo cho phòng Tài nguyên Môi trường và UBND phường Mễ Trì xác minh vụ việc.

Về nội dung báo phản ánh tình trạng một số cá nhân “làm luật” với cán bộ phường để “hô biến” nhiều diện tích đất nông nghiệp nằm dọc tuyến đường Cương Kiên, (phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm) thành các khu đất kinh doanh, thậm chí được xây dựng, đổ bê tông trong thời gian dài, ông Đinh Xuân Tâm, cán bộ quản lý xây dựng phường Mễ Trì cho rằng, việc sử dụng sai mục đích đất ở đây hoàn toàn do người dân sinh sống quanh khu vực tự ý phát sinh dù năm nào phường cũng tổ chức các đợt cưỡng chế. Dù khẳng định không có dấu hiệu bảo kê, biến đất nông nghiệp thành đất kinh doanh trái phép, tuy nhiên trước đó, chính những người dân kinh doanh trái phép trên khu đất này lại khẳng định nhờ “làm luật” đúng cửa và đều tay, nên trước mỗi lần kiểm tra đều được cán bộ phường thông báo trước để chủ động thu dọn.

Theo nguồn tin của Lao Động, sáng nay ngày 22.6.2022, lãnh đạo UBND phường Mễ Trì đã yêu cầu cán bộ địa chính tên L (nhân vật được đề cập trong phóng sự đã đăng tải) giải trình các nội dung liên quan. Lao Động sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Cận cảnh việc “làm luật”, hô biến đất nông nghiệp thành bãi kinh doanh

NHÓM PV |

Hà Nội - Trên mặt đường Cương Kiên (Nam Từ Liêm, Hà Nội), một loạt diện tích đất nông nghiệp được quây tôn để kinh doanh bãi đỗ xe, kho xưởng, quán ăn... Bằng cách "làm luật" với cơ quan chức năng và chính quyền địa phương, đất nông nghiệp được "hô biến" trở thành đất kinh doanh như thế nào?