Sẽ xem xét trách nhiệm cán bộ trong vụ rừng thông kiệt quệ ở Điện Biên

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Về vụ việc hơn 40ha rừng thông ở xã Ẳng Tở, huyện Mường Ảng (Điện Biên) bị khai thác kiệt quệ dẫn đến nhiều diện tích bị gãy đổ như Lao Động phản ánh. Ngày 8.7, ông Nguyễn Tiến Đạt - Bí thư Huyện ủy Mường Ẳng - cho biết: “Sẽ xem xét trách nhiệm và xử lý cán bộ có liên quan”.

Thừa nhận việc buông lỏng quản lý

Vừa qua, Báo Lao Động đã đăng tải loạt bài phản ánh: “Hơn 40ha rừng thông ở Điện Biên kiệt quệ nằm chờ chủ trương” nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận địa phương.

Theo đó, hiện nay hơn 47,8ha rừng thông 16 năm tuổi tại xã Ẳng Tở, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên không còn khả năng khai thác nhựa; nhiều diện tích bị gãy đổ do buông lỏng quản lý dẫn đến quá trình khai thác tận thu... Trước thực tế đó, người dân đã có đơn xin được khai thác để trồng mới loại cây có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, chính quyền đã đưa ra những ý kiến bất nhất khiến dư luận đang đặt ra nhiều câu hỏi.

Để rộng đường dư luận, ngày 8.7, Phóng viên Báo Lao Động đã có buổi làm việc với Bí thư Huyện ủy và và Chủ tịch UBND huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên về vấn đề này.

Về nội dung 47,8ha rừng thông (rừng sản xuất) của người dân bản Bua 1, Bua 2 (xã Ẳng Tở, Mường Ảng) bị khai thác nhựa theo cách tận diệt, không những khai thác không đúng kỹ thuật mà còn sai cả về thời gian và thời điểm, ông Nguyễn Hữu Hiệp - Chủ tịch UBND huyện Mường Ảng - thừa nhận: “Trong việc này có trách nhiệm của 1 số phòng ban chuyên môn và chính quyền xã Ẳng Tở”.

Liên quan đến nội dung huyện Mường Ảng chưa có chủ trương cho khai thác rừng thông ở khu vực này như văn bản trả lời người dân của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNN) thì ông Hiệp cho biết: “Thẩm quyền cho khai thác và phê duyệt phương án khai thác thuộc Sở NNPTNN chứ không thuộc thẩm quyền của UBND huyện”.

Ông Nguyễn Hữu Hiệp - Chủ tịch UBND huyện Mường Ảng làm việc với phóng viên.
Ông Nguyễn Hữu Hiệp - Chủ tịch UBND huyện Mường Ảng - làm việc với phóng viên.

Giải pháp nào cho 47,8ha rừng đang bị tổn thương nghiêm trọng?

Tại buổi làm việc với phóng viên, ông Nguyễn Tiến Đạt - Bí thư Huyện ủy Mường Ẳng - cũng cho rằng: Việc người dân có nhu cầu khai thác để trồng mới khi diện tích rừng thông không còn khả năng cho nhựa là chính đáng. “Tuy nhiên, huyện cũng đang cân nhắc giữa lợi ích của việc giữ lại và việc khai thác làm sao để dân có lợi nhất. Nếu giữ lại rừng mà cuộc sống người dân vẫn nghèo khổ thì giữ lại rừng cũng không có ý nghĩa gì!” - ông Đạt khẳng định.

Về nội dung buông lỏng quản lý dẫn đến việc để doanh nghiệp khai thác không đúng quy định khiến rừng thông bị kiệt quệ, không còn khả năng cho nhựa và nhiều diện tích đã bị gãy đổ, Bí thư Mường Ẳng khẳng định: “Sẽ xem xét trách nhiệm của cán bộ, đơn vị liên quan và xử lý khi có đủ cơ sở”.

Nhiều diện tích rừng thông bị gãy đổ sau khi khai thác nhựa.
Nhiều diện tích rừng thông bị gãy đổ sau khi khai thác nhựa.

Cũng liên quan đến sự việc này, phóng viên có cuộc trao đổi với một vị lãnh đạo của Chi cục Kiểm lâm Điện Biên - người có nhiều năm gắn bó với công việc trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Vị này cho hay: "Thông là loài cây không có khả năng tái sinh”. Khi lớp vỏ bị lột đến 2/3 chu vi vòng thân thì khả năng phục hồi là rất thấp do thân cây thông đã bị phủ một lớp dầu.

Nhìn nhận về việc khai thác nhựa thông vừa qua tại xa Ẳng Tở, huyện Mường Ảng, vị này chia sẻ: “Đó là cách khai thác hủy diệt - người ta chỉ áp dụng trong trường hợp khai thác nhựa xong thì sẽ khai thác cây.”

Theo ghi nhận thực tế của PV, trong quá trình tác nghiệp, gần như 100% số thông đủ tuổi, đủ kích thước đều bị tổn thương đến tổn thương nghiêm trọng, do buông lỏng quản lý để doanh nghiệp khai thác nhựa theo cách tận diệt rừng!

Khoản 3, Điều 1, Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29.7.1998 của Thủ tướng Chính phủ quy định về Mục tiêu, thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, trong đó rừng sản xuất được trồng với mục tiêu: "Cung cấp gỗ làm nguyên liệu để sản xuất giấy, ván nhân tạo, đáp ứng nhu cầu gỗ, củi và các lâm đặc sản khác cho tiêu dùng trong nước và sản xuất hàng xuất khẩu, cùng với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản, đưa lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội miền núi."

VĂN THÀNH CHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Cận cảnh Hồ Pá Khoang, Điện Biên sát mực nước chết

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Hồ Pá Khoang nằm trải rộng trên địa bàn 2 xã Pá Khoang và Mường Phăng thuộc TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Đây là công trình thủy lợi nằm ở độ cao gần 900m so với mực nước biển có sức chứa khoảng 6.000.000 m3 nước cung cấp nguồn tưới cho gần 10.000 ha lúa 2 vụ. Thế nhưng hiện nay Hồ Pá Khoang đang đang trong tình trạng cạn trơ đáy, chỉ cách mực nước chết hơn 1m.

Không cho khai thác rừng thông, do chủ trương hay làm khó doanh nghiệp?

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Hơn 40 ha rừng sản xuất tại xã Ẳng Tở, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên đủ điều kiện khai thác để trồng mới theo Thông tư 27 quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Tuy nhiên chính quyền các cấp đã đưa ra những ý kiến “bất nhất” chưa cho khai thác khiến dư luận đang đặt ra nhiều câu hỏi!

Hơn 40 ha rừng thông ở Điện Biên kiệt quệ nằm chờ chủ trương

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Đây là diện tích rừng sản xuất đủ điều kiện khai thác theo Thông tư 27 của Bộ NNPTNN. Song, chính quyền chưa cho phép khai thác vì “chưa có chủ trương” khiến người dân và doanh nghiệp loay hoay...

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Cận cảnh Hồ Pá Khoang, Điện Biên sát mực nước chết

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Hồ Pá Khoang nằm trải rộng trên địa bàn 2 xã Pá Khoang và Mường Phăng thuộc TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Đây là công trình thủy lợi nằm ở độ cao gần 900m so với mực nước biển có sức chứa khoảng 6.000.000 m3 nước cung cấp nguồn tưới cho gần 10.000 ha lúa 2 vụ. Thế nhưng hiện nay Hồ Pá Khoang đang đang trong tình trạng cạn trơ đáy, chỉ cách mực nước chết hơn 1m.

Không cho khai thác rừng thông, do chủ trương hay làm khó doanh nghiệp?

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Hơn 40 ha rừng sản xuất tại xã Ẳng Tở, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên đủ điều kiện khai thác để trồng mới theo Thông tư 27 quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Tuy nhiên chính quyền các cấp đã đưa ra những ý kiến “bất nhất” chưa cho khai thác khiến dư luận đang đặt ra nhiều câu hỏi!

Hơn 40 ha rừng thông ở Điện Biên kiệt quệ nằm chờ chủ trương

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Đây là diện tích rừng sản xuất đủ điều kiện khai thác theo Thông tư 27 của Bộ NNPTNN. Song, chính quyền chưa cho phép khai thác vì “chưa có chủ trương” khiến người dân và doanh nghiệp loay hoay...