Sao lại dễ dàng “xóa sổ” ngôi trường 25 tuổi?

Lao Động Online |

Câu chuyện “xóa sổ” trường liên cấp Hai Bà Trưng (Phúc Yên, Vĩnh Phúc) mà báo Lao Động phản ánh trong thời gian qua nhận được nhiều sự quan tâm và phản hồi của đông đảo bạn đọc. Nhiều bạn đọc đặt ra những dấu hỏi tại sao lại dễ dàng xóa bỏ một ngôi trường như vậy? Vì sao lại sáp nhập một trường THPT chất lượng tốt vào một trường có chất lượng kém hơn....

Trường học, bệnh viện chỉ có nên thêm chứ không nên "xóa"

Khá đông bạn đọc bày tỏ thắc mắc, bức xúc. Bạn HAI HA đặt câu hỏi: “Ở Hàn Quốc, người ta mở lại một trường tiểu học cho một học sinh, ở Nhật người ta vẫn chạy tàu cho một học sinh đi học còn ở ta đóng cửa trường của một ngàn học sinh. Không biết họ nghĩ thế nào nhỉ? Ai lợi ở đây? Họ làm như vậy vì cái gì nhỉ?”.

Bạn TRAN HOP bày tỏ quan điểm rõ ràng rằng: “Dù thế nào đi nữa, cấp quản lý địa phương không nên xóa bỏ đi một trường học. Các vùng cao, vùng sâu của khu vực miền núi có những điểm trường chỉ có vài em học sinh nhưng người ta cũng không dám xóa. Trường học là nơi truyền đạt kiến thức và dạy các em học sinh dần lớn lên. Xóa đi một trường học là xóa rất nhiều ký ức và tương lai của nhiều thế hệ đã học và sẽ học”.

Cho rằng trường học, bệnh viện là những nơi chỉ nên có thêm chứ không nên xóa, bạn đọc Que Hanoi thắc mắc: “... Sau khi sáp nhập xé lẻ thì đất của trường này sử dụng vào việc gì? Nếu xây nhà trẻ mẫu giáo thì cũng được – nhưng liệu mảnh đất này có được xây dựng nhà trẻ mẫu giáo hay không thì chưa ai biết..."

Một chủ trương thiếu sự đồng thuận

Mặc dù trong Đề án số 01-ĐA/TU của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cho phép thị xã được giữ tối đa 4 trường THPT, nhưng chỉ vì những lý do như diện tích nhỏ, giao thông không thuận lợi… mà UBND Thị xã Phúc Yên, UBND tỉnh Vĩnh Phúc vẫn kiên quyết đưa ra chủ trương xóa sổ 1 trường.

Nhiều thế hệ học sinh đã lên tiếng ngay về vấn đề này ngay sau khi biết được những lý do mà chính quyền đưa ra.

Em Lan Anh bình luận: “Chúng cháu đều từng là học sinh của trường và không hề thấy bất lợi về giao thông hay khó khăn trong công tác quản lí ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của trường cả…”.

Bày tỏ sự đồng tình với ý kiến của bà Trần Thị Hồng Dung – Hiệu trưởng trường THCS&THPT Hai Bà Trưng trong bài viết Kỳ 2: “Xóa sổ” ngôi trường 25 năm tuổi ở Vĩnh Phúc: Hiệu trưởng cũng bất ngờ!", một bạn đọc Phúc Yên khẳng định: “Đúng như cô hiệu trưởng nói, chúng tôi là người dân chưa bao giờ thấy khó khăn về giao thông hay những lời phàn nàn về cơ sở vật chất của trường. Chẳng hiểu UBND thị xã và UBND tỉnh căn cứ vào đâu để đưa ra lý do này… Trước khi làm đồ án, các ông lãnh đạo có bao giờ lấy ý kiến của dân đâu... Nếu đây không phải là vì lợi ích của dân thì vì lợi ích của ai?”

Một lý do khác mà UBND thị xã Phúc Yên, UBND tỉnh Phúc Yên đưa ra cho việc “xóa sổ” trường là bởi họ cho rằng số lượng học sinh thi vào cấp 3 tại địa bàn ít, nên chỉ cần 3 trường là đủ. Không đồng tình với quan điểm này, bạn đọc Nguyễn Việt Dũng cho rằng: “Mấy năm nay dân số thị xã Phúc Yên tăng nhanh do có nhiều người ở nơi khác đến làm trong các công ty, nhiều người đã xây dựng gia đình và mua nhà ở đây, con cái họ cũng sẽ học ở đây. Chỉ vài năm nữa thôi khi các cháu lớn, trường lớp lại thu hẹp thì các cháu học ở đâu, trong khi đất đai bán hết rồi”.

Việc một trường học đang hoạt động ổn định và có nhiều thành tích trong công tác giảng dạy, học tập, đã có quyết định nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ có nguy cơ bị “xóa sổ”, sáp nhập vào trường THPT Phúc Yên - một trường mới thành lập với chất lượng được Sở GD&ĐT tỉnh đánh giá là thấp hơn trường Hai Bà Trưng đã khiến nhiều độc giả đặt dấu hỏi khó hiểu. 

“Thông thường, trường có chất lượng "yếu kém" về trường có chất lượng tốt hơn. Vĩnh Phúc thì làm "ngược lại". Đây không phải đề xuất "quy hoạch" của Sở GD&ĐT mà của chính quyền? Có gì đó "không ổn" khi cấp chính quyền đưa ra đề án không được sự đồng thuận của ngành GD&ĐT và người dân?” - Bạn đọc Phv bình luận.

Việc tách và sáp nhập trường cho đến nay vẫn chưa nhận được sự đồng thuận từ phía phụ huynh, học sinh nhưng UBND tỉnh ngày 3.7 lại đưa ra văn bản 4939 đề nghị Sở GD&ĐT triển khai việc Sáp nhập trường THCS&THPT Hai Bà Trưng vào trường THPT Phúc Yên khiến dư luận càng băn khoăn về việc có chăng chính quyền đang dùng quyền lực của mình để ép dân?

“Mấy ông quan chức Vĩnh Phúc dùng quyền lực hành chính để làm một việc tù mù và thiếu sự đồng thuận của người dân như thế này là không ổn” – bạn đọc Võ Tá Trường viết.

"Xóa sổ" trường vì mục đích gì?

Rất nhiều bạn đọc đã đưa ra các giả thiết.  “Kiểu này lại chắc UBND thị xã Phúc Yên muốn đấu giá rồi đây...” Đó là bình luận của bạn đọc Nguyễn Thế Việt khi băn khoăn về việc rồi diện tích đất trường Hai Bà Trưng sẽ được sử dụng vào mục đích gì. Bạn đọc Hồng Hà bày tỏ nghi vấn: “Xóa sổ Trường THCS-THPT Hai Bà Trưng, vậy diện tích hiện tại của nhà trường là 5.500m2 để xây dựng tổ hợp Trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, chung cư để bán......?”.

“Một quyết định không vì sự phát triển của giáo dục? Phải chăng là Vĩnh Phúc đã "phôi thai" một dự án khác sẽ mọc lên từ chính ngôi trường bị xóa sổ này?” – bạn đọc Tâm Đức viết. “Có thể ngôi trường này nằm ở vị trí đất vàng hay lọt vào tầm mắt của nhà đầu tư rồi?” – bạn đọc Su bình luận.

Tính đến thời điểm hiện tại ngày 19.7, sau loạt bài của Báo Lao Động phản ánh, nhiều ý kiến bạn đọc vẫn tiếp tục được gửi đến tòa soạn báo. Thời điểm năm học mới sắp cận kề trong khi chủ trương "xóa sổ" ngôi trường này đã nằm trên các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Và mỗi ngày trôi qua là mỗi ngày tâm lý của các em học sinh, phụ huynh tiếp tục bị xáo trộn, hoang mang, lo lắng.

Số phận ngôi trường THCS&THPT Hai Bà Trưng ở Vĩnh Phúc sẽ ra sao, Báo Lao Động sẽ tiếp tục tìm hiểu để cung cấp thông tin cho độc giả.

>>>Bài 1: “Xóa sổ” ngôi trường 25 năm tuổi ở Vĩnh Phúc: Hàng nghìn phụ huynh, học sinh như “ngồi trên lửa” 

>>>Bài 2: “Xóa sổ” ngôi trường 25 năm tuổi ở Vĩnh Phúc: Hiệu trưởng cũng bất ngờ!

>>>Video: Cận cảnh ngôi trường 25 năm ở Vĩnh Phúc có nguy cơ bị “xóa sổ”

Lao Động Online
TIN LIÊN QUAN

“Xóa sổ” ngôi trường 25 năm tuổi ở Vĩnh Phúc vì... giao thông không thuận lợi?

Nguyễn Hà - Văn Thắng |

UBND thị xã Phúc Yên đưa ra lý do trong báo cáo số 63 tham mưu cho UBND tỉnh về các nội dung tách, sáp nhập trường THCS-THPT Hai Bà Trưng là do trường có diện tích nhỏ không đủ đáp ứng yêu cầu đạt chuẩn Quốc gia, giao thông không thuận lợi. Tuy nhiên, những căn cứ lý do này có đúng với thực tế?

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

“Xóa sổ” ngôi trường 25 năm tuổi ở Vĩnh Phúc vì... giao thông không thuận lợi?

Nguyễn Hà - Văn Thắng |

UBND thị xã Phúc Yên đưa ra lý do trong báo cáo số 63 tham mưu cho UBND tỉnh về các nội dung tách, sáp nhập trường THCS-THPT Hai Bà Trưng là do trường có diện tích nhỏ không đủ đáp ứng yêu cầu đạt chuẩn Quốc gia, giao thông không thuận lợi. Tuy nhiên, những căn cứ lý do này có đúng với thực tế?