TIẾP VỤ HIỆU TRƯỞNG TRẢ QUYẾT ĐỊNH ĐIỀU ĐỘNG CỦA SỞ GDĐT TỈNH KIÊN GIANG:

Sao cứ phải là hiệu trưởng?

LỤC TÙNG |

Luân chuyển, điều động, vốn là chuyện bình thường của công tác cán bộ. Thế nhưng từ câu chuyện từ chối quyết định điều động về làm Phó trưởng phòng GD trung học (GDTH) của Hiệu trưởng Trường THPT Võ Văn Kiệt - Trường VVK( TP.Rạch Giá - Kiên Giang) Nguyễn Đình Chung, không chỉ báo động trước toàn xã hội về việc tuân thủ nguyên tắc tổ chức của người đảng viên... mà còn gợi cho chúng ta bao suy nghĩ về “chiếc ghế quyền lực”.

“Quyết liệt” làm hiệu trưởng

Ngày 1.8.2017, sau khi được GĐ và Trưởng phòng Tổ chức cán bộ (Sở GDĐT Kiên Giang) mời trao đổi việc điều chuyển về làm Phó Phòng GDTH, ông Chung đã bày tỏ thái độ “quyết tâm” làm hiệu trưởng. Không chỉ nhiều lần trình bày nguyện vọng với lãnh đạo sở, ông Chung còn tác động đến lãnh đạo tỉnh Kiên Giang bằng nhiều cách.

“Sau buổi làm việc ngày 1.8.2017, ông Chung có chạy, nhờ vả lãnh đạo và những người có uy tín trong tỉnh nhờ can thiệp cho được ở lại Trường VVK” - GĐ Sở GDĐT Kiên Giang Nguyễn Thị Minh Giang - xác nhận với tư cách là người tiếp nhận những “phản hồi” này.

Đến ngày 19.8.2017, quyết tâm này đã lên đến đỉnh điểm. Hôm đó là ngày thứ bảy, tức hai ngày sau khi sở công bố quyết định điều chuyển, ông Chung vẫn “vào trường làm việc bình thường” (chữ của ông Chung), thậm chí còn sai nhân viên kế toán đến yêu cầu nhân viên văn thư đưa con dấu của nhà trường để sử dụng.

Thấy tình thế quá phức tạp, hai phó hiệu trưởng điện thoại xin ý GĐ sở. Sau khi nghe báo cáo, GĐ sở đã chỉ đạo qua điện thoại: “Yêu cầu chấm dứt tranh chấp gây phản cảm hoạt động giáo dục, niêm phong con dấu lại”. Không được sử dụng con dấu, ông Chung cho rằng “bị đối xử giống như người đang là tội phạm”.

Sao cứ phải là hiệu trưởng?

Trong các lời trình bày, văn bản gửi đến lãnh đạo sở cũng như lãnh đạo tỉnh Kiên Giang, ông Chung luôn bày tỏ nguyện vọng được cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Trong “Đơn Xin xem xét” (14.8.2017), gửi Sở GDĐT Kiên Giang, ông bày tỏ: “Tôi tâm niệm rằng, những năm tháng còn lại cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu, sẽ tiếp tục công tác tốt, gắn bó, cống hiến cho sự nghiệp trồng người cao cả, quang vinh”.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy ông Chung chỉ muốn gắn bó với giáo dục khi được làm... hiệu trưởng. Bởi chỉ bốn ngày sau đó, ngày 18.8.2017, khi biết chắc không còn được làm hiệu trưởng, thì ông làm đơn xin nghỉ hưu. Trong đơn ông liệt kê ra nhiều thứ bệnh: Tim mạch, huyết áp, thoái hóa khớp gối, đốt sống cổ, lưng, chèn ép dây thần kinh, thần kinh tọa, gai gót chân, sỏi thận... Sao cứ phải quyết tâm làm hiệu trưởng? Chẳng lẽ chỉ có làm hiệu trưởng mới cống hiến được? Hay vì lý do nào đó? Chúng tôi xin không bình luận.

Nhưng có điều khá trùng hợp là trong quá trình thu thập tài liệu, chúng tôi ghi nhận được nhiều ý kiến phản ảnh, tố cáo yêu cầu xử lý những hành vi có tính chất sai phạm của ông Chung trên cương vị hiệu trưởng không chỉ ở Trường VVK, mà cả khi làm hiệu trưởng trường THPT Huỳnh Mẫn Đạt, THPT Nguyễn Hùng Sơn. Điển hình là khi làm hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hùng Sơn (Rạch Giá - Kiên Giang) ông Chung đã bị UBKT thị xã Rạch Giá buộc phải nộp ngân sách số tiền trên 32 triệu đồng do thiếu công khai sử dụng các khoản thu của nhà trường, lạm dụng nguồn thu từ phía học sinh, chi không đúng mục đích...

Trong bản “Tự kiểm điểm đảng viên”, ông Chung cũng thừa nhận 6 khuyết điểm tồn tại, trong đó đáng chú ý là việc: Thu tiền học sinh không đúng quy định, quản lý tài chính ngoài ngân sách nhà nước còn bộc lộ tồn tại... Ngoài ra ông Chung cũng thừa nhận đã duyệt chi sai cho chính mình: “Có một số khoản chi chưa đúng mục đích như bồi dưỡng Ban giám hiệu”.

Đến đây, xin bạn đọc tự phán xét câu chuyện: Vì sao cứ phải là hiệu trưởng?

LỤC TÙNG
TIN LIÊN QUAN

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.