Ra đường khi giãn cách bị bắt phạt: Dân hỏi "nhu cầu thiết yếu là gì?"

Ánh Mai |

Nhiều tình huống dở khóc dở cười khi người dân ra đường trong thời gian giãn cách đã bị lực lượng chức năng ngăn chặn và phạt tiền với lỗi "ra đường khi không cần thiết". Thế nhưng khi người dân hỏi lại "thế nào là thiết yếu", thế nào là "không cần thiết" thì cơ quan chức năng nhiều khi lúng túng.

Câu chuyện lan truyền trên mạng xã hội (sau này được xác định là dàn dựng để đăng tiktok) nói về việc một cô gái trẻ đi ra đường trong thời gian giãn cách bị chặn lại. Cô này liền cho biết mình vừa ra ngoài mua bao cao su ở hiệu thuốc về sử dụng. Tuy nhiên, người được cho là lực lượng chức năng cho rằng, việc mua bao cao su là đồ dùng không thiết yếu, nên yêu cầu cô gái trẻ dừng xe. Cô này cãi rằng, việc mua bao cao su là việc làm cấp thiết và thiết yếu và khẳng định: "Không dùng mà đẻ con ra thì sao?".

Chuyện mang tính chất vui vẻ nhưng đặt ra vấn đề pháp lý và điều người dân quan tâm: Thế nào là nhu cầu thiết yếu và thế nào là ra đường khi không cần thiết?

Bởi lẽ hiện nay mặc dù trong các quy định về giãn cách có nói về những dịch vụ thiết yếu nhưng không cụ thể. Mặt khác, trong một số điều kiện thì một số việc "không cần thiết" với người này nhưng "không cần thiết" với người khác. Ví dụ với một đôi vợ chồng có tuổi thì bao cao su thuộc lĩnh vực không cần thiết, nhưng với các vợ chồng trẻ, nhu cầu cao thì biện pháp tránh thai lại "vô cùng cần thiết".

Hay một trường hợp trên mạng xã hội khác, có anh thanh niên ra đường thời gian giãn cách bèn đeo một tấm biển to đùng sau lưng "Đi mua băng vệ sinh cho vợ, về ngay". Thế thì trong trường hợp này "băng vệ sinh" là cần thiết hay không cần thiết?

Hoặc đã có một tranh cãi được đăng tải trên mạng xã hội khi một thanh niên đi mua bánh mì về ăn, bị cơ quan chức năng chặn lại. Phía người chặn thì nói bánh mì không thiết yếu, người mua thì bảo "em không có nấu cơm, không ăn bánh mì thì em chết đói". Vậy ai đúng?

Căn cứ theo Công văn 2601/VPCP-KGVX năm 2020, nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết khi giãn cách theo Chỉ thị 16 gồm:

– Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác;

– Các trường hợp khẩn cấp như cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,…

– Làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại các cơ sở:

Nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu,…); cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm…), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ… được tiếp tục hoạt động.

Ngay trong hướng dẫn này cũng có những khái niệm rộng: hàng hoá, dịch vụ thiết yếu khác... Chỉ thị 16 không liệt kê toàn bộ các tình huống, trường hợp được coi là trường hợp cần thiết để được phép ra đường.

Thế nên, việc bị phạt hay không bị phạt trong một số tình huống cụ thể lại tuỳ thuộc vào cảm tính và nhận định của người ra quyết định phạt.

Người dân đang cần những hướng dẫn cụ thể hơn, rõ ràng hơn hoặc ít nhất một danh sách những mặt hàng được cho là thiết yếu, cần thiết.

Bản thân người dân cũng xác định nhu cầu của mình để quyết định ra khỏi nhà hay không theo tinh thần thật sự cần thiết đến mức "không thể thiếu trong cuộc sống" thì mới ra đường và tất nhiên phải thực hiện 5K.

Chiều ngược lại, việc áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ phải mềm dẻo, linh hoạt chứ không nên cứng nhắc theo kiểu mệnh lệnh, tuỳ vào từng trường hợp để xử lý trên tinh thần tôn trọng quyền con người nhưng vẫn đảm bảo an toàn, hiệu quả trong phòng chống dịch bệnh.

Ánh Mai
TIN LIÊN QUAN

Sóc Trăng: Giãn cách xã hội toàn tỉnh từ 0 giờ ngày 18.7

NHẬT HỒ |

Tỉnh Sóc Trăng chính thức giãn cách xã hội toàn tỉnh từ 0 giờ ngày 18.7 để phòng chống dịch COVID-19. Hiện tại hàng hóa, nhu yếu phẩm phục vụ tiêu dùng cho người dân sẵn sàng.

Ninh Thuận thực hiện giãn cách xã hội 15 ngày từ 0h ngày 17.7

Huỳnh Hải |

Ninh Thuận sẽ thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đối với TP.Phan Rang - Tháp Chàm và huyện Ninh Phước, các địa phương còn lại thực hiện theo Chỉ thị 15 trong vòng 15 ngày từ 0 giờ 17.7.

Đà Nẵng giãn cách theo Chỉ thị 16 tại 4 phường

THUỲ TRANG |

Nhằm hạn chế người dân đi lại, phục vụ việc khoanh vùng lấy mẫu xét nghiệm trước tình hình dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại, UBND TP.Đà Nẵng thống nhất giãn cách xã hội tại 4 phường trên địa bàn thành phố.

Bình Thuận không tiếp nhận người đến từ nơi đang giãn cách theo Chỉ thị 16

Huỳnh Hải |

Chiều 15.7, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tuấn Phong đã ký công văn gửi các sở, ban ngành, địa phương về việc tăng cường kiểm soát, quản lý người vào tỉnh Bình Thuận.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Sóc Trăng: Giãn cách xã hội toàn tỉnh từ 0 giờ ngày 18.7

NHẬT HỒ |

Tỉnh Sóc Trăng chính thức giãn cách xã hội toàn tỉnh từ 0 giờ ngày 18.7 để phòng chống dịch COVID-19. Hiện tại hàng hóa, nhu yếu phẩm phục vụ tiêu dùng cho người dân sẵn sàng.

Ninh Thuận thực hiện giãn cách xã hội 15 ngày từ 0h ngày 17.7

Huỳnh Hải |

Ninh Thuận sẽ thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đối với TP.Phan Rang - Tháp Chàm và huyện Ninh Phước, các địa phương còn lại thực hiện theo Chỉ thị 15 trong vòng 15 ngày từ 0 giờ 17.7.

Đà Nẵng giãn cách theo Chỉ thị 16 tại 4 phường

THUỲ TRANG |

Nhằm hạn chế người dân đi lại, phục vụ việc khoanh vùng lấy mẫu xét nghiệm trước tình hình dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại, UBND TP.Đà Nẵng thống nhất giãn cách xã hội tại 4 phường trên địa bàn thành phố.

Bình Thuận không tiếp nhận người đến từ nơi đang giãn cách theo Chỉ thị 16

Huỳnh Hải |

Chiều 15.7, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tuấn Phong đã ký công văn gửi các sở, ban ngành, địa phương về việc tăng cường kiểm soát, quản lý người vào tỉnh Bình Thuận.